Lăng Khải Định – Wikipedia Tiếng Việt

Lăng Khải Định
Ứng LăngỨng Lăng
Map
Tên
Tên chính xácLăng Khải Định
Vị trí địa lý
Quốc giaViệt Nam
Vị tríQuần thể di tích cố đô Huế
Kiến trúc
Kiểu dáng kiến trúcLăng tẩm
Lịch sử và sự quản lý
Ngày xây dựng1920
Người xây dựngKhải Định

Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng (應陵) là lăng tẩm của Hoàng đế Khải Định (1885-1925), vị Hoàng đế thứ 12 Triều Nguyễn.

Chuẩn bị xây

[sửa | sửa mã nguồn]
Mặt tiền điện Khải Thành
Nghệ thuật ghép sành sứ tại Khải Định lăng
Án thờ vua Khải Định trong điện Khải Thành
Án thờ vua Khải Định trong điện Khải Thành

Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng.

Nghệ thuật ghép sành sứ thủy tinh màu ở Ứng Lăng
Huyệt Cung, bên dưới bức tượng đồng mạ vàng là mộ phần của nhà vua

Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ"; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm "thủy tụ", gọi là "minh đường". Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là "mặt bằng" của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.

Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.[1]

So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117 m × 48,5 m nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.

Kiến Trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Bái Đình Ứng Lăng
Tượng voi đá, ngựa đá và quan chầu, lính chầu ở Bái Đình
Bi đình ở Ứng Lăng
Bi đình nhìn từ cung Thiên Định

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:

  • Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;
  • Trụ biểu dạng phù đồ (stoupa) của Phật giáo;
  • Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;
  • Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...

Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.

Cung Thiên Định

[sửa | sửa mã nguồn]
Án thờ Vua Khải Định tại Ứng Lăng
Bửu tán, tượng nhà vua ở trên và mộ phần ở dưới trong cung Thiên Định

Cung này ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây. Công trình này gồm 5 phần liền nhau:

  • Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng;
  • Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định;
  • Chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới;
  • Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.

Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do 2 người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30 m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa "Cửu long ẩn vân" lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tượng đồng chân dung Khải Định, quà của Khải Định tặng Vĩnh Thụy, trưng bày trong cung Thiên Định (1922). Tượng đồng chân dung Khải Định, quà của Khải Định tặng Vĩnh Thụy, trưng bày trong cung Thiên Định (1922).
  • Bi đình Ứng Lăng. Bi đình Ứng Lăng.
  • Tượng đá ở sân chầu trước Lăng Khải Định (trái) Tượng đá ở sân chầu trước Lăng Khải Định (trái)
  • Tượng đá ở sân chầu trước Lăng Khải Định (phải) Tượng đá ở sân chầu trước Lăng Khải Định (phải)
  • Điện Khải Thành Điện Khải Thành

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khải Định
  • Lăng Tự Đức

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ứng Lăng - kiệt tác từ cuộc chơi ngông của vua Khải Định”. Lao Động. 28 tháng 6 năm 2020.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lăng Khải Định trên trang của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế[liên kết hỏng]
  • x
  • t
  • s
Quần thể di tích Cố đô Huế
Ngoài kinh thành
  • Phu Văn lâu
  • Miếu Long Thuyền
  • Tòa Thương Bạc
  • Trường Hậu bổ
  • Trấn Bình đài
  • Nghênh Lương đình
  • Bia Quốc Học
  • Đàn Nam Giao
  • Văn Thánh
  • Võ Thánh
  • Hổ Quyền
  • Trấn Hải thành
  • Hải Vân quan
  • Điện Voi Ré
  • Điện Hòn Chén
  • Chùa Thiên Mụ
  • Chùa Thánh Duyên
  • Chùa Diệu Đế
  • Cung An Định
  • Lăng Gia Long
  • Lăng Minh Mạng
  • Lăng Thiệu Trị
  • Lăng Tự Đức
  • Lăng Đồng Khánh
  • Lăng Dục Đức
  • Lăng Khải Định
  • Đàn Sơn Xuyên
  • Miếu Lịch đại đế vương
  • Đình Phú Vĩnh
Trong kinh thành
  • Kỳ đài
  • Quan Tượng Đài
  • Cửu vị thần công
  • Quốc Tử Giám
  • Khâm Thiên Giám
  • Đình Phú Xuân
  • Điện Long An
  • Lục bộ đường
  • Học bộ đường
  • Phụ chính phủ
  • Bình An đường
  • Tàng Thư lâu
  • Viện Cơ mật - Tam tòa
  • Quốc sử quán
  • Linh Hựu quán
  • Miếu Tiên Y
  • Tôn Nhơn phủ
  • Đàn Xã Tắc
  • Cổ nhạc từ
  • Miếu Đô Thành hoàng
  • Miếu Thạch thần tướng quân
  • Đàn Tiên Nông
  • Xiển Võ từ
  • Đàn Âm Hồn
  • Miếu Âm Hồn
  • Tam Pháp Ty
  • Vườn Thường Mậu
  • Vườn Thư Quang
Trong Hoàng thành
  • Ngọ Môn
  • Sân Đại Triều Nghi
  • Điện Thái Hòa
  • Thế miếu
  • Hưng miếu
  • Hiển Lâm các
  • Cửu Đỉnh
  • Điện Phụng Tiên
  • Triệu miếu
  • Thái miếu
  • Cung Diên Thọ
  • Cung Trường Sanh
  • Vườn Cơ Hạ
  • Phủ Nội Vụ
  • Lầu Tứ Phương Vô Sự
Tử Cấm thành
  • Đại Cung môn
  • Tả vu và Hữu vu
  • Vạc đồng
  • Điện Cần Chánh
  • Điện Văn Minh
  • Điện Võ Hiển
  • Điện Đông Các
  • Tu Khuê thơ lâu
  • Dưỡng Chánh đường
  • Điện Càn Thành
  • Điện Quang Minh
  • Điện Trinh Minh
  • Điện Khôn Thái
  • Điện Dưỡng Tâm
  • Tĩnh Quang đường
  • Điện Kiến Trung
  • Lục viện
  • Thái Bình lâu
  • Nhật Thành lâu
  • Duyệt Thị đường
  • Thượng Thiện đường
  • Thái y viện
  • Vườn Thiệu Phương
  • Ngự viên
  • Ngự tiền văn phòng
Hệ thống thủy đạo
  • Ngự Hà
  • Hộ thành hà (Sông Đông Ba
  • Sông An Hòa
  • Sông Kẻ Vạn)
  • Hộ thành hào
  • Hồ Ngoại Kim Thủy
  • Hồ Nội Kim Thủy
  • Hồ Tịnh Tâm
  • Hồ Học Hải
  • Liên hồ
  • Hồ Xã Tắc
  • Hồ Nhơn Hậu
  • Hồ Phu Văn
  • Hồ Tân Miếu và Võ Sanh
  • Hồ Thái Trạch
  • Hồ Hộ Vệ và Đô Thành Hoàng
  • Hồ Tả Bảo
  • Hồ Tiền Bảo
  • Hồ Vuông
  • Hồ Phong Trạch
  • Hồ Thái Dịch
  • Hồ Ngọc Dịch

Từ khóa » Khải định Lăng