Làng Dệt Vải Lanh Lùng Tám

Khám phá

Làng dệt vải lanh Lùng Tám
  • 27/12/2021
Làng dệt vải lanh Lùng Tám (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ) được du khách trong nước lẫn nước ngoài yêu thích. Đến với làng dệt lanh Lùng Tám ngoài mua những món quà đặc sắc mang về thì bạn còn có thể tìm hiểu nét độc đáo của một làng nghề dệt thổ cẩm lâu đời của người Mông sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang. Đến với làng dệt thủ công Lùng Tám, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tất bật trong cuộc sống hằng ngày của người dân bản địa nơi. Người phụ nữ Mông khéo léo ngồi trước khung cửi, cần mẫn làm nên những tấm vải đẹp, những sản phẩm thổ cẩm độc đáo. Với người phụ nữ Mông, làm ra được một tấm vải lanh tốt chính là một niềm tự hào. Nguyên liệu chính để dệt vải ở Lùng Tám là sợi lanh. Hầu hết những người phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành đều có những mảnh nương riêng để trồng lanh. Cây lanh sau khi thu hoạch được lựa chọn kỹ, đem đi ngâm và tuốt ra thành từng sợi nhỏ. Tiếp theo, sợi lanh sẽ được cuộn lại vào các khung quay. Để sợi lanh mềm, phụ nữ Mông thường đem đi luộc hoặc hấp. Người dân Lùng Tám tạo màu cho sợi lanh bằng màu nhuộm có nguồn gốc từ tự nhiên như lá cây rừng, các loại gỗ và đảm bảo không dùng hóa chất công nghiệp.
Nguyên liệu chính để làm nên những tấm thổ cẩm là từ những sợi lanh. Những cây lanh được trồng ở trong xã hoặc vùng lân cận và được các nghệ nhân Lùng Tám chọn lựa rất kỹ, sau khi ngâm và tuốt sẽ tách ra từng sợi nhỏ. Ảnh: Thanh Giang/VNP Nghề dệt lanh ở Lùng Tám Hà Giang là một nghề thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời, không chỉ đem lại thu nhập cho các hộ gia đình ở làng Lùng Tám mà còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Mông. Ảnh: Thanh Giang/VNP Công đoạn se sợi lanh để làm nguyên liệu. Ảnh: Thanh Giang/VNP Để có được sản phẩm hoàn chỉnh thì cần phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Ảnh: Thanh Giang/VNP Điểm nhấn của những sản phẩm là chất liệu lanh 100% và được làm bằng tay theo phương pháp thủ công từ xưa truyền lại cho tới bây giờ. Ảnh: Thanh Giang/VNP Người Mông ở Lùng Tám rất chuộng vải lanh hơn vải bông, họ cho rằng vải lanh bền chắc hơn vải bông. Hơn nữa, về mặt tâm linh họ quan niệm rằng vải lanh là cầu nối gắn kết giữa con người và thế giới tâm linh. Ảnh: Thanh Giang/VNP Không chỉ giỏi dệt vải, người Mông ở Lùng Tám còn có kỹ thuật nhuộm chàm mà khó có nơi nào sánh được. Nhuộm chàm là công việc vất vả, mất nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Ảnh: Thanh Giang/VNP Khâu nhuộm màu cũng rất đặc biệt. Tất cả các màu đều được làm từ lá cây rừng như chè, ổi hay củ nâu hoặc loại gỗ khác mà tuyệt đối không có hóa chất công nghiệp nào. Ảnh: Thanh Giang/VNP
Người Mông dệt vải bằng khung cửi. Sau khi dệt xong, hình thành nên tấm vải, họ đem đi giặt nhiều lần cho thật trắng. Tiếp đó trải lên khúc gỗ tròn, dùng phiến đá có chà sáp ong lăn qua lăn lại cho đến khi tấm vải mềm và sợi vải bóng hơn. Vải được đem đi ngâm trong dung dịch chàm khoảng 1 tiếng rồi mang ra phơi, khi ráo nước lại ngâm vào dung dịch tiếp, quá trình lặp đi lặp lại 5 - 6 lần. Sau đó, vải được đem đi nhuộm, quá trình nhuộm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, gặp hôm trời nắng chỉ khoảng 3 - 4 ngày đã khô còn nếu trời mưa có thể kéo dài vài tháng. Chính vì công đoạn nhuộm vải kĩ mà màu chàm trên vải của người Mông luôn có cảm giác tươi mới và bền lâu. Một trong những nét đặc biệt của vải lanh Lùng Tám đó chính là việc tạo hoa văn. Họa tiết đều thực hiện bằng kỹ thuật thêu tay, đắp vải màu, vẽ hoa văn sáp ong. Người Mông sáng tạo ra việc dùng sáp ong để vẽ trên vải trắng theo những khối hình thoi hoặc hình vuông, đối xứng nhau giúp cho hoa văn trên tấm vải được bền hơn. Đây là công đoạn khó, đòi hỏi sự tỉ, khéo léo và sáng tạo từ người thợ.
Những sản phẩm dệt lanh của người Lùng Tám Hà Giang phần lớn đều được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, ít xuất hiện ở thị trường trong nước nên vì thế mà có thể nhiều người chưa biết đến những sản phẩm thủ công tinh xảo này. Ảnh: Thanh Giang/VNP Những sản phẩm đa dạng của làng dệt Lùng Tám như quần áo, ví, khăn, chăn, khăn trải bàn, túi thổ cẩm, tấm trang trí, vỏ gối… Ảnh: Thanh Giang/VNP
Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám hiện có rất nhiều sản phẩm đa dạng như quần áo, túi xách, ví,.. Mỗi sản phẩm đều được người dân địa phương làm từ những công đoạn đầu tiên, thể hiện được văn hóa của con người sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Không chỉ theo chân du khách đến mọi miền đất nước mà sản phẩm của làng dệt Lùng Tám còn được xuất khẩu đến hơn 20 nước như Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sỹ,.. Dù ở đâu, các sản phẩm của người dân Lùng Tám cũng được ưa chuộng bởi nét độc đáo đến từ chất liệu đến hoa văn rực rỡ./. Bài: Công Đạt - Ảnh: Thanh Giang

Xem thêm

Khám phá Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Khám phá Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

  • 16/12/2024
  • Khám phá
Nằm khu vực Đại lộ Thăng Long (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là công trình trưng bày hơn 150.000 hiện vật, chứng tích lịch sử vô giá về những cuộc chiến tranh ở Việt Nam (đặc biệt là 2 cuộc chiến chống thực dân và đế quốc) nhằm giúp du khách tham quan tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đầy tự hào của quân và dân ta. Sài Gòn năng động

Sài Gòn năng động

  • 06/12/2024
  • Khám phá
Những điều kinh hãi trong buồng giam ở tử ngục Chín Hầm

Những điều kinh hãi trong buồng giam ở tử ngục Chín Hầm

  • 29/11/2024
  • Khám phá
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

  • 26/11/2024
  • Khám phá
Nam Xuân Lạc, vẻ đẹp của lịch sử, tài nguyên và thiên nhiên

Nam Xuân Lạc, vẻ đẹp của lịch sử, tài nguyên và thiên nhiên

  • 15/11/2024
  • Khám phá
Hồi sinh Chùa Cầu

Hồi sinh Chùa Cầu

  • 28/10/2024
  • Khám phá
Nét đẹp trong lễ Sen Dolta của người Khmer

Nét đẹp trong lễ Sen Dolta của người Khmer

  • 25/10/2024
  • Khám phá
Xem thêm
  • Tiêu điểm
    • Asean
  • Tin tức
  • Phóng sự chuyên đề
  • Khám phá
    • Du lịch
    • Ẩm thực
  • Văn hóa
    • Nghệ thuật
    • Đời sống Việt
    • Thể thao
    • Thời trang
  • Kinh tế
    • Tiềm năng địa phương
    • Thương hiệu Việt
    • Nghề Việt
  • Chân dung
    • Bạn bè với Việt Nam
  • Multimedia
    • Video
    • Slideshow
    • Phóng sự ảnh
Top

Từ khóa » Dệt Vai