Lăng Ba Vi Bộ Có Phải Môn Võ Mạnh Nhất Thiên Long Bát Bộ? - Dân Việt

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Đông Tây - Kim Cổ
  • Võ thuật
  • Danh nhân lịch sử
  • Hồ sơ mật
  • Bí ẩn khoa học
  • Bí mật quân sự
  • Thâm Cung Bí Sử
Lăng ba vi bộ có phải môn võ mạnh nhất Thiên long bát bộ?

Lăng ba vi bộ có phải môn võ mạnh nhất Thiên long bát bộ?

Thứ tư, ngày 04/05/2022 16:32 PM (GMT+7) Nhờ có Lăng ba vi bộ mà Đoàn Dự dù võ công kém cỏi vẫn có thể né được nhiều đòn tấn công của các cao thủ. Nhưng đây có thực là môn võ thượng thừa của Thiên long bát bộ? Bình luận 0 Dân Việt trên
  • Đông Phương Bất Bại tỉ thí với các cao thủ trong Thiên Long bát bộ thì kết cục thế nào?

  • Vì sao Đoàn Dự không thể là cao thủ số 1 trong "Thiên long bát bộ"?

  • Không phải Lục mạch thần kiếm, đâu là võ công vô địch "Thiên long bát bộ"?

  • "Phiên bản thật" của Đoàn Dự trong Thiên Long Bát Bộ: Hoàng đế xuất gia

Trong Thiên long bát bộ, Lăng ba vi bộ được nhà văn Kim Dung mô tả như một loại võ công thượng thừa. Cái tên Lăng ba vi bộ được trích ra từ câu thơ trong bài "Lạc thần phú" của Tào Thực (thời Tam Quốc) là "Thể tấn phi băng, phiêu hốt nhược thần, lăng ba vi bộ, la miệt sinh trần". Lăng ba vi bộ là môn khinh công độc môn của Tiêu Dao phái.

Môn khinh công độc môn của Tiêu Dao phái

Bộ môn khinh công này do Tiêu Dao Tử sáng tạo ra. Ông đã truyền lại cho đệ tử của mình là Vô Nhai Tử. Sau này, Vô Nhai Tử lấy Lý Thu Thủy và đến Vô Lượng sơn động ẩn cư, ông đã để lại bộ bí kíp này khi rời khỏi nơi này. Vô Nhai Tử đã giấu 2 bí kíp Bắc minh thần công và Lăng ba vi bộ vào trong 1 tấm bồ đoàn được đặt trước bức tượng ngọc bích mà mình đã tạc.

Bí kíp Lăng ba vi bộ được Đoàn Dự tìm thấy trong Vô Lượng sơn động khi chàng ta bị rơi xuống đây. Kỳ thực, Lăng ba vi bộ không phải là một công phu riêng mà là một thức nằm ở trang cuối trong bộ bí tịch Bắc minh thần công. Thông thường, sau khi luyện thành Bắc minh thần công, người học sẽ tập luyện tới Lăng ba vi bộ.

Lăng ba vi bộ có phải môn võ mạnh nhất Thiên long bát bộ: Người đọc đừng dễ dàng để bị lừa - Ảnh 1.

Lăng ba vi bộ là môn khinh công do Tiêu Dao Tử sáng tạo ra. (Ảnh: Baidu)

Lăng ba vi bộ là bộ pháp dựa vào phương vị 64 quẻ của Kinh dịch mà tạo thành. Khi gặp đối thủ, người luyện sẽ dựa vào bộ pháp này để khiến cho mình không bị đánh trúng. Sở dĩ, Lăng ba vi bộ có thể giúp người luyện như vậy là bởi Kinh dịch vốn biến ảo không lường nên bộ khinh công này cũng bách biến đa dạng, một khi đã thi triển thì kẻ địch khó lòng nắm bắt. Vì thế, Đoàn Dự dù võ công kém nhưng khi gặp nguy hiểm vẫn có thể thoát nạn nhờ Lăng ba vi bộ.

Ngoài ra, trong Thiên long bát bộ cũng ghi rằng, sau khi đi 1 vòng bằng Lăng ba vi bộ, nội lực của người luyện sẽ được gia tăng. Nếu người học tập luyện lâu dài còn có thể trở thành 1 cao thủ võ lâm. Điều này đã khiến Lăng ba vi bộ trong mắt người hâm mộ trở thành một môn võ thần thánh.

Tuy nhiên, theo trang tin Sohu, nếu suy xét kỹ thì nội dung của Thiên long bát bộ đã đánh giá quá cao môn võ Lăng ba vi bộ. Sự thực thì đây chỉ là một bộ môn rất tầm thường, thậm chí có nhiều sơ hở khiến kẻ địch dễ dàng hạ gục người dùng nó. Hãy cùng theo dõi qua 2 đặc điểm này của Lăng ba vi bộ.

Lăng ba vi bộ có thực sự thượng thừa?

Thứ nhất, Lăng ba vi bộ có thể giúp người sử dụng tránh né được sự tấn công ở nhiều hướng. Thế nhưng đối với những tuyệt kỹ như Hàng long thập bát chưởng, Nhất dương chỉ, Lục mạch thần kiếm hay võ công của Thiếu Lâm phái thì nó hoàn toàn chẳng có tác dụng gì.

Nguyên nhân là bởi Tiêu Dao phái chưa thu thập được các bí kíp như Hàng long thập bát chưởng hay Nhất dương chỉ. Ngoài ra, Lăng ba vi bộ vốn được sáng tạo ra dựa trên Kinh dịch, còn các môn võ công của Thiếu Lam phái vốn không dựa trên Kinh dịch. Hơn nữa, dù Lăng ba vi bộ là môn võ của Tiêu Dao phái nhưng Lý Thu Thủy và Thiên Sơn Đồng Lão không hề triển khai tuyệt kỹ này khi giao đấu. Từ đây có thể thấy Lăng ba vi bộ vốn không thực sự là môn võ công lợi hại.

Lăng ba vi bộ có phải môn võ mạnh nhất Thiên long bát bộ: Người đọc đừng dễ dàng để bị lừa - Ảnh 2.

Đoàn Dự đã dùng Lăng ba vi bộ để thoát khỏi nhiều lần bị truy đuổi. (Ảnh: Baidu)

Thứ hai là, tốc độ của Lăng ba vi bộ thực sự không hề nhanh. Bởi từng có lần Kiều Phong và Đoàn Dự đã từng tỷ thí cước lực (sức của đôi bàn chân). Ngay lúc tỷ thí đó, Đoàn Dự dù dùng Lăng ba vi bộ nhưng vẫn khó lòng vượt qua Kiều Phong.

Về nội lực thì Kiều Phong không thể vượt qua Đoàn Dự, bởi Đoàn Dự đã hút được nội công của rất nhiều cao thủ trên giang hồ, vì thế anh ta đã nói rằng nếu tiếp tục thi thì mình sẽ khó lòng vượt qua Đoàn Dự. Tuy nhiên, qua đây chúng ta cũng thể thấy, nếu Đoàn Dự không kết hợp với nội công thâm hậu có được nhờ Bắc minh thần công thì anh ta không thể thắng được Kiều Phong. Như vậy, tốc độ di chuyển của Lăng ba vi bộ cũng không phải là nhanh.

Qua 2 đặc điểm trên, Lăng ba vi bộ thực ra có thể nói là một bộ môn võ công tầm thường, thực sự thì nó đã được nhiều người đánh giá quá cao. Xét trên thực tế, Lăng ba vi bộ vừa nhiều kẽ hở lại không đạt được tốc độ nhanh nên xếp nó vào hàng võ công thượng thừa là chưa chuẩn. Điều này cũng đã chứng minh rằng vì sao mà Nhất Đăng đại sư (Đoàn Trí Hưng) trong tiểu thuyết "Thần điêu hiệp lữ" không hề biết môn võ công Lăng ba vi bộ dù ông là cháu nội đời sau của Đoàn Dự.

  • Vì sao các nhân vật chính trong kiếm hiệp Kim Dung đều... mô côi cha?

    Vì sao các nhân vật chính trong kiếm hiệp Kim Dung đều... mô côi cha? 25/04/2022 14:32

  • Quách Tĩnh có thật chống quân Mông Cổ oanh liệt như truyện Kim Dung?

    Quách Tĩnh có thật chống quân Mông Cổ oanh liệt như truyện Kim Dung? 03/03/2022 18:42

  • 4 mỹ nhân trong Kim Dung "liễu yếu đào tơ" nhưng khiến võ lâm nổi sóng

    4 mỹ nhân trong Kim Dung "liễu yếu đào tơ" nhưng khiến võ lâm nổi sóng 07/03/2022 21:30

  • Doãn Chí Bình là đạo sĩ có thật, mang tiếng oan vì Kim Dung?

    Doãn Chí Bình là đạo sĩ có thật, mang tiếng oan vì Kim Dung? 11/01/2022 19:30

PV (Theo Trí Thức Trẻ) Từ khóa:
  • Thiên long bát bộ
  • Kiếm hiệp Kim Dung
  • Đoàn Dự
  • Kim Dung
  • tiểu thuyết Kim Dung
  • Lăng ba vi bộ
  • thâm cung bí sử
  • ông hoàng bà chúa
  • lịch sử Trung Quốc
  • lịch sử Trung Hoa
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • Vị vua giỏi chiến trận nhất Việt Nam: Khiến kẻ thù sợ như cọp và cái chết bí ẩn

    Vị vua giỏi chiến trận nhất Việt Nam: Khiến kẻ thù sợ như cọp và cái chết bí ẩn

  • Trong mộ cổ 6.000 năm tuổi ở Trung Quốc, phát hiện dấu tích về sự tồn tại của rồng

    Trong mộ cổ 6.000 năm tuổi ở Trung Quốc, phát hiện dấu tích về sự tồn tại của rồng

  • Những người sinh vào 3 tháng Âm lịch này đường đời được quý nhân trợ giúp, hậu vận sung túc, giàu có

    Những người sinh vào 3 tháng Âm lịch này đường đời được quý nhân trợ giúp, hậu vận sung túc, giàu có

  • Sau khi đoạt ngai vàng từ cháu ruột, Chu Đệ làm gì để củng cố quyền lực?

    Sau khi đoạt ngai vàng từ cháu ruột, Chu Đệ làm gì để củng cố quyền lực?

  • Thần Tài gửi phước lành, 3 con giáp đếm tiền mỏi tay trong tháng 1, Tết về no ấm, đáng ghen tị

    Thần Tài gửi phước lành, 3 con giáp đếm tiền mỏi tay trong tháng 1, Tết về no ấm, đáng ghen tị

  • "Con sen” có ý nghĩa là gì?

    "Con sen” có ý nghĩa là gì?

Tin nổi bật
  • 4 nhân tài đỉnh cao Lưu Bị từng bỏ lỡ: Người cuối cùng vượt trội Gia Cát Lượng

    4 nhân tài đỉnh cao Lưu Bị từng bỏ lỡ: Người cuối cùng vượt trội Gia Cát Lượng

  • Vì sao yêu quái lại thèm thuồng thịt Đường Tăng hơn quả nhân sâm ngàn năm?

  • Nhà thơ lớn nào của Việt Nam được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm thơ thế giới?

  • "Tứ đại mỹ nhân họa quốc" trong lịch sử Trung Quốc gồm những ai?

Xem thêm

Từ khóa » đoàn Dự Học Lăng Ba Vi Bộ