Làm Việc Nhóm Là Gì? Đặc điểm Và Nguyên Tắc LÀM VIỆC NHÓM

Làm việc nhóm là gì? Một yêu cầu bắt buộc trong tuyển dụng là khả năng làm việc nhóm. Thế nhưng làm việc nhóm là gì không phải ai cũng biết, mặcdù đa số các bạn đều ghi trong cv là khả năng làm việc nhóm tốt. Vậy rốt cuộc làm việc nhóm là gì? Tại sao lại nói khả năng làm việc nhóm của thanh niên kém. Trong bài viết này, Trịnh Đức Dương Blog sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về điều đó.

Tóm Tắt Nội dung

I. Tổng quan về Làm việc nhóm là gì?

Làm việc nhóm là gì ta? Là 1 nhóm người ngồi làm việc cùng nhau sao?  Tôi biết rất nhiều bạn đang định nghĩa như vậy, đó cũng là nguyên nhân khiến cho khả năng làm việc nhóm của bạn cực kì kém. Nếu bạn đang có suy nghĩ như vậy hãy thay đổi ngay đi.

1.1 Làm việc nhóm là gì?

Làm việc nhóm là một nhóm người cùng chung sức làm việc, họ có cùng mục tiêu, có sự tương tác qua lại thường xuyên, cũng như phân công công việc, nhiệm vụ rõ ràng để đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Trong nhóm làm việc cần có các quy tắc ràng buộc cụ thể, có thể có hoặc không người quản lý nhóm, nhưng nhìn chung để có thể làm việc nhóm cần có những quy định ngầm để quản lý, chi phối và ràng buộc lẫn nhau.

Mấu chốt của làm việc nhóm chính là có sự tương tác, và phân chia công việc rõ ràng. Đa số các bạn sinh viên chọn nhóm thì chỉ 1 bạn làm. Nếu tốt hơn 1 chút 2 bạn cùng giải 1 bài toán. Như vậy đó không phải là làm việc nhóm, đó là làm việc cùng nhau.

kỹ năng làm việc nhóm là gì

1.2 Đặc điểm của làm việc nhóm là gì

Điều kiện để xuất hiện làm việc nhóm là gì? Làm việc nhóm xuất hiện khi và chỉ khi thõa mãn các yếu tố sau:

  • Mục tiêu: Những người tham gia làm việc nhóm phải có cùng mục tiêu. Việc cùng đích đến là một điều kiện bắt buộc khiến họ gắn kết với nhau.
  • Thời gian hoàn thành công việc. Khi một mục tiêu nào đó quá lớn mà cá nhân không thể hoàn thành được, hoặc hoàn thành nó trong thời gian quá dài. Lúc này cần nhiều người hơn để giải quyết vấn đề nhanh hơn.
  • Pần nhiều hơn 1 loại năng lực. Khi có một mục tiêu mà năng lực của 1 người không thể giải quyết. Các phần việc khác nhau yêu cầu những kĩ năng khác nhau, lúc này 1 người không thể đáp ứng được. Buộc họ phải tập hợp nhiều người có nhiều năng lực khác nhau cùng giải quyết.

1.3 Điều kiện duy trì làm việc nhóm là gì?

Để làm việc nhóm và làm việc nhóm hiệu quả bạn cần có những điều kiện cụ thể. Nếu không làm tốt những điều này sẽ dẫn đến kết quả và hiệu xuất không tốt.

  • Lãnh đạo: Khi hình thành đội nhóm yếu tốt quan trọng nhất là người lãnh đạo. Người lãnh đạo sẽ giúp duy trì hoạt động ổn định và trong tầm kiểm soát.
  • Quy tắc nhóm: Để hoạt động tốt phải có quy định riêng, điều kiện ràng buộc. Đó có thể là quy tắc ngầm, cũng có thể là quy tắc chính thức. Tuy nhiên nhất định phải có quy định rõ ràng.
  • Vai trò trách nhiệm rõ ràng: Việc phân công lao động, là yếu tố quyết định. Nếu công tác này làm không tốt sẽ làm chồng lấn, chậm tiến độ, tị nại và rất nhiều hệ lụy khác.
  • Gắn kết: Gắn kết các thành viên sẽ mang lại sức mạnh tuyệt đối. Việc hiểu nhau, thông cảm và giúp đỡ cũng là yếu tố quyết định. Trong đó vai trò của người lãnh đạo là vô cùng to lớn.

>>Nếu bạn quan tâm có thểm tham gia các khóa học triệu phú của chúng tôi

1.4 Quá trình hình thành và phát triển đội nhóm

Chúng ta đã tìm hiểu qua khái niệm về làm việc nhóm là gì? Như các bạn đã thấy ngày nay việc làm việc nhóm là điều gần như ai cũng trải qua từ những người lao động phổ thông cho đến những tổ chức lớn. Mỗi nhu cầu mục đích khác nhau mà chúng ta cso quá trình hình thành và phát triển đội nhóm riêng. Tuy vậy một cách tổng quát, quá trình này cũng tồn tại và trải qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu và khởi xướng.

Trước khi hình thành quá trình làm việc nhóm, cần có 1 ý tưởng khởi phát. Ý tưởng này có thể do 1 người, hoặc 1 nhóm người cùng đề xuất. Sau khi có ý tưởng xuất hiện lúc công việc đó cần đòi hỏi số lượng nhân sự lớn hơn để hoàn thiện. Quá trình hình thành đội nhóm bắt đầu. Thông thường người hình thành ý tưởng sẽ là người lãnh đạo nhóm trong một thời gian nào đó. Họ có nhiệm vụ tìm kiếm thành viên, truyền đạt ý tưởng, kết nối, và phân chia công việc.

Bước 2: Kết nối và xây dựng đội nhóm.

Sau khi một đội ngũ đã được tập hợp bước tiếp theo trong quá trình làm việc nhóm đó là kết nối và xây dựng. Với những kế hoạch chưa hoàn hảo (ý tưởng tự phát) thường không có kế hoạch rõ ràng. Quá trình kết nối các thành viên, phân chia công việc và bắt tay vào thực hiện vẫn còn mang tính cảm tính. Giai đoạn này cực kì quan trọng, bởi lẽ việc các thành viên có thể tiếp tục làm việc được với nhau hay không phụ thuộc vào khả năng kết nối.

Cần phải nhắc lại rằng chia sẻ của bước 2 này dành cho những ý tưởng mang tính tự phát. Có nghĩa là 1 nhóm người tự hình thành ý tưởng, kết nối và xây dựng đội nhóm. Với các công việc trong tổ chức, công ty khi có nhiệm vụ lúc này đã có kế hoạch, phân công nhiệm vụ rất rõ ràng

Bước 3: Xung đột, mâu thuẫn.

Trong quá trình làm việc nhóm luôn tồn tại những xung đột, mâu thuẫn. Có những giai đoạn làm việc nhóm xung đột trở nên cực kì gay gắt. Mỗi người một ý tưởng, mỗi người một cách làm, điều này tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm. Nếu không có người định hướng, các thành viên không công hiến vì mục tiêu chung thì rất dễ tam dã. Kinh nghiệm để vượt qua giai đoạn này là hãy chia sẻ mang tính xây dựng, kiên nhẫn, gắn kết và vì mục tiêu chung. Có như vậy quá trình làm việc nhóm mới phát huy được hiệu quả và tạo ra giá trị.

Bước 4: Hoàn thiện và xây dựng quy trình.

Khi bước qua được giai đoạn xung đột lúc này những người còn ở lại sẽ hình thành được quy trình làm việc. Quá trình mâu thuẫn kết thúc tạo ra tính thống nhất, phân chia công việc rõ ràng. Các thành viên cũng đã có sự thống nhất và hoàn thiện văn hoán riêng của đội nhóm. Những mâu thuẫn ít dần thay vào đó là các kết quả đến từ quá trình lao động xuất hiện.

Bước 5: Hoàn thiện và phát triển.

Bước cuối cùng trong quá trình làm việc nhóm là gì? Đây là quá trình hoàn thiện và phát triển. Những vấn đề nhỏ vẫn tiếp tục phát sinh, nhưng thường là các tranh luận để giải quyết công việc. Những thành viên mới buộc phải cuốn theo guồng văn hoá của đội nhóm. Đội nhóm sẽ liên tục liên tục phát triển cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng như đã đề ra.

II. Những vấn đề trong làm việc nhóm

Những vấn đề trong làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để cân bằng và loại bỏ các vấn đề không mong muốn đó ra khỏi đội nhóm của mình. Đồng thời mỗi cá nhân chúng ta cần làm gì để phát triển đội nhóm mà mình tham gia trong khả năng có thể. Cùng nhau điểm qua những vấn đề tồn tại trong quá trình làm việc nhóm nhé.

1. Nể nang làm việc cảm tính.

Đây là vấn đề thường tồn tại nhất trong quá trình làm việc nhóm. Trong thực tế con người thường có xu hướng tìm kiếm những người có cùng phong cách. Chính vì vậy nếu không tách biệt công tư rõ ràng chắc chắn những người trong đội nhóm của ban thường là người quen. Lúc này việc nể nang, ngại nhận xét, ngại góp ý thường xuyên xuất hiện. Nếu bạn là người quản lý đội nhóm của mình, hãy để tình cảm sang một bên. Mọi quyết định đều phải đặt mục đích chung của đội nhóm lên trên hết. Có như vậy đội nhóm của bạn mới phát triển lớn mạnh và hình thành văn hoá riêng

2. Ỷ lại, ngại đóng góp ý kiến.

Trong đội nhóm luôn tồn tại những người dùng biết hay không biết đều ngồi im. Họ không đóng góp ý kiến, không xây dựng, bảo sao nghe vậy. Có những người chỉ muốn “thuận theo chiều gió” ai nói gì cũng khen hay; kế hoạch nào cũng gật gù không có chình kiến. Đôi khi tồn tại những thành viên khi họp không nói gì nhưng hết họp lại nói xấu lãnh đạo, nói xấu kế hoạch. Có những người luôn tỏ ra đồng ý, luôn tỏ ra thông mình và hiểu vấn đề nhưng thực tế chả hiểu gì cả.

Những nhóm người này cần phải loại bỏ hoặc phân chia vào những công việc ít quan trọng. Bởi lẽ nếu để họ vào những vị trí cao, quan trọng thì rất dễ phá hỏng đội nhóm. Làm việc nhóm quan trọng nhất là tính xây dựng, và kết nối. Nếu quản trị không tốt sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại, chia năm xẻ bảy.

3. Đùn đẩy trách nhiệm

Vấn đề tiếp theo trong quá trình làm việc nhóm đó là tồn tại những người luôn đùn đẩy trách nhiệm. Đây cũng là nhóm người tôi ghét nhất. Việc gì cũng kêu khó, kêu khổ, tìm cách đùn đẩy cho người khác. Có những người miệng thì hô hào nhưng khi làm thì trốn tránh. Làm việc trong tâm lý đó không phải việc của mình. Khi gặp khó khăn thất bại thì đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho đồng đội. Những người này thường tạo cho các thành viên khác trong nhóm tâm lý chán nản muốn từ bỏ. Vì vậy hãy loại bỏ những người này ra khỏi đội nhóm của bạn.

4. Tự cho mình giỏi. 

Đây là một trong những vấn đề đau đầu nhất trong quá trình phát triển và làm việc nhóm. Có những người cá tính rất mạnh. Những ý tưởng được đề ra họ đều cho rằng không khả thi, không làm được, ý kiến của mọi người không tốt. Càng tệ hại hơn họ nghĩ không tốt nhưng họ không nói ra. Sau khi nhận phân công công việc hoặc họ sẽ không làm. Hoặc họ sẽ làm trong tâm thế không phục. Những việc này khiến cho hiệu suất làm việc không đạt được như mong muốn

Những nội dung khác bạn cũng nên tìm hiểu.

Những nội dung khác mà bạn có thể quan tâm
1 Thương hiệu cá nhân là gì https://trinhducduong.com/thuong-hieu-ca-nhan-la-gi/
2 Văn hóa doanh nghiệp là gì https://trinhducduong.com/van-hoa-doanh-nghiep-la-gi/
3 Kỷ luật bản thân là gì https://trinhducduong.com/ky-luat-ban-than/
4 Hành vi khách hàng là gì https://trinhducduong.com/hanh-vi-khach-hang/
5 Quản lý dự án là gì https://trinhducduong.com/quan-ly-du-an-va-nhung-dieu-ban-can-biet/
6 Usp sản phẩm là gì https://trinhducduong.com/usp-la-gi-dac-diem-vai-tro-cua-usp/

3. Tổng kết về làm việc nhóm là gì.

Làm việc Nhóm là gì? Làm việc nhóm là cùng nhau làm việc dựa trên sự phân công lao động rõ ràng. Được điều hành và hoạt động dựa trên những quy định cụ thể. Để nhóm có thể hoạt động tốt cần có đảm bảo duy trì các điều kiện cụ thể. Hãy tham khảo thêm các bài viết về kĩ năng đàm phán  nhé, nó sẽ có ích cho bạn.

Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về làm việc nhóm là gì? những điều bạn cần biết về làm việc nhóm. Mong rằng với những gì tôi vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp ích được các bạn phần nào trong quá trình học tập cũng như làm việc của mình.

Bài viết liên quan

  • Usp là gì? Đặc điểm, vai trò của Usp – Unique Selling PointUsp là gì? Đặc điểm, vai trò của Usp – Unique Selling Point
  • Nghiên cứu thị trường – Tiến hành nghiên cứu thị trườngNghiên cứu thị trường – Tiến hành nghiên cứu thị trường
  • Điểm yếu trong giao tiếp – Cách khắc phục điểm yếu hiệu quảĐiểm yếu trong giao tiếp – Cách khắc phục điểm yếu hiệu quả
  • Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp – Những Nguyên tắc thuyết phục hiệu quảKỹ năng thuyết phục trong giao tiếp – Những Nguyên tắc thuyết phục hiệu quả
  • Xung đột là gì – Những nguyên nhân và cách giải quyết xung độtXung đột là gì – Những nguyên nhân và cách giải quyết xung đột
  • Bí quyết rèn luyện siêu trí nhớ cùng kỷ lục gia – Rèn luyện siêu trí nhớBí quyết rèn luyện siêu trí nhớ cùng kỷ lục gia – Rèn luyện siêu trí nhớ

Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Nhóm Làm Việc