Làm Thế Nào để Viết được Một Kịch Bản Phim Truyền Hình?

Viết kịch bản vốn không phải là cái gì cao sang trong nghệ thuật sáng tác. Nó chỉ là ngành nghề phổ thông, giống như những người quét dọn vệ sinh.  Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng trở thành một biên kịch hoặc một đạo diễn. Đương nhiên là có khả năng mà thôi. Chúng ta biết viết không có nghĩa ngay lập tức chúng ta có thể trở thành chuyên gia. Muốn thành chuyên gia, trước tiên phải hiểu hai chữ chuyên nghiệp. Nếu như kịch bản mà bạn viết không chuyên nghiệp thì những người giám định kịch bản hoàn toàn có lý do để quăng nó thành đống giấy lộn.   Những sai lầm trong sáng tác kịch bản phim

1. Viết không trực quan

Ở bên trên có nhắc tới chuyện có người nói kịch bản là hình thức của tiểu thuyết, không phải là không được, nhưng nên nhớ đây là văn học kịch bản. Ví dụ: Trong tiểu thuyết Bạn có thể viết vài trang miêu tả thân thế, bối cảnh, gia đình, hoặc nói về diễn biến tâm lý quá trình đấu tranh nhưng mấy thứ này không thể nào biểu hiện lên trên màn ảnh được. Ở kịch bản phim chỉ viết được những gì mà khán giả có thể cảm thụ được thông qua màn hình mà thôi.

2. Đừng chỉ đạo đạo diễn hay diễn viên

Trong kịch bản đừng có viết máy quay góc bao nhiêu khoảng cách thế nào,tiêu cự bao nhiêu…Đừng bao giờ dạy đạo diễn hay quay phim; vì đây không phải việc của bạn. Trong kịch bản đừng quan tâm tới camera. Trong kịch bản nếu thực sự muốn ý tưởng đúng góc quay nên sử dụng một vài thuật ngữ chuyên dụng ví dụ: angle on, another angel, wide angle, POV ….

Về hình thức viết các bạn có thể tham khảo thêm ở các bài đọc khác… Ở đây, chúng ta chuyên sâu vào một số vấn đề khác.

                                                                   Nhà biên kịch Sâm Thương

Kịch bản sáng tác nhập môn.

– Đơn giản mà nói, để viết được kịch bản phim người viết cần có định hướng : quan hệ nhân vật, cao trào tình tiết, chủ đề tư tưởng….

Ở Mỹ các nhà làm phim Hollywood có một quy tắc cho các nhà biên kịch : Mở đầu > Bày đặt mâu thuẫn>Giảỉ quyết mâu thuẫn >>Kết cục. Ở Trung Quốc cũng có quy tắc là : Khởi, Thừa, Chuyển, Hợp Phần một : Thái độ, chủ đề Thái độ

Viết kịch bản phim trọng yếu là thái độ, thái độ khác nhau sẽ sản sinh ra hiệu quả khác nhau. Ví dụ thế này giả sử viêt về gái mại dâm nếu tác giả ở đây là một người tục tĩu viết trên phương diện khai thác tình dục, tự nhiên chủ đề  kịch bản của anh ta sẽ là quan hệ nam nữ. Ngược lại, nếu tác giả là một người đồng tình, tôn trọng, kịch bản của anh ta sẽ nghiêng về cuộc đời thân phận cô gái, thương cảm….

Chủ đề Trước khi đặt bút viết truyện, bản thân người viết cần phải hỏi chính mình là : Muốn viết kịch bản về nội dung gì. Tình cảm trai gái, chiến tranh loạn lạc, mâu thuẫn bang hội…Đây là chủ đề.

Chủ đề cần chính xác, quán triệt, không chút nghi ngờ. Nếu không xác định trước sẽ rất dễ bị lầm đường lạc lối.

Chủ đề giống như một cái chỉ nam, dẫn dắt kịch bản. Quan trọng là nó giúp cho người viết không bị lệch khỏi quỹ đạo. Ví dụ như viết về Hoàng đế Lê Lợi, ông ta có công dẹp giặc thống nhất đất nước nhưng lại giết hại trọng thần, vu oan giá họa…Nếu người viết muốn khắc họa hình tượng Lê Lợi là một ông vua tốt sẽ không xoáy sâu vào tình cảnh hoàng đế hại chêt công thần…. Phần 2 : Sáng tạo xung đột.

Muốn hấp dẫn khán giả tất yếu trong kịch bản cần có là xung đột, kịch tính. Vậy sáng tác xung đột kiểu gì ? Có mấy phương pháp?

Phương pháp 1:

Nhân vật chính muốn làm một việc nhưng lại luôn có lực lượng chống lại hắn .Ví dụ một phạm nhân chịu đau khổ khi bị giam cầm, muốn ra tù về với vợ con, hòa đồng với sinh hoạt nhưng vợ hắn trốn tránh hắn, không tiếp thu hắn, mà làng xóm lại kỳ thị. Phương pháp 2: Không thể hòa giải được quan hệ

Giữa nhân vật chính với nhau có thể không có xung đột mâu thuẫn nhưng kết hợp lại cùng một chỗ lại phát sinh trò hay. Gỉa sử thế này nam nhân vật chính có một cô vợ đanh đá chua ngoa, khi lấy nhau điều kiên kinh tế khó khăn phải về sống với mẹ. Người mẹ của nhân vật chính này cũng là kẻ tám lạng vs người nửa cân với cô vợ. Vậy là xung đột mẹ chồng con dâu xảy ra。

Phương pháp 3: Không biết nên gọi phương pháp này là gì. Gỉải thích nó thế này: đó là cho phép khán giả biết một vài việc mà nhân vật chính không biết. Trong các bạn chắc nhiều người xem Giày thủy tinh của Hàn Quốc. Đây chính là bộ phim viết theo cách này. Người xem đều biết nhân vật chính là ở đây là 2 cô gái chị em bị thất lạc nhau nhưng diễn viên nữ chính lại hoàn toàn không biết, dẫn tới giữa họ phát sinh xung đột….

Ở phương thức thứ 3 này chúng ta nghiên cứu một phần ví dụ nhỏ hơn đó là cho khán giả thấy nhân vật chính đi một con đường lệch lạc.

Gỉả sử thế này: Mẹ nhân vật chính bị bệnh nặng, mà trong túi còn vài ba nghìn VNĐ. Vì vậy nhân vật chính của chúng ta phải đánh bạc cứu mẹ. Oái oăm ở chỗ đánh lại thua, hết tiền>>>nhân vật chính phải đi ăn cướp>>>thành tội phạm>>>….Vậy là có một cuộc đời con người bất đắc dĩ sau đó hoàn lương để nói.

Phương pháp 4: Hạn chế về mặt thời gian

Ví dụ như thiên thạch còn vài ba giờ đâm vào trái đất, chính phủ VN chúng ta còn rất it thời gian để đưa người lên sao Hỏa…điều này sẽ tạo ra tính gấp rút cho người xem đến khi vấn đề được giải quyết họ mới thở phào nhẹ nhõm mà không biêt bị lừa.

Hay như bom trên xe buýt, luôn được cài thời gian để người xem biết…

Phương pháp 5: Bước ngoặt Sử dụng bước ngoặt để chế tạo hiệu quả theo ý muốn, khiến cho khan giả tăng hứng thú với câu chuyện mà bạn muốn nói. Bước ngoặt thường xuất hiện ở đầu hoặc cuối phim. Ví dụ: Một thanh niên quyết định tham gia chiến tranh Trung Việt 79. Nhưng do điều kiện bất thường anh bị hỏng hai chân phải đi xe lăn cả đời. Nguyên bản anh ta là người yêu nước nhưng sau sự kiện đó anh ta bị cải biến tính cách. Thành ra bước ngoặt của câu chuyện mà nhiều người không ngờ tới, anh ta từ phái chủ chiến thành phái phản chiến, chủ đề của câu chuyện lại là phản đối chiến tranh. Phần tiếp theo: Kỹ xảo

Kỹ xảo trong cánh viết : Điều này ít các biên kịch ở Việt Nam đạt tới, đó là mai phục một điều gì đó ở đầu câu chuyện dẫn tới sự tò mò suy đoán của người xem với vấn đề đó, khiến họ có hứng thú xem tiếp các tập tiếp theo.

Những điều nên tránh trong việc viết kịch bản phim. 1.  Viết kịch bản trở thành viết tiểu thuyết Kịch bản sáng tác và viết tiểu thuyết là 2 dạng khác nhau. Phải biết rằng viết kịch bản mục đích là dùng chữ nghĩa văn tự để biểu đạt hình ảnh liên tiếp. Người viết cần cho khán giả thấy được văn tự nhưng lại liên tưởng đến hình ảnh. 

Gỉả sử trong tiểu thuyết có đoạn viết:

+ Ngày hôm nay là ngày thông báo kết quả học tập. Tất cả mọi học sinh đều rất hồi hộp. Thầy giáo của Minh chậm rãi phát phiếu điểm cho từng học sinh. Minh ngoài hồi hộp còn rất lo lắng. Minh sợ kết quả không tốt sẽ không biết ăn nói làm sao với cha mẹ mình.

Đây là một đoạn trong tiểu thuyết, nghĩ thử xem, nếu trong kịch bản có đoạn này vậy làm sao để diễn viên biểu đạt nội tâm.

Chúng ta thử biến nó thành kịch bản thế này. Tại phòng học, mọi học sinh đều ngồi ngay ngắn, ánh mắt đều chăm chú nhìn thấy giáo. Thầy giáo cầm trên tay một tập giấy trắng, ông chậm rãi đi lại phát cho từng học sinh. Cuối lớp, hai tay Minh nắm chặt, mồ hôi từ trên trán chảy xuống vạt áo, vẻ mặt hoang mang. Minh nhìn ra ngoài, hình ảnh bố mẹ lại hiện ra, bố mẹ cười nhìn Minh mặc đồng phục. Bố Minh cười nói: Con làm bài tốt chứ. Minh : Dạ…vâng…tốt bố ạ Bỗng nhiên tiếng thầy giáo vang lên: Trần văn Minh Thầy cầm tập giấy tiến lại gần chỗ Minh. Đây là đoạn kịch bản, nhìn xem có thể hình dung ra hình ảnh được không? Tạm thời chưa nói đến phân cảnh, các bạn có thể thấy sự khác nhau giữa tiểu thuyết và kịch bản rồi chứ? 2. Trong kịch bản dùng quá nhiều đối thoại Kịch bản không thích hợp phải dùng quá nhiều đối thoại, nếu không sẽ dẫn đến cứng nhắc và gượng ép, thiếu đi động tác kèm theo khiến cho kịch bản trở lên vô vị. Phải biết rằng bạn viết chính là biểu đạt hình ảnh mà không phải là dùng ngôn ngữ bác học. 

Một kịch bản tốt đối thoại ít, hình ảnh nhiều, dẫn đến biểu đạt được nhiều hơn.

Ví dụ viết về một người nghe điện thoại, đừng cho nhân vật ngồi ở bàn điện thoại bất động. Nếu nội dung kịch bản cần thiết, cần cho nhân vật đứng lên, cầm điện thoại đi vài bước, tránh cho hình ảnh khô khan, đơn điệu.   3.  Kịch bản có quá nhiều chi tiết Rất nhiều người cho rằng một kịch bản hay cần nhiều chi tiết, không phải thế, tại mỗi chi tiết có nhiều vai diễn khác nhau, điều này dẫn đến một kịch bản trở thành phức tạp hóa, khán giả làm sao nhớ được nhiều như vậy nhân vật lại không thể nào hiểu được tác giả muốn biểu đạt chủ đề thế nào.

Kỳ thực, viết kịch bản cần đơn giản hóa nhiều chi tiết. Mọi người nghĩ thử xem có phải một bộ phim tốt luôn có nội dung đơn giản hay không?

Đây là 3 điều không nên trong việc viết kịch bản phim.

  Theo dienanh.net

Từ khóa » Cách Viết 1 Kịch Bản Phim