Lan Kiếm Rừng: Phân Loại Nhận Biết Và Cách Trồng Chuẩn
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn là người yêu thích các loại lan rừng thì không thể nào không biết đến lan Kiếm. Đây là loài lan rất có giá trị và mức độ phổ biến chỉ đứng sau lan phi điệp mà thôi. Hiện nay có 4 loại kiếm chính và hàng trăm mặt hoa biến thể của nó. Tuy nhiên không phải người chơi lan nào cũng phân biệt được. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những kiến thức về loài lan này nhé.
Mục lục nội dung
- 1 Lan kiếm lá cứng là loại lan dễ trồng
- 2 Đặc điểm của cây lan kiếm rừng
- 2.1 Thân thủ của cây lan kiếm rừng
- 2.2 Lá lan kiếm rừng
- 2.3 Hoa lan kiếm rừng
- 3 Cách trồng và chăm sóc lan kiếm rừng
- 3.1 Giá thể trồng lan kiếm rừng
- 3.2 Nhiệt độ để lan kiếm rừng phát triển
- 3.3 Ánh sáng giúp cây lan kiếm rừng phát triển.
- 3.4 Tưới nước cho cây lan kiếm rừng
- 3.5 Dùng thuốc cho lan kiếm rừng đúng cách
- 4 Tên các loại lan kiếm rừng hiện nay
- 4.1 Lan kiếm lô hội – Cymbidium aloifolium (L.) Sw
- 4.2 Lan kiếm tiên vũ – Cymbidium. Finlaysonianum
- 4.3 Lan kiếm hai màu- Cymbidium. Bicolor
- 4.4 Lan kiếm treo- Cymbidium. Atropurpureum
- 5 Các loại lan kiếm rừng đột biến đẹp nhất
- 5.1 Lan Kiếm Hoàng Long
- 5.2 Lan Kiếm Vàng Củ Chi
- 5.3 Lan Kiếm Xanh Huế
- 5.4 Lan Kiếm Vị Hoàng
Lan kiếm lá cứng là loại lan dễ trồng
Kiếm rừng là một loài lan có thể nói là trồng và chăm sóc nhàn nhã nhất so với những loài lan khác. Phong lan kiếm lá cứng rừng không đòi hỏi quá khắt khe về khí hậu, vùng miền. Cũng không quá chọn lọc trong việc chọn chất trồng, phân thuốc BVTV. Hầu như ở bất kỳ vị trí nào có ánh sáng trong căn nhà bạn đều có thể nuôi được một giò kiếm. Thậm chí những nơi nắng nóng như sân thượng, ban công, lan kiếm vẫn phát triển bình thường.
Trong tự nhiên lan kiếm rừng có sức sống vô cùng mãnh liệt. Kiếm ít bị sốc khi thay đổi môi trường sống. Có những bụi kiếm bị đốn hạ do phá rừng từ cây cổ thụ cao vút xuống đất vẫn phát triển mạnh mẽ thành bãi kiếm mà trên rừng từng thấy. Rồi có bụi bị lũ dìm cuốn phăng mắc cạn trên cục đá nào đó. Sau mùa xuân lại mọc mầm non cho sự sống tái sinh.
Trong thực tế ta thấy có những giò kiếm sống tốt trên vách bờ rào của nhà ai đó mà cơ duyên nào đó họ có được ( dù họ không biết gì về lan). Khi giò kiếm đã khỏe, nó tự tồn tại mà không cần chăm sóc. Dù ta có công tác hàng tháng trời mà không cần sự hỗ trợ gì khác.
Đặc điểm của cây lan kiếm rừng
Thân thủ của cây lan kiếm rừng
Lan kiếm chủ yếu sống phụ sinh gồm các thân đơn với chiều cao trung bình tầm 5-7cm. Có thể cao hơn nếu bạn chăm sóc tốt với chế độ phân thuốc đầy đủ. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra.
Lá lan kiếm rừng
Bộ lá chính là điểm làm nên thương hiệu của loài lan này. Lá kiếm dày vươn thẳng như những cây kiếm trong truyền thuyết. Cổ lá dạng hình chữ V đến khi dài thì xòe ngang và thường ngả sang 2 bên.
Màu sắc của lá lan kiếm rừng tuỳ thuộc vào môi trường sống của nó. Những nơi nắng nóng, khô hạn lá ngắn lại hơi ngả vàng nhạt màu nắng. Ngược lại những nơi ẩm, ít ánh sáng lá dày và dài hơn màu xanh đậm, mềm hơn nhưng vẫn khoẻ khoắn. Đặc biệt nó sống được vài năm chứ không rụng theo mùa như vài loại lan khác.
Hoa lan kiếm rừng
Nói về hoa, cấu tạo hoa thì như hầu hết loài lan khác, bản thân lan kiếm cũng có nhiều dòng. Nhưng tựu chung lại thì bông kiếm xuất phát từ nách lá trên hành kiếm tạo thành cần hoa, trên cần hoa có khoảng 20-50 hoa. Hầu hết cần hoa thòng xuống kéo dài đến hoa cuối cùng. Cấu tạo hoa gồm cuống hoa, có 3 đài, 2 cánh, 1 trụ nhuỵ, 1 lưỡi, 2 thuỳ nhỏ ôm trụ nhuỵ.
Lan kiếm thường ra hoa vào mùa xuân kéo dài đến hết mùa hè. Hoa lan kiếm rừng thường có màu mắm là đặc trưng. Hiện nay xuất hiện thêm hàng trăm mặt hoa khác nhau rất đẹp. Màu sắc đột biến từ vàng, trắng, hồng đỏ nhìn rất bắt mắt. Tất nhiên giá trị của loại này khá cao so với những cây kiếm mắc rồi.
- Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá mặt hoa kiếm đẹp
Cách trồng và chăm sóc lan kiếm rừng
Trừ những mặt hoa đột biến thì đây là giống lan không quá quý hiếm và cực dễ tính. Chúng cũng rất dễ trồng thuần trong điều kiện môi trường tại các nhà vườn hiện nay. Mình chưa thấy ai trồng kiếm mà bị chết bao giờ cả.
Về cách trồng thì mình đã có bài từ lâu rồi. Bạn có thể giở lại bài cách trồng lan kiếm để xem lại. Trong phần này mình chỉ giới thiệu về cách chăm sóc mà thôi. Về cơ bản để chăm sóc lan kiếm rừng hiệu quả ta cần đảm bảo được các tiêu chí sau:
Giá thể trồng lan kiếm rừng
- Giá thể trồng kiếm rất đa dạng nó có thể là vỏ thông, chấu hun, đá, sỏi nhẹ… Nhưng quan trọng nhất là phải sạch, ẩm, thoáng khí và cân bằng nhiệt tốt. Đây chính là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc phối trộn giá thể trồng lan kiếm.
- Kiểu phối trộn thông thường là đá khoảng 60% vỏ thông 30% và 10% còn lại là các chất hữu cơ.
- Bạn cũng có thể trồng bằng 100% vỏ thông hoặc than củi cũng vẫn được. Tuy nhiên nó đòi hỏi vườn phải đủ độ ẩm và thời gian tưới nhiều hơn.
Nhiệt độ để lan kiếm rừng phát triển
Để có được những cây lan kiếm rừng phát triển ta nên lựa chọn và để cây ở nơi có nhiệt độ vừa phải, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, cây sẽ phát triển rất khỏe mạnh, cây cần lượng ẩm lớn trong quá trình phát triển, nhiệt độ phù hợp từ 20-30 độ C
Ánh sáng giúp cây lan kiếm rừng phát triển.
- Chúng ta cần điều chỉnh chế độ ánh sáng một cách hợp lý để cây phát triển theo ý muốn. Điều này phụ thuộc vào vị trí bạn đặt cây lan kiếm rừng có đủ nắng hay không. Luôn đảm bảo lượng ánh sáng cần cung cấp cho cây khoảng từ 60-70% là tốt nhất.
- Nên sử dụng các tấm lưới để đảm bảo che nắng mát trong những ngày nắng gay gắt. Tránh để cây dưới ánh nắng trực tiếp sẽ làm cháy lá ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Tưới nước cho cây lan kiếm rừng
- Khi tưới nhớ tưới đẫm để chất trồng trong chậu lan kiếm ngấm đủ nước. Nguyên tắc là chỉ tưới khi chậu kiếm đã khô. Hãy nhớ nguyên tắc này vì người mới thường yêu kiếm lắm. Nhiều bạn yêu quá nên tưới nhiều làm thừa nước thì lá nhăn và củ nhăn đấy.
- Thời điểm tưới nước lý tưởng nhất cho những chậu lan kiếm rừng là sáng sớm hoặc chiều tối.
- Mùa hè nắng nóng bạn có thể tưới 2 lần đều được. Nhưng đến mùa đông thì ta nên hạn chế tưới nước và giảm lượng phân để giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Dùng thuốc cho lan kiếm rừng đúng cách
Muốn cây luôn xanh tốt, không những phải chăm sóc kỹ lưỡng mà cần phải chú ý xịt thuốc phòng bệnh.
- Định kỳ 3 tuần đến 1 tháng xịt thuốc nấm phòng bệnh cho cây lan kiếm 1 lần. 1 tháng 1 lần vào mùa nắng để hạn chế tối đa nguy cơ cây bị bệnh.
- Nếu cây lan bị bệnh do nấm thì có thể dùng thuốc Rdomil gold, Captan, Aliette,…
- Bệnh do vi khuẩn thì xịt các loại thuốc Kasimin, Physan 20, Nacossan,…
- Trường hợp bệnh do nhện đỏ thì dùng Pesieu, do côn trùng hay rệp thì dùng Supracide, Mipcin,… Hay nên dùng thuốc Methaldehyde cho lan khi có ốc sên gây hại.
Tên các loại lan kiếm rừng hiện nay
Lan kiếm rừng hiện nay rất da dạng về thân lá và mặt hoa. Trên thế giới, phân chi Kiếm lá cứng gồm 5 loài, trong đó Việt Nam có 4 loài sau
Lan kiếm lô hội – Cymbidium aloifolium (L.) Sw
Là giống cây lan nhỏ, có chiều rộng lá lên tới 3cm. chiều dài lá từ 50-70cm, bộ lá cứng hơn và hơi cong, củ nhỏ, hoa nở từ tháng 1-4 hàng năm, những dải hoa dài khoảng 60cm, cây có mùi hương thơm nhẹ nhàng, cây phân bổ ở các vùng núi phía bắc là chủ yếu.
Lan kiếm tiên vũ – Cymbidium. Finlaysonianum
Là dòng lan có bộ lá lớn cùng với kích thước lớn, chiều dài của lá có thể lên tới 1m và chiều rộng của bản lá có thể đạt 7cm. hoa kéo dài từ 50cm-1m, cây nở vào khoảng cuối mùa hè và đầu mùa thu.
Lan kiếm hai màu- Cymbidium. Bicolor
Đây là giống phong lan có bộ lá rất cứng, chiều rộng của lá khoảng 3cm, dài tới 70cm, với các giả hành nhỏ, tròn. Lá đanh cứng, hoa có 2 màu viền vàng và nâu đỏ, với chiều dài của những bông hoa lên tới 70cm, mang đến một vẻ đẹp lạ mắt, hoa nở vào mùa xuân.
Lan kiếm treo- Cymbidium. Atropurpureum
Đây là dòng lan kiếm được tìm thấy nhiều tại các tỉnh tây nguyên nước ta. Cây có kích thước nhỏ và thơm, chiều dài của lá khoảng 1m, chùm hoa ngắn khoảng 40cm. Tuỳ vào điều kiện chăm sóc mà trên mỗi cần hoa sẽ có từ 10-20 bông. Hoa nở vào mùa xuân, có mùi hương thơm dễ chịu.
Các loại lan kiếm rừng đột biến đẹp nhất
Lan Kiếm hiện nay đang được nhiều người chơi lan khá ưa chuộng. Trong đó những cây lan kiếm đột biến đang được chú ý hơn cả. Cùng điểm qua 4 cây kiếm đang được mệnh danh tứ đại danh kiếm qua bài viết sau nhé.
Lan Kiếm Hoàng Long
Hoàng Long có nghĩa là “Rồng Vàng” – biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Đây là cây lan kiếm mang vị thế “Quân Vương” bởi vẻ đẹp xuất sắc, toàn diện cả về củ, lá và hoa. Với thân thủ phi phàm, cốt cách và thần thái bậc nhất. Hoàng Long được coi là bảo bối trấn vườn của các kiếm thủ trong làng lan kiếm Việt.
Đặc điểm của lan kiếm Hoàng Long khi trưởng thành củ sẽ mập hơn lon bia, hơi thon phần cổ lá. Bộ lá xòe mở, vút thẳng, bản lá dày và to bậc nhất trong làng kiếm. Thùy lá xanh sạch và lá có thể đạt 5-6cm là rất bình thường. Cây lan kiếm Hoàng Long khi tốt lá có thể đạt 7cm thậm chí hơn. Tình trạng lá láng chuyển sần của khá phổ biến ở cây lan kiếm rừng này. Lá sần mang tính di truyền, cho đến nay chưa có biện pháp chuyển sần thành láng hữu hiệu, bền vững được công bố.
Lan kiếm Hoàng Long có mùi hoa thơm khá đậm. Khi nở hoa sẽ có một màu vàng sáng rực rỡ. Cánh bầu xếp cân đối tương đối khít khi mới nở. Lưỡi trắng ánh hồng quyến rũ, giữa lưỡi có ánh vàng lan vào họng và lên trụ nhụy. Cần hoa xanh, dài, thẳng, dày bông, phân hoa đều, rủ xuống như chuỗi ngọc.
Hoa nở đẹp nhất trong 8-12 giờ đầu khi lưỡi duỗi thẳng, sau đó lưỡi hơi cuộn lại và cánh hoa dần chuyển màu vàng đậm hơn. Còn có dòng “Hoàng Long lùn” với thân lá rất ngắn, có thể do khác biệt lâu ngày về cách cho ăn nắng, cách tách cây, cách phân thuốc.
- Xem thêm: Hoàng Long – Cây Kiếm Quân Vương
Lan Kiếm Vàng Củ Chi
Vàng Củ Chi được mệnh danh là cây kiếm “Trấn Môn”, bởi nó khởi nguồn từ Củ Chi – vùng đất thép thành đồng ở cửa ngõ tây bắc Sài Gòn. Nơi đã hiên ngang vượt qua bao tháng năm lửa đạn khốc liệt. Và cũng bởi thần thái dõng dạc của cây lan kiếm mang đậm tính cách của những người con đất phương Nam vừa kiên trung, bất khuất vừa hào sảng, khoáng đạt và chân tình.
Lan Kiếm Vàng Củ Chi có củ nhỏ, lá cứng ngắn vươn thẳng, đa số sần nhẹ. Bản lá vừa phải (thường không quá 4-5 cm), hai thuỳ đầu lá tròn. Thân lá khiêm tốn có thể coi là một điểm trừ của lan kiếm Vàng Củ Chi. Nhưng nuôi trồng tốt sau 1-2 năm thân lá phát triển mướt xanh không thua kém mấy so với các cây kiếm khác.
Lan kiếm Vàng Củ Chi có hoa mùi thơm dịu nhẹ. Khi nở có cánh hoa hơi nhọn bung thẳng căng, đượm một màu vàng dịu rực rỡ không tỳ vết. Lưỡi to hình trái tim không hề bị cụp. Màu trắng pha sắc hồng, có ánh vàng ở giữa lan lên toàn trụ nhụy. Cần hoa dài, dày hoa, với điểm đặc sắc là phân hoa thành chùm một (từng cụm 2-3-4 hoa cách đều nhau).
Lan Kiếm Xanh Huế
Xanh Huế – cây lan kiếm hoa xanh xứ Huế, hoặc gọi đơn giản là kiếm Huế. Xanh Huế được mệnh danh là cây kiếm “Vô Vi”. Vô Vi bởi nét thuần khiết của cây kiếm var. alba, và còn bởi nơi ấy là đất Phật linh thiêng. Vô Vi là vượt lên trên những vô thường, bất toại nguyện của thực tại, như đóa sen vô nhiễm với bùn lầy. Vượt lên bùn lầy dơ tanh để tỏa hương thơm ngát. Phật pháp bất ly thế gian pháp, nên Vô Vi không phải là không làm gì, bàng quan với thực tại, mà là làm thật tốt những việc cần phải làm. Vô Vi nhắc nhở chúng ta có những lựa chọn hợp lý, làm chủ chính mình, hướng đến sự an yên trong lòng.
Theo đó Kiếm xanh Huế là cây lan có bộ lá khỏe giương vút. Bản lá xanh ngát có thể đạt 6-7cm, mầm măng thuần màu nõn chuối.
Khi nở hoa Lan Kiếm Xanh Huế có hoa mùi thơm dịu thanh thoát. Mặt hoa mang 5 cánh màu xanh ngọc (người đất lúa gọi là màu xanh cốm) không tỳ vết. Kết hợp hài hòa với lưỡi hoa cả 3 thùy màu trắng tinh khôi. Nơi cuống lưỡi hoa điểm một vệt xanh ngọc lan lên toàn trụ nhụy. Bông hoa sáng màu tinh khiết, long lanh như có ánh lân tinh dưới nắng. Cần hoa rủ duyên dáng, tương đối dài và dày hoa.
Đặc trưng cần hoa phân không đều ở 3-4 bông đầu tiên. Hoa nở sau vài ngày sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, ánh xanh mất dần, lưỡi gập (hơi vẹo chút). Càng ở nơi nhiều nắng gió, hoa nở càng mang ánh vàng nhiều hơn.
Lan Kiếm Vị Hoàng
Vị Hoàng được mệnh danh là cây kiếm “Quốc Dân”. Quốc Dân bởi đây là cây kiếm hầu như phải có trong vườn của mỗi kiếm thủ. Dù là người mới chơi hay nghệ nhân, lão làng ai cũng có thể sở hữu được. Nó không quá hiếm, cũng không quá nhiều giá trị, nhưng vẫn đẹp toàn diện, đủ khác biệt với bao cây lan kiếm khác.
Lan Kiếm Vị Hoàng có 2 thùy đầu lá xanh sạch. Bẹ lá nhiều gân, bản lá vừa phải (5cm đổ lại) không dầy nhưng khá cứng, vươn không oằn èo.
Khi nở, hoa có mùi thơm dịu nhẹ. Ba cánh đài của hoa lan kiếm Vị Hoàng sạch sẽ. Hai cánh tràng còn vương vấn chút hơi đồng nơi gốc và chót cánh. Thùy giữa của lưỡi vươn ra có viền trắng và các chấm hoa văn đa dạng sắc thái. Hai thùy bên của lưỡi đượm màu mắm làm bệ đỡ cho trụ nhụy vàng óng. Chính cái trụ nhụy sạch, vàng rực rỡ là điểm nhấn làm nên tên tuổi của Vị Hoàng Kiếm.
Cần hoa xanh, thẳng với sự phân hoa đều nhau trên cần. Hoa văn của lưỡi mỗi lần đơm hoa có thể biến thiên ít nhiều. Đầu trụ nhụy (mũi) sạch hoàn toàn, nhưng cuống trụ nhụy một số bông có thể biến thiên, lem chút màu sẫm.
15.601Từ khóa » đặc điểm Lan Kiếm
-
Lan Kiếm: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cho Cây Ra Hoa đều, đẹp
-
Các Loại Lan Kiếm Quý? Cách Trồng Lan Kiếm Bung Hoa Rực Rỡ - Sfarm
-
Cây Lan Kiếm Có Bao Nhiêu Loại? Đặc điểm & Cách Chăm Sóc
-
Lan Kiếm Có Những Loại Nào, Cách Trồng Và Chăm Sóc Ra Hoa đẹp - Eva
-
Các Loại Hoa Lan Kiếm? Cách Trồng, Chăm Sóc Lan Kiếm Ra Hoa đẹp
-
Top 15 đặc điểm Lan Kiếm
-
Cây Lan Kiếm: Đặc điểm, Phân Loại, Cách Trồng & Giá Bán ưu đãi
-
Lan Kiếm – Phân Loại, đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc - Cây Giống
-
Hoa Lan Kiếm Có Những Loại Nào? Đặc Điểm Của Hoa - CIC32
-
Hoa Lan Kiếm - Loại Lan đẹp Có 1 Số Tác Dụng Trong Y Học
-
Phân Loại Và Đặc Điểm Của Hoa Lan Kiếm
-
Lan Kiếm Tiên Vũ - Cách Trồng Và Chăm Sóc - Vườn Hoa Lan
-
Đặc Điểm Về Lan Kiếm Rừng Bạn Cần Biết - Giống Hoa Lan Cấy Mô