Láng Le – Bàu Cò – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Khoản mục Wikidata
Láng Le – Bàu Cò là một khu di tích lịch sử tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.[1]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nơi đây xưa là đồng bưng rộng lớn, lau sậy mọc um tùm, thuộc khu căn cứ Vườn Thơm - Bà Vụ (huyện Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn), nằm ở cửa ngõ phía tây nam Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày 15 tháng 4 năm 1948, thực dân Pháp đã đưa 3.000 quân tinh nhuệ với nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại đồng loạt tấn công khu vực Láng Le – Bàu Cò nhằm tiêu diệt căn cứ Vườn Thơm. Trong khi đó, lực lượng vũ trang cách mạng tại Láng Le – Bàu Cò bấy giờ trang bị thô sơ, lực lượng nhỏ, chỉ có 4 đại đội của Trung đoàn 308, Trung đoàn Phạm Hồng Thái, Quốc vệ đội... nhưng có lợi thế về địa hình, được sự giúp đỡ của người dân địa phương. Sau hơn nửa ngày chiến đấu, từ thế bị bao vây, lực lượng vũ trang đã chuyển sang chủ động tấn công và cùng với người dân rút vào rừng tràm Bà Vụ an toàn. Trong trận Láng Le – Bàu Cò, quân Pháp đã bị thương vong khoảng 300 người.[2]
Vào ngày 14 tháng 10 năm 1966, cũng tại vùng đất Láng Le, một Tiểu đoàn Biệt động quân Việt Nam Cộng hòa đã bị bộ đội Tiểu đoàn 6 Bình Tân và dân quân du kích tiêu diệt.[2]
Năm 1988, Huyện ủy Bình Chánh đã quyết định xây dựng khu di tích lịch sử tại ấp 1, xã Tân Nhựt[1]. Ngày 5 tháng 8 năm 2003, khu di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò được UBND TP HCM công nhận là Di tích lịch sử cấp Thành phố trong nước.[3]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Láng Le-Bàu Cò hôm nay phủ đầy màu xanh của xã nông thôn mới”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2016.
- ^ a b “Chiến thắng Láng Le – Bàu Cò: Biểu tượng về lòng quả cảm của quân dân miền Đông”. Báo Quân Khu 7 Online. 11 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Quyết định số 138/2003/QĐ-UB về xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố”. Công Báo - Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài viết về Thành phố Hồ Chí Minh này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
- Sơ khai Thành phố Hồ Chí Minh
- Di tích tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Bình Chánh
- Tọa độ trên Wikidata
- Tất cả bài viết sơ khai
- Trang có bản đồ
Từ khóa » Cảm Nhân Vệ Khu Di Tích Láng Le - Bàu Cò
-
Chiến Thắng Láng Le – Bàu Cò: Biểu Tượng Về Lòng Quả Cảm Của ...
-
Khu Di Tích Lịch Sử Láng Le – Bàu Cò - Hội Đồng Hương Long An
-
Cảm Nhận Láng Le Bàu Cò - 123doc
-
Sức Sống Mới Nơi Vành đai Lửa Cửa Ngõ Tây Nam Sài Gòn | Xã Hội
-
Bình Chánh: Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 70 Năm Chiến Thắng Láng Le - Bàu ...
-
Chiến Khu Láng Le - Bàu Cò: Diện Mạo Nông Thôn Mới
-
Láng Le Bàu Cò ở đâu? 5 địa điểm Vui Chơi Tại Bình Chánh - GiaiNgo
-
Về Thăm Di Tích Láng Le - Bàu Cò
-
Láng Le Bàu Cò, Bình Chánh - Tìm Đường Đi
-
Toàn Cảnh Khu Di Tích Láng Le Bàu Cò - Bằng Drone (flycam)
-
Hội Thi “Tìm Hiểu Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa” Trên địa Bàn Thành Phố ...
-
Top 10 Láng Le Bàu Cò - - Wiki
-
Láng Le – Bàu Cò – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
CHIẾN THẮNG LÁNG LE – BÀU CÒ: BIỂU TƯỢNG... | Facebook