Làm Thế Nào Hiểu đúng Về 'tải Trọng' - VnExpress
Sau khi đọc bài viết của hai tác giả Phan Văn Khôi và Nguyễn Phúc Tâm về việc loại bỏ hay không loại bỏ từ "tải trọng" trong văn bản luật của Việt Nam, tôi xin có đôi lời như sau:
Trước hết xin nói về các khái niệm "Trọng lượng" và "Khối lượng". Đây là hai đại lượng vật lý cơ bản mà bất cứ ai đã học trong chương trình giáo dục phổ thông đều biết rõ. Những ý kiến diễn giải trong bài viết của tác giả Phan Văn Khôi về 2 đại lượng này thiếu chính xác, chứng tỏ kiến thức vật lý cơ bản còn "rất yếu".
Xin được làm rõ 2 khái niệm này trước khi đưa ra các bình luận khác:
- Khối lượng của một vật là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức quán tính của vật đó. Khối lượng là đại lượng vô hướng, không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường, đơn vị đo lường quốc tế là ki-lô-gam (kg).
Khối lượng của một vật là không thay đổi ở bất kỳ môi trường vật lý nào (Trên trái đất, trên Sao Hoả, trên Mặt trăng, ...cũng vậy). Khối lượng của một vật cũng đặc trưng cho mức độ vật đó hấp dẫn các vật thể khác, theo định luật vạn vật hấp dẫn Newton. Vật có khối lượng lớn có tạo ra xung quanh trường hấp dẫn lớn…
- Trọng lượng của một vật là đại lượng vật lý có hướng đặc trưng cho Lực hấp dẫn tác dụng lên vật đó, trọng lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng vật đó và gia tốc trọng trường tại môi trường hiện hữu, trị số Trọng lượng chính bằng trị số khối lượng vật thể nhân với gia tốc trọng trường; Điểm đặt của Trọng lực là tại trọng tâm của vật, hướng của Trọng lực là cùng hướng với gia tốc trọng trường;
Đơn vị đo Trọng lượng là đơn vị đo lực, đơn vị đo lường quốc tế (SI) là Niutơn, tuy nhiên trong thực tế (tính toán kỹ thuật và cuộc sống) vẫn được chấp nhận và thường dùng đơn vị KG (viết in hoa có nghĩa là ki-lô-gam lực) hoặc kgf, KGf (có thêm chữ f ở sau cùng, viết tắt của từ tiếng Anh "foce" nghĩa là "lực")
Khái niệm “Tải trọng” được dùng trong các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam phải được hiểu là Trọng lượng của vật (bằng khối lượng của vật đó nhân với gia tốc trọng trường của trái đất), đơn vị đo có thể là N, KN, hoặc KG, Tấn (Tất nhiên là KG lực, Tấn lực) và có hướng về tâm trái đất. Việc sử dụng khái niệm “Tải trọng” và đơn vị đo KG, T là không có gì sai.
Vấn đề cần xem xét là: Việc định nghĩa và phân biệt rõ 2 khái niệm “sức chở” của phương tiện” và “Tổng trọng lượng” của phương tiện, đồng thời phải xem xét đảm bảo tính nhất quán các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong văn bản Luật trong phạm vi toàn ngành GTVT hoặc trong phạm vi quốc gia.
Nếu vấn đề này chưa được văn bản Luật đề cập/giải thích rõ và đảm bảo tính nhất quán thì mới cần xem xét sửa đổi bổ sung.
Độc giả Phạm Đình ThuỷBài viết do Lương Dũng biên tậpLiên hệ: luongdung@vnexpress.net
- Cần loại bỏ từ 'tải trọng' ra khỏi văn bản luật ở Việt Nam
- Không nên loại bỏ từ 'tải trọng' ra khỏi văn bản luật Việt Nam
- 'Tải trọng'- vì sao cần loại bỏ trong văn bản luật Việt Nam
Từ khóa » Kg Lực Là Gì
-
Từ điển Tiếng Việt "kilôgam Lực" - Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "kilôgam Lực Mét" - Là Gì?
-
Kg Lực Là Gì - Thả Rông
-
1 Kg Lực Bằng Bao Nhiêu Tấn - Thả Rông
-
Ý Nghĩa Từ KILÔGAM LỰC - Cuộc Sống Online
-
Kilôgam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kilogram-force (kgf), Lực - ConvertWorld
-
1N Bằng Bao Nhiêu Kg Và Bảng Quy đổi Chi Tiết Nhất | Wikikienthuc
-
Đơn Vị đo Của Lực Là Gì? Lực Là Gì? - Cân điện Tử Fujihatsu
-
Trọng Lượng Là Gì? Khối Lượng Là Gì? - Công Thức Tính, đơn Vị đo
-
Đơn Vị Đo Khối Lượng Kilogam (Kg) Là Gì? - Tập Đoàn Phúc Gia®
-
Kg/Cm2 Là Gì - Các Đơn Vị Áp Suất Chuẩn
-
Cách để Tính Trọng Lượng Dựa Trên Khối Lượng - WikiHow