Làng Mai Bình Lợi Rộng Ràng Chuẩn Bị đón Xuân Nhâm Dần

Skip to content

20/12/2021 7:01:08

Từ một vùng đất nghèo khó, nhờ có cây mai vàng mà nhiều hộ dân ở xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh, TP.HCM) vươn lên khá giả, góp phần đưa địa phương luôn thuộc Top dẫn đầu Chương trình nông thôn mới của TP.HCM.

Thời điểm này, nhiều ông chủ vườn mai vàng trong xã Bình Lợi đang tập trung lẫy lá, vô đất, bón phân, tưới nước, cắt tỉa cành nhánh… để mai ra nụ, trổ hoa đúng vào dịp Tết. Qua đó, nhằm tạo ra được những cây mai đẹp, trổ đầy hoa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong dịp Tết, với hy vọng mang lại sự may mắn, phồn vinh cho gia đình mình mỗi khi Xuân về, Tết đến.

Mảnh đất thay da đổi thịt nhờ cây mai vàng

Vài năm gần đây, cây mai vàng đã trở thành cây mũi nhọn phát triển kinh tế của xã Bình Lợi. Địa bàn này trước đây nhiễm phèn, trũng thấp chỉ trồng lúa, mía,… giờ cũng thấy bà con nông dân chuyển sang trồng cây mai vàng. So với 1ha mía hay hoa màu thì 1ha mai vàng lợi nhuận cao gấp nhiều lần. Theo đó, mỗi ha có thể trồng được hơn 5.000 cây mai. Nếu để khoảng 3 năm tuổi, 1ha mai vàng bán được hơn 1 tỷ đồng. Nếu nông dân làm ra thành phẩm thì lợi nhuận còn lớn hơn nhiều.

Vào mỗi mùa Tết, vùng mai vàng này xuất bán ra thị trường khoảng hơn 200.000 cây mai vàng và thu về gần 300 tỷ đồng cho người nông dân. Chưa kể, trong năm, địa phương này còn bán ra hàng triệu cây mai giống cho các địa phương khác làm phôi giống và thu về tiền tỷ.

Nhờ cây mai mà kinh tế thu nhập tăng, nhiều hộ dân “đổi đời” nhờ chuyển trồng mai vàng. Đời sống nâng cao thu hút thêm dân số tại địa phương cũng phát triển nhanh chóng. Nghề trồng mai cảnh không chỉ giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động mà còn giúp giá đất tại khu vực này cũng vì thế tăng nhanh phi mã, đời sống kinh tế- xã hội cải thiện rõ rệt.

Lo lắng ảnh hưởng của dịch covid-19 sẽ không có chợ Hoa

Ông Hồ Quốc Trường – Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Lợi cho biết, xã hiện có hơn 460ha trồng mai với hơn 300.000 cây mai liếp và 15.000 mai chậu. Bên cạnh đó, một số xã khác cũng đang phát triển trồng mai. Điển hình như xã Lê Minh Xuân năm ngoái chỉ có 48ha trồng mai thì năm nay tăng lên khoảng gần 60ha.

[related_posts_by_tax title=""]

Đối với giá cả mai Tết, một số chủ vườn mai cho hay, thường mỗi năm đều phải tăng giá bán để bù chi phí nhân công, cây giống, vật tư nông nghiệp… Tuy nhiên từ năm ngoái do tác động của dịch Covid-19, nhà vườn đã hạ thấp giá và sẽ cố gắng giữ ở mức cũ trong mùa Tết năm nay.

Anh Nguyễn H. Sang dẫn phóng viên tạp chí NN&CS đi tham quan vườn mai hơn 300 gốc của gia đình

Trao đổi với phóng viên tạp chí Nghề nghiệp và Cuộc sống, anh Nguyễn H. Sang một chủ vườn khá nổi tiếng ở làng mai Bình Lợi chia sẻ: “Do năm nay giá cả vật tư nông nghiệp tăng nên chi phí một cây mai cảnh sẽ dao động mạnh, tuy nhiên cũng chỉ ở mức 4 trăm tới 5 trăm nghìn đồng/1 cây cao 1m5. Cũng có những gốc mai đặt riêng có giá vài triệu thậm chí gần 50 triệu cũng được vườn của anh chăm sóc và chuẩn bị giao.

Để mai trổ bông đúng ngày Tết là một việc không đơn giản, nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Trong đó, thời tiết là yếu tố quan trọng nhất, một phần còn tùy thuộc cây mai khỏe hay yếu. Mai là loại cây trồng thích nghi với nắng, mặt đất ẩm, mỗi gốc mai trồng 1 năm nên thay đất một lần, thỉnh thoảng bỏ ít phân dơi, phân lân, NPK.

Thông thường, mai nụ nhỏ lẫy lá từ ngày 12 đến 14 tháng chạp, nụ to lẫy lá chậm hơn từ ngày 15 đến 17 cũng được. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào lá già hay lá xanh để quyết định ngày lẫy lá. Lẫy lá mai là một việc làm hết sức tỉ mỉ, nhẹ nhàng, vì nó có thể làm ảnh hưởng đến nụ hoa và việc trổ bông vào dịp Tết” anh Sang cho biết thêm.

Từ nay đến Tết Nguyên đán chỉ hơn 1 tháng nữa nhưng đừng xem nhẹ việc phòng ngừa sâu bệnh cho mai. Bởi vì mai vàng thường có các loại bọ trĩ, sâu cắn lá, nụ hoa, sâu đục thân, rầy, rệp…Chỉ cần thiếu quan tâm một chút vào thời điểm này, sâu đục thân có thể tấn công làm cho các nụ hoa bị hư, rụng và làm giảm giá trị của cây mai.

Việc chi phí vật tư nông nghiệp tăng và chăm sóc nuôi dưỡng khó khăn như thế, một phần do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người nông dân đang rất lo lắng về sức tiêu thụ của thị trường Tết năm nay nếu không cho tổ chức chợ hoa nếu bùng phát dịch cấp độ 3,4. Thậm chí nhiều nhà vườn chỉ chuẩn bị 50 tới 60 chậu mai kiểng để chuẩn bị bày bán dịp này (trung bình mọi năm trên 200 chậu mai các loại).

Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, Tết Nguyên đán năm nay Chợ Hoa Tết Nhâm Dần sẽ tổ chức tại 3 công viên công cộng (Công viên 23 Tháng 9, Công viên Gia Định và Công viên Lê Văn Tám), một địa điểm tại TP Thủ Đức; chợ đầu mối Bình Điền và Đường hoa Phú Mỹ Hưng. Thời gian từ ngày 25/1/2021 đến 11 giờ 30 ngày 31/1/2022 (nhằm ngày 29 tháng chạp năm Tân Sửu) nhằm giúp người dân có điều kiện tham quan, thưởng lãm, mua sắm hoa xuân đồng thời hỗ trợ nhà vườn các tỉnh tiêu thụ hoa kiểng Tết.

Quang Trung

TP.HCM: Ra mắt Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Y Đức Thời tiết 21/12: Miền Bắc tiếp tục rét đậm
    • Trao đổi - Nghiên cứu
    • Kinh tế
      • Thị trường
      • Tài chính
      • Doanh nghiệp - Doanh nhân
      • Đầu tư
    • Giáo dục nghề nghiệp
      • Chính sách
      • Nhịp sống trường nghề
      • Câu chuyện thành công
      • Học bổng
    • Tuyển sinh
      • Du học nghề
      • Hướng nghiệp
    • Việc làm
      • An toàn lao động
      • Lao động - Việc làm
      • Xuất khẩu lao động
      • Tiền lương
    • An sinh
      • Bảo hiểm Xã hội
      • Bảo trợ Xã hội
      • Giảm nghèo
    • Công nghệ
      • Dịch vụ số
      • Điện tử tiêu dùng
      • Hạ tầng
      • Xe
    • Đời sống
      • Sức khỏe
      • Du lịch
      • Đẹp+
      • Văn hóa - Xã hội

Từ khóa » Giá Mai Vàng Bình Lợi