Làm Thế Nào Học Tiếng Việt Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Cùng với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế, ngày nay tiếng việt cũng được đứng vào hàng thứ 12 trên thế giới số đông người sử dụng và đang được phát triển. Hàng năm, có không ít người nước ngoài có nhu cầu học tiếng Việt. Với bất kỳ ai khi bắt đầu học cũng luôn băn khoăn rằng: Nên bắt đầu học tiếng Việt từ đâu? Làm thế nào để học hiệu quả ngôn ngữ tiếng Việt?Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Bước 1. Bắt đầu với bảng chữ cái
Trong quá trình giao tiếp, nhiều người nước ngoài có thể nói tiếng Việt nhưng không biết gọi tên các con chữ trong bảng chữ cái. Khi cần sử dụng, họ lấy cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh để thay thế.
Do vậy, trước khi bắt đầu học một ngôn ngữ nào điều đầu tiên chúng ta không thể bỏ qua đó là làm quen với bảng chữ cái. Điều này hết sức quan trọng giúp người học tiếp cận được với ngôn ngữ. Chúng ta cần phải nắm chắc bảng chữ cái và những quy luật của nó.
Bảng chữ cái tiếng việt như chúng ta đã biết bao gồm 29 chữ theo thứ tự như sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Trong bảng chữ cái này được chia ra như sau:
- 12 nguyên âm : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y (nguyên âm có dấu phụ là ă, â, ê, ô, ơ và ư)
- 17 phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
- Có 4 trường hợp bán nguyên âm là: oa, oe, uy, uê thì có o và u là bán nguyên âm, đóng vai trò đệm cho nguyên âm. Có nghĩa là o và u không được xem là nguyên âm trong tổ hợp 4 âm tiết trên.
- Các phụ âm ghép chuẩn là: ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, gi và qu
Bước 2. Làm quen với hệ thống thanh điệu và cách phát âm
Tiếng Việt là thứ tiếng đa thanh điệu bao gồm 06 thanh điệu: thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng. Mỗi thanh điệu kết hợp với âm tiết mang một thanh điệu khác nhau. Nếu phát âm không đúng sẽ dễ nhầm sang dấu khác.
Khi đánh dấu thanh điệu cần lưu ý vào các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi còn các phụ âm thì không bao giờ mang thanh điệu. Ngoài có một số nguyên tắc khi đánh thanh điệu chúng ta cần chú ý
Khi đánh dấu thanh điệu cần lưu ý vào các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi còn các phụ âm thì không bao giờ mang thanh điệu. Ngoài có một số nguyên tắc khi đánh thanh điệu chúng ta cần chú ý
- Âm tiết có một nguyên âm thì thanh điệu sẽ được đặt chính nguyên âm đó: bà, bố, mẹ, xã, để
- Âm tiết có hai nguyên âm mà tận cùng của âm tiết là phụ âm thì nguyên âm nào liền ngay trước phụ âm tận cùng sẽ mang thanh điệu: hàng, tiếng, điện, ngỗng, bảng
- Âm tiết có hai nguyên âm mà tận cùng của âm tiết là nguyên âm thì nguyên âm nào đứng trước sẽ mang dấu thanh điệu: mèo, hái, loại, bữa, thổi
- Âm tiết có ba nguyên âm mà tận cùng âm tiết là phụ âm thì nguyên âm nào đứng trước phụ âm tận cùng sẽ mang dấu thanh điệu: thuyền, tuyết, chuyện, hoãn, tuyển
- Âm tiết có ba nguyên âm mà tận cùng âm tiết là nguyên âm thì nguyên âm ở giữa các nguyên âm đó sẽ mang dấu thanh điệu: ruồi, chuối, thoại, duỗi, khuỷu
- Âm tiết có hai nguyên âm tận cùng tạo thành các vần oa, oe, uy, uê thì thanh điệu sẽ đặt ở nguyên âm cuối: xòe, hóa, ngọa, lũy, khỏe
Bước 3. Luyện đọc và cách phát âm
Tiếng Việt có hệ thống các nguyên âm, phụ âm vô cùng phức tạp. Việc phát âm chính xác các âm này là một thử thách. Ngoài phương pháp nghe – nhắc lại, người học cần có thêm những sự hướng dẫn, giải thích cụ thể từ giáo viên để phân biệt được chúng.
Như chúng ta đã biết, tiếng Việt có quan hệ logic giữa đọc và viết. Do vậy khi phát âm chuẩn thì bạn có thể viết được cái bạn nghe, cái bạn nhìn thấy. Đó là nền tảng tốt cho việc học tiếng Việt của người nước ngoài.
Khi học phát âm gắn liền với việc nghe chúng ta không cần phải cố nhớ và hiểu rõ nghĩa từ cần phát âm mà quan trọng là giúp ta quen dần với ngữ điệu và nhịp điệu từ đó. Học phát âm chuẩn tiếng Việt là một quá trình lâu dài do vậy không nên vội vàng mà cần có phương pháp luyện tập thường xuyên và từng bước đưa vào ngữ cảnh cụ thể.
- Đối với các nguyên âm (i, ê, e) vị trí lưỡi đưa ra trước. Nguyên âm (u, ô, o) lưỡi lùi về sau và tròn môi.
- Hai nguyên âm ngắn ă chính là âm a phát âm ngắn, nhanh và â chính là âm ơ phát âm ngắn, nhanh
- Ba nguyên âm iê, uô, ươ phát âm bắt đầu bằng i, u, ư sau đó trượt nhanh xuống ê, ô, ơ
Bước 4. Học về các âm trong âm tiết và cách ghi chính tả
Âm tiết tiếng việt thường có mẫu như sau:
Thanh điệu | |||
Phụ âm đầu | Âm đệm | Âm chính (các nguyên âm) | Âm cuối ( một số phụ âm và bán phụ âm) |
- Vị trí phụ âm đầu bao gồm tất cả các phụ âm đều có thể đứng ở vị trí âm đầu
- Vị trí âm đệm: u thường trước các nguyên âm ê, iê, â và sau q. Âm o đứng trước các nguyên âm e và a
- Vị trí âm chính: là vị trí của các nguyên âm. Các nguyên âm kết hợp cùng với thanh điệu tạo thành một âm tiết (trường hợp không có các phụ âm đầu, phụ âm cuối)
- Vị trí âm cuối: có 8 phụ âm và 2 bán phụ âm đứng ở cuối âm tiết đó là m, p,n, t, ng, c, nh, u và i. Cần lưu ý các phụ âm nh, ch không bao giờ đứng ở sau các nguyên âm u, ô, o.
- Vị trí cuối âm tiết: k bao giờ cũng viết là c
Bước 5. Bổ sung vốn từ vựng Tiếng Việt
Từ vựng tiếng Việt có mười từ loại và được phân chia làm hai nhóm chính là thực từ và hư từ.
Thực từ bao gồm:
- Danh từ: Là từ dùng để chỉ vật, việc, hiện tượng. Danh từ thường được sử dụng làm chủ ngữ, tân ngữ và bổ ngữ
- Động từ: Là từ dùng để hoạt động, trạng thái của người và sự vật. Động từ chia ra làm hai loại là nội động từ và ngoại động từ
- Tính từ: Là từ dùng để chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. Tính từ được phân chia làm hai loại:
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: là tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ: vàng hoe, xanh nhạt…..
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: tốt, xấu, đẹp….
- Số từ: Là từ dùng để chỉ số lượng của vật, việc, hiện tượng (ví dụ: một, hai, ba….)
- Trạng từ: Là từ dùng để chỉ trạng thái của vật, việc, hiện tượng. Chia ra làm nhiều loại tùy thuộc vào vị trí và ý nghĩa của câu
- Trạng từ chỉ cách thức: diễn tả hành động như thế nào (nhanh, lười……)
- Trạng từ chỉ thời gian: (sáng, tối, ngay lập tức….)
- Trạng từ chỉ tần suất: diễn tả mức độ của một hành động (thường xuyên, liên tục….)
- Trạng từ chỉ nơi chốn: diễn tả hành động hiện đang xảy ra ở đâu (ở kia, đằng ấy…)
- Trạng từ chỉ mức độ: diễn tả mức độ của một tính chất và một đặc tính ( kém, giỏi…)
- Trạng từ chỉ số lượng: diễn tả số lượng (một, hai….)
- Trạng từ nghi vấn: là trạng từ thường đứng đầu câu hỏi (ở đâu, như thế nào…..)
- Trạng từ liên hệ: là trạng từ giúp liên kết hai chủ thể để ngoặc hai câu lại với nhau (lí do, thời gian….)
- Đại từ: Là từ dùng để thay thế cho vật, việc, hiện tượng được nói đến trong ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Hư từ gồm có:
- Quan hệ từ: Là từ dùng để nối các từ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ hoặc các câu ấy với nhau
- Phụ từ: Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
- Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
- Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp
Trên đây là các bước để người học có thể tham khảo và vận dụng tự xây dựng một lộ trình học tiếng Việt hiệu quả.
Từ khóa » Các Từ Có âm Uy
-
Danh Sách âm Tiết Tiếng Việt Xếp Theo Vần - Lựợm.TV
-
Danh Sách âm Tiết Tiếng Việt Có âm đệm /-w-/ - Lựợm.TV
-
QUY TẮC Y DÀI Và I NGẮN TRONG TIẾNG VIỆT - Goc Nho San Truong
-
Bài 14 - Diphthong /aɪ/ (Nguyên âm đôi /aɪ/) » Phát âm Tiếng Anh ...
-
Cách Phát âm /eɪ/ /aɪ/ Và /ɔɪ/ Chuẩn Bản Ngữ Cực đơn Giản
-
Hệ Lụy Từ Nhiều Thập Niên Tranh Cãi Y, I - Báo Tuổi Trẻ
-
Khảo Sát Tất Cả Các Tiếng Có Chứa âm đệm Trong Từ điển Tiếng Việt
-
Quy Tắc đặt Dấu Thanh Trong Chữ Quốc Ngữ – Wikipedia Tiếng Việt
-
BÀI 6 - CÁC YẾU TỐ NGỮ ÂM TRONG ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT