Lan Bạch Nhạn: Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc đơn Giản Nhất
Có thể bạn quan tâm
Phong lan bạch nhạn được nhiều anh chị em chơi lan thấy thích thú bởi vẻ đẹp trắng tinh khôi và mùi thơm dễ chịu. Nếu như trước đây chúng ta trồng lan bạch nhạn vì sự nhầm lẫn khi mua hoàng nhạn thì giờ đây hoa lan bạch nhạn lại rất được ưa chuộng.
Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi lẽ bạch nhạn có giá khá rẻ, thân lá dễ nhầm lẫn với lan hoàng nhạn nên khi bạn mua hoàng nhạn xô về đôi khi vẫn lẫn vài cây bạch nhạn. Dù gì đây cũng là loài lan rất đáng để trồng đó chứ. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết giáng hương bạch nhạn và cách trồng thế nào cho chuẩn nhé!
Một số thông tin về lan bạch nhạn
Hoa lan bạch nhạn có tên tiếng anh là Aerides odorata var alba. Cây thuộc chi giáng hương nên tương đối dễ trồng và đặc biệt nổi bật với bộ rễ gió rất phát triển.
Tiện đây tôi cũng nói thêm về cái tên tiếng anh, nhiều website lớn để lan giáng hương bạch nhạn là Dendrobiumn wattii. Đây là một cái tên sai, sai hoàn toàn. Đây là tên tiếng anh của hoàng thảo bạch nhạn, thuộc chi Dendrobium ( lan đa thân). Các bạn chú ý để không bị nhầm lẫn nhé!
Lan bạch nhạn phân bố phổ biến từ Nam Á đến Đông Nam Á, chủ yếu ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ,…
Ở Việt Nam, cây lan bạch nhạn chủ yếu mọc trên dãy Trường Sơn hoặc khu vực Đà Lạt.
Cách nhận biết lan giáng hương bạch nhạn
Giáng hương bạch nhạn tương đối khó nhận biết vì chúng bị nhầm với lan hoàng nhạn. Tuy nhiên nếu tinh mắt một chút bạn hoàn toàn có thể nhận biết được.
Về thân cây: bạch nhạn là loài lan đơn thân, lá tương đối dày và cứng. Các bạn lưu ý lá của nó chỉ tương đối dày thôi nhé, vẫn thua lan hoàng nhạn hoặc lan quế tím. Thân cây to từ 0.6 đến 1,2cm. Thân cây có dạng hơi dích dắc chứ không được thẳng tắp. Thân cây bạch nhạn thường có màu xanh, hơi vàng hoặc đôi khi nắng quá sẽ xuất hiện một số màu tím.
Về lá cây: Lá giáng hương bạch nhạn thường khá dài, từ 15 đến 25cm, độ rộng từ 2-3cm. Điều đặc biệt là càng về cuối lá nó sẽ có xu hướng bẻ cong lá lên bên trên. Đây là đặc điểm để chúng ta dễ dàng phân biệt bạch nhạn với hoàng nhạn khi mà lá của lan hoàng nhạn lại tương đối ngắn, dày và ít khi cong lên phía trên ở đầu lá mà thường khum khum vào bên trong.
Về bộ rễ: Hoàng nhạn có rễ gió, thường mọc ra từ nách lá gần gốc cây. Các đầu rễ thường có màu trắng hoặc xanh, rất hiếm khi có màu tím. Ban đầu rễ cây bạch nhạn mọc ra rất to, sau đó nhỏ dần và phân nhánh thêm nhiều rễ nhỏ khác.
Về hoa: Lan bạch nhạn có ngồng hoa dài từ 20 đến 60cm tùy vào lực của cây. Hoa mọc tương đối nhiều và dày. Đường kính của ngồng hoa từ 5cm đến 9cm, kích thước của 1 bông hoa khoảng 2cm đến 3cm. Mỗi cần hoa thường cho từ 10 đến 25 bông.
Khuôn bông lan bạch nhạn rất giống với lan quế trắng khiến nhiều người chơi lan hay nhầm. Tuy nhiên về tổng thể bông hoa thì cánh vai của bạch nhạn khá nhỏ và không được tròn như quế lan hương.
Cây bạch nhạn có mùi thơm rất dễ chịu, độ bền từ 7 đến 15 ngày tùy vào thời tiết.
Thông thường lan bạch nhạn ra hoa vào mùa hè, thời gian dao động từ tháng 4 đến tháng 7.
Cách trồng bạch nhạn
Bởi thuộc chi giáng hương nên bạch nhạn cực dễ trồng. Bạn có thể trồng lên cây sống, ghép gỗ lũa hoặc trồng vào chậu cũng đều được.
Bước 1: Chuẩn bị giá thể và chậu trồng cây
Nếu trồng chậu, bạn có thể trồng chậu nhựa, chậu đất nung hoặc chậu gỗ đều được. tuy nhiên chậu nhựa chỉ bền khoảng 3 năm, chỉ dành cho trồng cây giống. Với cây bạch nhạn to bạn nên xem xét trồng trong chậu đất nung hoặc chậu gỗ để hạn chế tối đa thay chậu cho cây.
Giá thể thích hợp cho trồng bạch nhạn là viên đất nung, vỏ thông hoặc các khúc gỗ đã cắt nhỏ. Một chút mùn dừa hoặc dớn đã xử lý để rải lên bề mặt cho chúng giữ ẩm tốt.
Nếu các bạn ghép gỗ thì cần xử lý gỗ trước khi ghép, bóc hết vỏ cây và xử lý nấm bệnh cho cây phát triển thuận lợi nhất.
Bước 2: Xử lý cây giống
Xử lý cây giống bao gồm 2 bước, đó là xử lý vật lý và xử lý hóa học. Với cây khỏe thì bạn chỉ cần xử lý vật lý là được.
Xử lý vật lý: tiến hành cắt bỏ rễ, lá hỏng, thối, dập trong quá trình vận chuyển cây. sau đó dùng sơn liền sẹo bịt các vết cắt này lại và để cho khô.
Nếu cây vận chuyển từ khu vực khác đến và không có bộ rễ khỏe thì bạn cần xử lý thêm hóa học, dùng thuốc khử nấm bệnh và thuốc kích rễ cho cây. Tôi thường chỉ dùng chế phẩm Hùng Nguyễn hoặc combo ridomil gold kết hợp vitamin B1 là ổn.
Bước 3: Tiến hành trồng cây
Sau khi chuẩn bị xong, các bạn đổ giá thể đến ⅔ chậu, sau đó cố định cây lan lên và rải tiếp giá thể cho cây, dùng một chút mùn dừa rải 1 lớp mỏng trên bề mặt chậu để giữ ẩm tốt nhất. Các bạn lưu ý phải để gốc cây thoáng, nhô một chút lên bề mặt chậu để tránh cây bị thối.
Nếu bạn ghép vào gỗ, lũa thì cũng lưu ý để hở gốc cây. Dùng súng bắn ghim hoặc dây thun cố định cây lại.
Sau khi ghép xong thì để nơi thoáng mát, tránh mưa nắng trực tiếp và hôm sau bắt đầu tưới cho cây. Định kỳ mỗi ngày tưới 1 lần đến khi cây bám vào giá thể ổn định là chúng ta có thể đưa ra giàn.
Chăm sóc hoa lan bạch nhạn như thế nào cho chuẩn
Chế độ ánh sáng
Lan bạch nhạn cần chế độ ánh sáng không quá mạnh, bình thường ở 40-60% ánh sáng tự nhiên, nghĩa là dưới 2 lớp lưới đen mỏng hoặc ở tầng dưới các dòng lan chịu nắng tốt.
Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25-30 độ C, chịu lạnh khá kém.
Cây ưa thoáng gió nên các bạn chú ý vị trí treo cây cho phù hợp nhất nhé!
Độ ẩm
Bạch nhạn là loài lan ưa ẩm cao, từ 50-60%; cây lại thích thoáng gió nên các bạn chú ý nên tưới cây với tần suất cao 2 lần/ ngày đối với những ngày hanh khô, ngày bình thường 1 lần/ ngày.
Phân bón
Về chế độ phân bón, vì là loài lan giáng hương nên chúng không cần quá nhiều phân bón. Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ cho cây như phân dê, phân thỏ, trâu bò đã qua xử lý. trước lúc cây lan ra hoa bạn có thể sử dụng phân bón lá, bón rễ phun tăng cường dinh dưỡng cho cây ra hoa dễ, bông to đẹp. Với tôi chúng chỉ cần phân hữu cơ là ổn, đảm bảo đủ nắng, nước và gió là quá ổn.
Phòng trừ nấm bệnh hại cây
Các bạn lưu ý cây ưa gió nên vị trí đẹp sẽ hạn chế được tối đa sâu bệnh hại. Cây hay mắc bệnh thối nhũn hoặc nấm, rệp. Do đó bạn cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và chữa trị kịp thời cho cây.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan giáng hương bạch nhạn. Đây là loài là lan có hương, có sắc, rất dễ trồng cho bạn lựa chọn.
Xem thêm:
- Khám phá các loài hoa lan phổ biến Việt Nam
- Cách xử lý gỗ trước khi trồng lan
Từ khóa » Cách Trồng Phong Lan Bạch Nhạn
-
Lan Bạch Nhạn: Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Giúp Hoa Nở Rực Rỡ
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Bạch Nhạn - Vườn Lan
-
Bí Quyết Trồng Và Chăm Sóc Lan Bạch Nhạn | Nông Nghiệp Phố
-
【Hướng Dẫn】 Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Bạch Nhạn
-
Xử Lý Và Trồng Lan Đơn Thân Rễ Gió| Lan Bạch Nhạn - YouTube
-
Lan Bạch Nhạn Với Cách Trồng Và Chăm Sóc Từ Chuyên Gia
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Bạch Nhạn - 1 Phút Tiết Kiệm Triệu Niềm Vui
-
Lan Bạch Nhạn Là Gì? Cách Trồng, Chăm Sóc Và Lưu ý
-
Cây Lan Bạch Nhạn Phát Triển Quanh Năm-Ra Nhiều Hoa
-
Nguồn Gốc, đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Bạch Nhạn
-
Giáng Hương Bạch Nhạn: Loài Lan Có Hương Thơn Quyến Rũ Nhất
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Bạch Nhạn - Giống Hoa Lan Cấy Mô
-
1 Cây Lan Bạch Nhạn | Shopee Việt Nam
-
1 BÓ LAN RỪNG HOÀNG NHẠN - HOA ĐẸP THƠM - Shopee