Làng Gốm Thanh Hà điểm Tham Quan Nổi Tiếng Nhất Hội An

làng gốm thanh hà hội an
Làng gốm Thanh Hà - nơi lưu giữ nghề làm gốm suốt 500 năm qua.

Nói đến Hội An, có lẽ mọi người sẽ biết nhiều hơn qua những bức ảnh phố cổ trầm mặc, cổ kính, những chiếc lồng đèn xinh xắn hay Chùa Cầu cũ kỹ. Nếu bạn có quay trở lại đây thêm một lần nữa, hãy dành trọn ít thời gian, để đến với làng gốm Thanh Hà Hội An. Đây là một cái tên không quá nổi bật, ấn tượng nhưng lại chứa đựng cả một tuổi thơ của bao người. Ít nhất là của những thế hệ đã từng gắn bó với nghề làm gốm từ bao đời nay.

MỤC LỤC

  • 1 Giới thiệu đôi nét về làng gốm Thanh Hà, Hội An
  • 2 Làng gốm Thanh Hà Hội An ở đâu – Bản đồ làng gốm Thanh Hà
  • 3 Lịch sử làng gốm Thanh Hà Hội An
  • 4 Cách sản xuất ra các sản phẩm gốm Thanh Hà
  • 5 Đi làng gốm Thanh Hà Hội An nên lựa chọn phương tiện nào?
    • 5.1 Đi làng gốm Thanh Hà bằng xe máy
    • 5.2 Đi làng gốm Thanh Hà bằng taxi
    • 5.3 Đi làng gốm Thanh Hà Hội An bằng thuyền
    • 5.4 Đi làng gốm Thanh Hà bằng xe bus
    • 5.5 Đi làng gốm Thanh Hà bằng xe ôm
    • 5.6 Đi làng gốm Thanh Hà bằng xe đưa đón
  • 6 Kinh nghiệm đi làng gốm Thanh Hà Hội An hữu ích cho bạn
    • 6.1 Đi làng gốm Thanh Hà Hội An nên đi vào thời gian nào?
    • 6.2 Cần chuẩn bị gì trước khi đi làng gốm Thanh Hà Hội An?
  • 7 Tham quan làng gốm Thanh Hà Hội An bạn sẽ được trải nghiệm những gì?
    • 7.1 Khám phá làng nghề gốm có tuổi đời hơn 500 năm
    • 7.2 Tìm hiểu về quy trình làm ra các sản phẩm gốm Thanh Hà Hội An
    • 7.3 Tự mình tạo nên những sản phẩm gốm handmade
    • 7.4 Selfie tại công viên đất nung Thanh Hà
  • 8 Đến làng gốm Thanh Hà Hội An mua gì về làm quà?
  • 9 Giá vé làng gốm Thanh Hà Hội An bao nhiêu tiền, mua ở đâu?
  • 10 Tour Hội An 1 ngày có đi ngang qua làng gốm Thanh Hà hay không?
  • 11 Nên đi làng gốm Thanh Hà Hội An kết hợp với những địa điểm nào?
  • 12 Nên ăn gì ở làng gốm Thanh Hà Hội An
    • 12.1 Cao lầu Hội An
    • 12.2 Bún mắm nêm
    • 12.3 Cơm gà Hội An
    • 12.4 Bánh bao, bánh vạc
    • 12.5 Bánh mì Hội An

Giới thiệu đôi nét về làng gốm Thanh Hà, Hội An

Làng Thanh Hà cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3km, có lịch sử hình thành và phát triển đến 500 năm, từ thế kỷ 16 cho đến thế kỷ 21. Trước đây, làng vốn nằm gần sông Thu Hồn, con sông huyền thoại của xứ Quảng. Đó cũng điều kiện để hình thành nghề làm gốm như bây giờ. Nơi đây trước kia vô cùng thông thoáng, Hội An khi xưa cũng là cửa ngõ ra vào của tàu thuyền của các thương gia người Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha.

làng gốm thanh hà hội an
Làng gốm Thanh Hà là làng nghề nổi tiếng bên cạnh nghề làm lồng đèn, nghề trồng rau

Các sản phẩm chính là làng gốm Thanh Hà là gốm thô, với nhiều chủng loại phổ biến như nồi, chậu, cối, chum vại, chậu kiểng, bình hoa, bồn binh, tò he. Chúng được yêu thích bởi thành phẩm đẹp, nhẹ hơn các sản phẩm đất nung ở nơi khác. Đặc biệt, gốm Thanh Hà mang màu gạch đỏ đặc trưng, một số các sản phẩm khác cũng mang cả màu hồng vàng, hồng cho đến gạch nâu, xám đen nên thu hút khách đến mua.

Ngày nay, làng gốm Thanh Hà, Hội An hoạt động không chỉ vì mục đích buôn bán như trước đây, mà chủ yếu để phục vụ khách đến tham quan. Dù là khách Việt hay khách nước ngoài đều được các nghệ nhân của làng gốm chào đón một cách nhiệt tình. Không chỉ tao ra các mặt hàng truyền thống, cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh mà nhiều nghệ nhân, bạn trẻ còn sáng tạo thêm nhiều mẫu gốm lạ mắt, dùng để trang trí cho các khách sạn, nhà hàng, resort,vv…

Làng gốm Thanh Hà Hội An ở đâu – Bản đồ làng gốm Thanh Hà

Địa chỉ: Đường Phạm Phán, P. Thanh Hà, TP. Hội An, Quảng Nam

Để di chuyển đến với làng gốm Thanh Hà cực kỳ đơn giản, không khó một chút nào. Bạn chỉ cần tra google để đến đường Phạm Phán hoặc là đường Duy Tân, từ đây đi vào khu vực làng gốm rất gần. Kế đó là công viên đất nung Thanh Hà. Bạn có thể đi kết hợp cả hai địa điểm này. Một nơi để tìm hiểu thêm về nghề gốm, còn một nơi là trưng bày các sản phẩm gốm và cũng là nơi có những mô hình kỳ quan bằng gốm rất đẹp.

>> Gợi ý: Thuê xe máy Hội An | Gợi ý 15 địa chỉ thuê xe giá rẻ, đáng tin cậy nhất

làng gốm thanh hà hội an
Làng gốm nằm ngay sát bên dòng sông Thu Bồn.

Ngoài ra, bạn có thể đi theo hướng dọc bờ sông Thu Bồn theo hướng quốc lộ 1A. Sau đó, hỏi đường đến chợ cá Thanh Hà 1, vậy là đã có thể đi đến làng gốm được rồi.

Lịch sử làng gốm Thanh Hà Hội An

Với bất kỳ một địa điểm nào, khi chúng ta đến đó, thì việc tìm hiểu về lịch sử, quá trình hình thành của nó là một điều nên biết. Điều này càng trở nên cần thiết với một điểm tham quan mang giá trị lịch sử, văn hóa như là làng gốm Thanh Hà ở Hội An. Gốm là một nghề của người Hội An xưa, nay nó đã trở thành một làng nghề truyền thống.

Theo lời kể của những bô lão trong làng, làng gốm Thanh Hà đã có mặt từ rất lâu, khoảng thế kỷ thứ 16. Trước đây, làng gốm ngụ tại làng Thanh Chiêm, sau đó vì một số lý do mà chuyển về Nam Diêu, nay là làng Thanh Hà, TP. Hội An như hiện nay. Thời kỳ phát triển huy hoàng nhất của làng gốm từ từ thế kỷ 17 cho đến thế kỷ 18. Lúc đó, các sản phẩm gốm ở đây được chọn làm sản vật để tiến vua, vì thế mà thương hiệu gốm Hội An cũng được nhiều người biết đến. Các thương nhân đến từ các nước khác cũng đến đây để mua gốm với số lượng lớn. Thời điểm đó, gốm làm bao nhiêu cũng không cung cấp đủ, hàng trăm lò gốm phải đỏ lửa mỗi ngày trong suốt 6 tháng trời.

làng gốm thanh hà hội an
Làng gồm còn tồn tại là bởi những người nghệ nhân có tâm, có tài.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, đặc biệt là qua hai cuộc chiến tranh Pháp và Mỹ tàn khố, làng gốm dần bị mai một đi. Nhiều nghệ nhân gốm phải đổi nghề, một số khác tìm nơi khác để kiếm sống, không còn giữ được nét văn hóa cha truyền con nối như đời trước.

Những tưởng, làng gốm sẽ bị mọi người lãng quên. Thế nhưng, thật may mắn, kể từ khi du lịch Hội An phát triển hơn, thu hút được nhiều du khách nước ngoài đến tham quan thì làng gốm Thanh Hà lại một lần nữa được tái sinh. Với lòng yêu nghề, yêu quê hương, những nghệ nhân nơi đây đã quyết tâm vực dậy nét đẹp của một làng nghề truyền thống.  Và kể từ khi phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới, làng nghề đã được đầu tư, phát triển để trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn.

Cách sản xuất ra các sản phẩm gốm Thanh Hà

Gốm là một trong những sản phẩm đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, khéo léo trong một kỹ thuật cao thì mới có thể cho ra những tác phẩm gốm đẹp. Quy trình để cho ra một con tò he hay một con heo đất, đều phải trải qua những bước cơ bản như sau:

Đầu tiên, đất sét được lấy về, đem dăm rất kỹ, xén mỏng đến 3-4 lần rồi mới dùng chân để chà qua cho đến khi có độ liên kết tốt.

làng gốm thanh hà hội an
Chuốt gốm là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, quen tay.

Sau đó, khi đã có một hỗn hợp đất sét có độ dính như yêu cầu, người ta sẽ chia chúng thành những phần nhỏ. Để tham gia vào quá trình tạo hình gốm, cần phải có sự kết hợp giữa hai người, thường phụ nữ sẽ đảm nhiệm việc này. Trong khi có một người đứng trên 1 chân, chân còn lại đập lên bàn xoay thì người còn lại sẽ dùng kỹ thuật của mình để đặt con đất lên bàn xoay, cuốn sao cho thành hình con kén. Sau đó, dùng cái sò, vòng hoặc giẻ thấm nước để bắt đầu chuốt gốm.

Đây là công đoạn khó nhất, bởi người thợ phải quen tay, kết hợp với kỹ thuật cao để tạo hình gốm như yêu cầu. Sau khi đã tạo dáng xong, thì đem gốm ra sân phơi nắng. Đợi gốm hơi khô se lại thì lại đem vào để dập hoa văn. Sau đó, lại tiếp tục mang ra phơi cho thật kỹ. Cuối cùng, đem cho vào lò nung.

làng gốm thanh hà hội an
Gốm sau khi tạo hình đem phơi cho khô.

Những sản phẩm gốm khi ra lò có màu đỏ đẹp, cứng chắc và cầm lên thấy nhẹ tay. Tùy vào từng sản phẩm mà gốm có thể dập hoa văn hoặc là không. Theo kinh nghiệm của những người nghệ nhân, thời gian trung bình để nung lò là khoảng 15 ngày.

>>> Nơi minh chứng cho 1 thời phồn vinh của Phố Hội: Bảo Tàng Gốm Sứ Hội An

Đi làng gốm Thanh Hà Hội An nên lựa chọn phương tiện nào?

Đi làng gốm Thanh Hà bằng xe máy

Chỉ cách Đà Nẵng khoảng tầm 30km, nên mọi người vẫn thường chọn cách đi xe máy là phổ biến. Vì đường vào làng gốm khá hẹp, nên thuận tiện nhất vẫn là đi xe máy. Hơn nữa, với một Hội An đầy cổ kính, thơ mộng như vậy thì việc tự túc bằng xe máy chắc chắn sẽ mang đến nhiều cảm xúc tự do, thoải mái hơn.

Vì làng gốm Thanh Hà nằm ngay trong thành phố Hội An, chỉ cách phố cổ khoảng 3km nên tìm đường đến đây không khó. Nếu bạn lưu trú ở Hội An, có thể mượn xe máy của khách sạn nơi mình đang ở, hoặc là thuê xe máy ngay tại đây.

thuê xe máy đà nẵng
Đà Nẵng và Hội An có dịch vụ thuê xe máy khá nở rộ.

Còn nếu bạn xuất phát từ Đà Nẵng, muốn đi làng gốm Thanh Hà, thì nên thuê xe máy Đà Nẵng. Với đoạn đường 30km, tính ra bạn chỉ mất khoảng 30 phút để đến phố cổ, và mất tầm 10 phút nữa để đi lên làng gốm. Lưu ý, nếu đi xe máy bạn bắt buộc phải gửi xe ở bên ngoài để đi bộ vào bên trong. Còn nếu đi xe đạp có thể đi vào bên trong để tham quan mọi thứ.

Đi làng gốm Thanh Hà bằng taxi

Đây là phương tiện khá phổ biến ở phố cổ Hội An, nhưng giá chắc chắn sẽ cao hơn so với xe máy. Theo kinh nghiệm, bạn nên hẹn tài xế quay trở lại đón, hoặc là giữ lại số điện thoại để gọi họ đón về phố cổ. Vì ở làng gốm taxi không nhiều nên rất khó bắt. Vì Grap không còn hoạt động ở Hội An nên bạn không thể sử dụng ứng dụng đặt xe này.

Đi làng gốm Thanh Hà Hội An bằng thuyền

Nghe có vẻ khá lạ nhưng vì làng gốm nằm ngày bên bờ sông Thu Bồn, nên bạn có thể tới đây bằng cách đi thuyền. Người lái thuyền sẽ đưa bạn đến với bến thuyền ngay tại miếu Nam Diêu, để bắt đầu tham quan làng gốm. Thời gian để di chuyển bằng thuyền khoảng tầm 30 phút, vì thuyền đi khá chậm để du khách có thể ngắm cảnh thêm. Tuy nhiên, giá để đi thuyền đắt hơn các phương tiện khác, tầm 150k/ người.

Thuyền là phương tiện di chuyển độc đáo ở Hội An

Đi làng gốm Thanh Hà bằng xe bus

Đây là phương án dành cho những bạn ở Đà Nẵng, muốn du lịch Hội An tự túc theo kiểu tiết kiệm. Hiện mỗi ngày vẫn có những tuyến xe bus chở khách từ Đà Nẵng đi Hội An, đón tại các điểm chính tại Đà Nẵng và trả khách tại bến xe Hội An. Giá vé khoảng 20k/ người. Sau khi xuống xe, bạn bắt buộc phải thuê taxi hoặc taxi để đến làng gồm như kế hoạch trước đó. Vì vậy, chi phí cũng không rẻ hơn là mấy.

Đi làng gốm Thanh Hà bằng xe ôm

Nếu đi lẻ, nhóm ít người các bạn chỉ cần gọi xe ôm là được, giá cả cũng không đắt. Hơn nữa, xe ôm tại Hội An cũng khá nhiều, nên bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Lời khuyên là nên thỏa thuận về giá cả trước khi lên xe.

Đi làng gốm Thanh Hà bằng xe đưa đón

Đây là sự lựa chọn khá chủ động, dù là khởi hành ở Hội An hay Đà Nẵng đều hợp lý. Phương tiện này thích hợp cho nhóm đông người, có người lớn và trẻ nhỏ đi cùng. Thường thì, mọi người sẽ thuê xe đưa đón đi kết hợp thêm một số các địa điểm khác.

Kinh nghiệm đi làng gốm Thanh Hà Hội An hữu ích cho bạn

Đi làng gốm Thanh Hà Hội An nên đi vào thời gian nào?

Làng gốm Thanh Hà mở cửa quanh năm nên bạn có thể đi vào bất kỳ thời điểm nào, sao cho phù hợp với lịch trình của mình nhất. Thời điểm mà làng gốm rộn ràng, tấp nập nhất là vào mùa khô, tầm khoảng tháng 2 cho đến tháng 9. Lúc này, nắng nhiều, ít mưa rất lý tưởng để phơi gốm. Như vậy, việc tham quan làng gốm cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn, nếu đi vào mùa mưa làng gốm sẽ ít hoạt động hơn.

Đặc biệt, cứ vào mồng 10 tháng Giêng, người lân ở làng gốm lại tổ chức lễ tế Xuân, với mong ước cầu mong các chư thần, tổ nghề phù hộ độ trì cho làng gốm cả một năm bình an, phát triển. Nếu có dịp du lịch Hội An vào thời gian này, đến với làng gốm Thanh Hà, du khách sẽ có thể tham gia vào lễ rước kiệu Tổ nghề gốm cùng vô vàn các trò chơi như thi chuốc gốm, kéo co, nấu cơm niêu,vv…

Cần chuẩn bị gì trước khi đi làng gốm Thanh Hà Hội An?

Trước khi ghé thăm làng gốm Thanh Hà Hội An, thực ra bạn không cần phải chuẩn bị gì nhiều đâu. Vì đến đây chủ yếu là để tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất gốm cũng như là chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm. Thứ bạn nên chuẩn bị duy nhất chỉ có là một chiếc điện thoại xịn hoặc một chiếc máy ảnh. Đơn giản là để ghi lại bất kỳ những khoảnh khắc nào mà bạn ấn tượng. Rồi thì check in đủ kiểu đủ dáng bên những sản phẩm gốm đẹp mắt hay ở khu công viên đất nung Hội An.

Tham quan làng gốm Thanh Hà Hội An bạn sẽ được trải nghiệm những gì?

Khám phá làng nghề gốm có tuổi đời hơn 500 năm

Đã từng có thời gian bị mai một, nay đã được phục dựng nhưng đến với làng gốm Thanh Hà Hội An, bạn vẫn có thể cảm nhận rõ rệt nét dân dã của một làng nghề cổ xưa. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội được hòa mình vào không gian tươi mát, yên bình của làng quê Việt Nam. Nơi có lũy tre, giếng nước, những con đường đất cùng những ngôi nhà nhỏ xinh, thấp thoáng sau hàng cây.

làng gốm thanh hà hội an
Những sản phẩm gốm tại đây có khả năng ứng dụng trong đời sống.

Tìm hiểu về quy trình làm ra các sản phẩm gốm Thanh Hà Hội An

Điều thú vị khi ghé thăm làng gốm Thanh Hà, đó là được tận mắt mục sở thị quy trình tạo ra một sản phẩm gốm là như thế nào. Từ những thỏi đất sét vô hồn, qua bàn tay điêu luyện của những người nghệ nhân bỗng trở thành những sản phẩm có hồn hơi bao giờ hết.

Làng gốm Thanh Hà sẽ cho bạn thật nhiều những điều thú vị. Đó là các sản phẩm gốm ở đây có sự khác biệt so với gốm ở nơi khác, đó là quy trình sản xuất gốm hoàn toàn từ thủ công. Sau khi tạo hình, gốm không được tráng men mà được nung bằng lò củi truyền thống để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Tùy thuộc vào lò úp và lò ngửa, người ta sẽ đem nung lò từ 1-2 ngày.

quy trình chuốt gốm ở hội an
Sự kết hợp luân phiên của quy trình làm gốm.

Điều mà bạn cảm thấy có một chút ấn tượng, xen lẫn sự thán phục đó là người dân làng Thanh Hà nung gốm không cần bất kỳ một dụng cụ đo nhiệt nào cả. Họ làm gốm thông qua cảm quan và kinh nghiệm của mình.

Tự mình tạo nên những sản phẩm gốm handmade

Sau khi đã “bỏ túi” cho mình một vài những kinh nghiệm nho nhỏ, sau khi ngắm nhìn những người nghề nhân làm, thì bạn cũng đã sẵn sàng để chuốt gốm rồi. Nhìn những bàn tay nhẹ nhàng của họ, trông đơn giản nhưng chỉ khi trực tiếp làm mới thấy, để cho ra một sản phẩm gốm đẹp, đều thì không hề dễ dàng. Dù là lần đầu, có hơi bỡ ngỡ nhưng bạn cũng đừng lo lắng, sẽ có những cô chú “cầm tay chỉ việc” cho bạn. Qủa thật là một trải nghiệm đáng nhớ.

Selfie tại công viên đất nung Thanh Hà

Với mục đíc bảo tồn, phát huy nét đẹp của nghề gốm, đồng thời đưa các sản phẩm gốm Việt Nam nói riêng và gốm Thanh Hà nói riêng vươn ra thế giới, thành phố Hội An đã cho xây dựng Công viên đất nung Thanh Hà vào năm 2011. Với chi phí ban đầu lên đến 22 tỉ, sở hữu diện tích rộng gần 6.000m2, nay Công viên đất nung Thanh Hà đã trở thành công viên gốm lớn nhất Việt Nam.

công viên đất nung thanh hà
Toàn bộ công viên đất nung đều được làm bằng gốm.

Đến đây, ngoài dịp được chiêm ngưỡng thiết kế độc đáo của 2 toàn nhà, biểu trưng cho 2 loại lò nung của làng gốm, đó là lò úp và lò ngửa, du khách còn được đi dạo bên những kỳ quan thiên thế giới. Điều đặc biệt là, tất cả những kỳ quan ấy đều là mô hình, được làm hoàn toàn bằng gốm. Đừng bỏ lỡ nhà hát Con Sò (Úc), đền Tai Mahal (Ấn Độ), tượng Nữ Thần Tự Do (Mỹ) và hàng loạt những công trình nổi tiếng khác của Việt Nam như chùa Một Cột, nhà thờ Đức Bà.

>>> Chắc chắn bạn đã từng nghe nhưng đã từng đến chưa: Hội An Phúc Kiến Hội An

Đến làng gốm Thanh Hà Hội An mua gì về làm quà?

Đến làng gốm, chẳng có một món quà nào ý nghĩa bằng những sản phẩm gốm trao tay mang về. Thật thú vị, sau khi kết thúc chuyến tham quan, mỗi du khách sẽ được tặng lại một sản phẩm gốm nhỏ xinh. Nếu yêu thích các mẫu gốm ở đây, cũng đừng quên đến các khu vực trưng bày, mua về làm quà cho gia đình, người thân của mình. Nó rất lý tưởng trưng bày ở phòng khách, phòng học hay bộ sưu tập những món đồ mà bạn thích.

làng gốm thanh hà hội an
Những chú tò he được tặng kèm trong vé

Giá vé làng gốm Thanh Hà Hội An bao nhiêu tiền, mua ở đâu?

Hiện nay, giá vé làm gốm Thanh Hà được niêm yết giá như sau:

  • Đối với người lớn: 35k/ người
  • Đối với trẻ em: 15k/ người

Vé tham quan đã bao gồm tham quan làng gốm, đền Nam Diêu, di tích đình Xuân Mỹ, trải nghiệm làm gốm cùng với các nghệ nhân và được tặng một món đồ bằng gốm.

cổng vào làng gốm thanh hà
Từ đây đi tới một đoạn là chỗ bán vé đi vào làng gốm.

Đối với vé tham quan Bảo tàng gốm Thanh Hà là 40k/ người lớn và 20k/ trẻ em cao trên 1.2m. Trẻ dưới 1.2m được miễn phí vào vào cổng.

Lưu ý, vé chỉ có giá trị trong vòng 1 ngày, chưa bao gồm lệ phí cho hướng dẫn viên. Chỉ miễn phí cho đoàn từ 8 khách trở lên, nếu bạn muốn có người thuyết minh về làng gốm Thanh Hà Hội An, nên liên hệ chỗ bán vé.

Tour Hội An 1 ngày có đi ngang qua làng gốm Thanh Hà hay không?

Hiện nay, ngoài tour chủ đạo là tour Hội An Ngũ Hành Sơn 1 ngày, các công ty du lịch Đà Nẵng còn tổ chức tour Làng nghề Hội An, đưa du khách đến tham quan làng rau Trà Quế và làng gốm Thanh Hà. Tour hỗ trợ đón khách tại nội thành Đà Nẵng và Hội An nên ai cũng có thể tham gia.

Tuy nhiên đây là tour ban ngày, chỉ đi đến các làng nghề chứ không đưa khách đi tham quan phố cổ. Bạn nên kết hợp đi tour Hội An 1 ngày khám phá phố cổ về đêm, đây cũng chính là thời điểm lý tưởng nhất. Tour sẽ đưa bạn đi qua những di tích nổi tiếng như Chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng, hội quán Quảng Đông. Cùng với đó là cơ hội được tham gia vào trò chơi dân gian Bài Chòi, thả hoa đăng hay thưởng thức những đặc sản như Câu Lầu, bánh mì Phượng, cơm gà,vv…

Nên đi làng gốm Thanh Hà Hội An kết hợp với những địa điểm nào?

làng gốm Thanh Hà Hội An chỉ nhỏ nhỏ thôi, nên đi chỉ độ 1-2 tiếng là nhiều rồi. Theo kinh nghiệm du lịch Hội An, các bạn nên đi thêm cả những địa điểm khác nữa. Tốt nhất, nên lên một lịch trình cụ thể, nên đi những đâu, ăn gì, mấy giờ khởi hành, trở về Đà Nẵng lúc mấy giờ.

làng rau trà quế hội an
Làng rau Trà Quế mang đến những chuyến du lịch trải nghiệm.

Để có thể đi được nhiều điểm nhất mà lịch trình lại thuận tiện, không cập rập, các bạn nên xuất phát vào buổi sáng và đi những địa điểm xa phố cổ trước như làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, biển Cửa Đại, Cù Lao Chàm. Sau đó, buổi trưa ăn hải sản tại biển An Bàng hoặc quay trở về phố cổ để ăn đặc sản. Đến buổi chiều, bắt đầu tham quan phổ cổ và các địa điểm nổi tiếng như Chùa Cầu, nhà cổ, hội quán.

Nên ăn gì ở làng gốm Thanh Hà Hội An

Vì làng gốm Thanh Hà cũng nằm trong thành phố Hội An, lại rất gần phố cổ nên rất thuận tiện để du khách có cơ hội được thưởng thức các món đặc sản ở đây.

Cao lầu Hội An

Đây dường như là món ăn đã trở thành biểu tượng khi nói đến ẩm thực phố hội. Dù không phải cao lương mỹ vị, mỗi tô chỉ có giá từ 25-30k thế nhưng hương vị của món này lại vô cùng tuyệt vời. Đến nỗi, dù ai đã từng ghé đây nhiều lần, song mỗi lần quay trở lại vẫn muốn ăn cho bằng được tô cao lầu mới thỏa nỗi niềm. Cao lầu Thanh, cao lầu Bá Lễ là 2 quán nổi tiếng là có món cao lầu thơm ngon nhất.

đặc sản hội an
Cao lầu được biết là đặc sản nổi tiếng nhất Hội An

Bún mắm nêm

Bún mắm ở Hội An là kiểu bún mắm miền Trung, nổi tiếng nhất là ở Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Nó không hề giống với món bún mắm nước ở miền Tây. Kiểu của nó là món bún khô, thêm vào đó nào là thịt ba chỉ luộc, nem, chả, mít non, đậu phộng, rau thơm. Rồi chan thêm thứ nước mắm nêm thơm lừng, trộn đều lên là có thể thưởng thức ngày.

đặc sản hội an
Bún mắm nêm gợi nhớ hương vị biển cả.

Cơm gà Hội An

Cơm gà, dù ở các nơi khác không thiếu, nhưng cơm gà Hội An lại có một sức hấp dẫn đặc biệt. Và nhờ vì ngon đặc trưng của nó, mỗi khi nhắc đến cơm gà, người ta lại nghĩ ngay về món cơm gà ở Hội An. Đĩa cơm gà được nấu vừa tơi, màu nghệ đặc trưng, ăn kèm với thit gà ta xé nhỏ, hành tây, rau thơm. Để chống ngán, người ta còn dọn kèm với một bát canh hỏ, trong đó nấu tim, cật gà.

Cơm gà Hội An được làm từ gà ta nên rất dai và thơm.

Địa chỉ:

  • Cơm gà Bà Buội: 22 Phan Chu Trinh
  • Cơm gà Bà Nga: 8 Phan Chu Trinh
  • Cơm gà Xí Hội An: 47/2 Trần Hưng Đạo

Bánh bao, bánh vạc

Người Hội An rất tự hào vì món bánh bao, bánh vạc của địa phương mình đã được người Tây gọi bằng một cái tên rất mỹ miều, đó là bánh “bông hồng trắng”. Đơn giản là vì những chiếc bánh vạc cứ nhỏ xíu, màu trắng với cách gói gém tựa như những cánh hồng, vì thế mà gọi là bánh bông hồng trắng cũng chẳng sai.

Món ăn vặt bạn không thể bỏ qua.

Và địa chỉ lý tưởng nhất để bạn ăn món này ngon nhất, đó là tại 533 Hai Bà Trưng, Hội An.

Bánh mì Hội An

Những chiếc bánh mỳ ở Hội An đã vang danh khắp thế giới, bởi hương vị thơm ngon và ổ bánh mỳ được “đầu tư” vô cùng chỉnh chu. Tuy giá mỗi ổ từ 25-30k/ ổ nhưng một khi đã cầm trên tay, bạn sẽ phải gật gù vì “tiền nào của đó”. Sở dĩ bánh mì ở đây ngon hơn bất kỳ ở đâu, là bởi vì họ có thứ nước sốt gia truyền.

đặc sản hội an
Bánh mì Hội An xứng đáng là ngon số 1 Việt Nam

Bạn có thể ghé đến 1 trong 2 quán bánh mì sau:

  • Bánh mì Madam Khánh: 115 Trần Cao Vân
  • Bánh mì Phượng: 2B Phan Chu Trinh

Dù đã có thời kỳ suy thịnh, tưởng chừng như chìm vào dĩ vãng, ấy thế nhưng làng gốm Thanh Hà Hội An lại một lần nữa được sống dậy, trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến đây mỗi năm. Đủ thấy sức hấp dẫn của một làng nghề cổ, đã từng phát triển và gắn bó với bao thế hệ người dân nơi đây.

5 / 5 ( 2 bình chọn ) Nguyen Dien

Chào mọi người, mình là Diên một cái tên thật lạ nhưng nó cũng đặc biệt như chính con người và sở thích của mình vậy. Mình thích rong ruổi đây đó, thích đi đến những nơi có phong cảnh đẹp, thích ăn những món ngon. Vì mình nghĩ, tuổi trẻ có là bao, cứ sống và trải nghiệm thật nhiều để không phải tiếc nuối. Hãy đồng hành nếu bạn cũng có sở thích du lịch như mình nhé!

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Làng Gốm Thanh Hà