Lấn Chiếm Vỉa Hè, Lòng đường Tái Diễn: Chẳng Lẽ Bó Tay?
Có thể bạn quan tâm
Lòng đường, vỉa hè đường Đặng Văn Sâm (Q.Gò Vấp) bị chiếm dụng làm quán cóc - Ảnh: MINH DUY
Nhìn đâu cũng có tình trạng vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm
Như Tuổi Trẻ Online phản ánh, việc dừng xe buôn bán trên cầu, đậu xe dưới lòng đường, đặt bàn ghế trên vỉa hè để buôn bán là tình trạng thường xuyên xảy ra được ghi nhận tại các tuyến đường Đặng Văn Sâm (Q.Gò Vấp), cầu Thủ Thiêm 2 (Q.1), đường Đặng Thái Thân (gần Bệnh viện Đại học Y dược, Q.5)…
Tại cầu Thủ Thiêm 2 (Q.1), cứ vào chiều tối là hàng loạt xe máy của người dân đậu đỗ trên cầu để chụp ảnh, hóng mát. Những xe bán kẹo chỉ, trà chanh… ngang nhiên chiếm dụng cầu thành nơi buôn bán.
Còn tại đường Đặng Văn Sâm (Q.Gò Vấp), các đoạn đường vỉa hè, lòng đường bỗng trở thành quán cóc, người bán bày biện ghế ngồi, vô tư mời chào khách như mặt bằng của mình.
Tương tự, đường Tố Hữu, Nguyễn Cơ Thạch (TP Thủ Đức)... vào khung giờ tối nhiều hàng quán vô tư mọc lên. Khu vực này dù đã có biển cấm xả rác nhưng rác thải vẫn ngổn ngang...
Theo ghi nhận, việc chiếm dụng vỉa hè, lòng đường buôn bán so với trước Tết Nhâm Dần, hiện nay còn trầm trọng hơn.
Bạn đọc tên Kiên phản ảnh: "Không những ở khu vực bệnh viện mà tất cả các con đường ở thành phố đều bị chiếm vỉa hè, lòng đường. Các vùng ven lân cận ít bị chú ý, họ càng lấn nhiều hơn, bảng hiệu lấn hết đường, có nơi còn rào cả lưới B40 ra hết lề đường.
Xa lộ thì các công ty cho thuê lấn hết cả lề đường, nhiều khi người đi bộ phải đi xuống lòng đường, trời mưa ngập chẳng biết đi lối nào vì không có vỉa hè... Quá bê bối!".
Đừng để người buôn bán hàng rong "nhờn luật"
Theo các ý kiến đóng góp, có 2 lý do khiến tình trạng vỉa hè, lòng đường bị ngang nhiên chiếm dụng. Thứ nhất, đó là người buôn bán hàng nhờn luật. Thứ hai, cán bộ chưa kiên quyết xử lý, thậm chí một số người còn tiêu cực trong cách xử lý.
Xét về lý, việc lấn chiếm lòng đường buôn bán hàng rong không đơn thuần là giải quyết bài toán kinh tế ít ỏi cho người nghèo. Hơn hết, nếu để tình trạng chiếm dụng phát sinh mà không trị dứt điểm sẽ có những rắc rối tiếp theo như người này buôn bán được thì người khác sẽ buôn bán được, tiếp tục có rắc rối và hệ lụy như mất an ninh trật tự, mất đi vẻ mỹ quan của khu vực.
Vì vậy, theo phần lớn các bình luận gởi về Tuổi Trẻ Online trong thời gian qua, phải bằng mọi cách để vỉa hè, lòng đường thông thoáng vốn như bản chất của nó, là nơi cho người dân đi bộ, nơi cho xe cộ dễ dàng lưu thông.
Bạn đọc tên Thông nêu ý kiến: "Cái vỉa hè dành cho người đi bộ bao năm vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh, còn người đi bộ chỉ còn cách duy nhất là đi xuống lòng đường, nếu chẳng may bị tai nạn thì lãnh đủ, không biết đến khi nào vỉa hè trở về đúng chức năng của nó?".
Còn bạn đọc Đỗ Nguyên Mạnh bổ sung: "Văn hóa chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán" đã trở thành thói quen... Đi bất cứ con đường nào cũng bị chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán bát nháo... Ra phố đi bộ mà xem, bày cả ghế ra luôn...".
Mời bạn đọc gởi hình ảnh, clip và hiến kế trị dứt điểm tình trạng lấn chiếm
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về biện pháp xử lý,một lãnh đạo trên địa bàn có tình trạng bị lấn chiếm từng than thở, cái khó trong thời gian qua là những khu vực bị lấn chiếm thường có mật độ dân cư cao mà lực lượng tuần tra của phường lại mỏng nên xử lý chỗ này thì chỗ kia lại vi phạm.
Hơn nữa, khi phát hiện có đội tuần tra đến khu vực, một số người buôn bán di chuyển xe và hàng đi nơi khác. Khi đội tuần tra đi qua thì người dân buôn bán lấn chiếm trở lại.
Còn nhớ, trước đây tại Dự thảo Luật phí và lệ phí mà Quốc hội thảo luận có đề cập đến việc Luật phí và lệ phí cho phép thu phí lòng đường, vỉa hè để tạo nguồn thu cho ngân sách, nhưng mới vừa bàn đến đã không được người dân đồng tình, thậm chí còn bị phản ứng gay gắt vì cho rằng thu như thế việc lấn chiếm vỉa hè sẽ tràn lan, dễ phát sinh tiêu cực và phản văn minh.
Như thế, chẳng lẽ không có cách nào để trị dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường?
Bức xúc trước tình trạng này kéo dài, bạn đọc VanMinh77 viết: "Tại sao cứ dây dưa, lằng nhằng mãi năm này qua năm khác? Phải xử nghiêm, dứt khoát! Thứ nhất: Xử phạt người bán vì lấn chiếm vỉa hè, lề đường; thứ hai: Xử phạt người mua vì đậu xe trái phép".
Bàn về giải pháp, bạn đọc Thành Trung hiến kế: "Tôi nghĩ Chính phủ nên lập địa chỉ Zalo giao thông kèm với số điện thoại để người dân chụp ảnh, quay video gửi phản ảnh. Khi nhận được thông tin thì ban chỉ đạo sẽ chỉ đạo xuống các tỉnh, thành phố".
Ngoài việc xử phạt thật nặng người vi phạm và thực thi pháp luật nghiêm minh, theo bạn còn biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lề đường đáng báo động như hiện nay?
Kính mời bạn đọc chụp hình ảnh, quay video và hiến kế gởi đến Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn hoặc dandt@tuoitre.com.vn. Xin cảm ơn bạn!
Dọn dẹp vỉa hè chưa triệt đểTTO - Sở Giao thông vận tải TP.HCM có công văn đề nghị nhiều quận trung tâm chỉ đạo tháo dỡ ngay hàng rào trên vỉa hè. Dư luận rất hoan nghênh.
Từ khóa » đường Vỉa Hè
-
Thế Nào Là Vỉa Hè Và Lòng đường đô Thị? Sử Dụng Sao Cho đúng?
-
Sử Dụng Vỉa Hè, Lòng đường Như Thế Nào Thì Không Vi Phạm?
-
Sử Dụng Lòng đường, Vỉa Hè: Khi Nào Bị Xử Lý? - Thư Viện Pháp Luật
-
Quy định Chiều Rộng Vỉa Hè Như Thế Nào? - Luật Hoàng Phi
-
Lấn Chiếm Vỉa Hè, Lòng đường Tái Diễn: Đừng Thấy Khó Mà Ngại!
-
Quy định Chiều Rộng Vỉa Hè Bao Nhiêu Mét đúng Nhất ? 2021
-
Những Hành Vi Lấn Chiếm Lòng đường, Vỉa Hè Bị Xem Là Vi Phạm ...
-
Những Quy định Chiều Rộng Vỉa Hè, Hành Lang An Toàn đường Bộ
-
Lập Lại Trật Tự Lòng đường, Vỉa Hè - Hànộimới
-
Vỉa Hè, Lòng, Lề đường Bị Lấn Chiếm – Bao Giờ Mới Chấm Dứt?
-
Lấn Chiếm Vỉa Hè để Làm Nơi Kinh Doanh Là Vi Phạm điều Gì?
-
Không Thể để Người Dân Lấn Chiếm Vỉa Hè, Lòng đường Kinh Doanh ...
-
CÔNG ĐIỆN Khắc Phục Tình Trạng Sử Dụng Lòng đường, Vỉa Hè Trái ...