Làng Miến Giới Phiên Vào Vụ - Báo Yên Bái

Thứ hai, 23/12/2024 English Truyền hình Infographics Báo in Chuyên mục +
  • Chính trị +
    • Xây dựng Đảng
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Yên Bái - Lào Cai hợp tác cùng phát triển
    • Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
    • Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân
    • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV
  • Kinh tế +
    • Phòng chống thiên tai
    • Giảm nghèo bền vững
    • Cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
    • Ô tô - xe máy
  • Vấn đề hôm nay
  • Xã hội +
    • Y tế
    • Quảng cáo
    • Giáo dục
    • Pháp luật
    • Cải cách hành chính
    • Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
  • Giáo dục
  • Pháp luật
  • Thế giới +
    • Chuyện bốn phương
    • Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
  • Thể thao +
    • Giải Việt dã Báo Yên Bái lần thứ XVII
    • Euro 2024
    • Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ IX
  • Văn hóa +
    • Ảnh
    • Làm đẹp
  • Du lịch - Lễ hội +
    • Ẩm thực
    • Tôn vinh “Nghệ thuật xòe Thái”
  • Ảnh
  • Biển đảo quê hương
  • Quảng cáo
  • Euro 2024

Phóng sự

Làng miến Giới Phiên vào vụ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/12/2021 | 7:45:01 AM
  • Google News
  • Facebook
  • Twitter
  • YênBái - Những ngày cuối năm, thời tiết như chiều lòng dân làm miến đao. Đêm lạnh, ngày nắng hanh, không mưa là điều kiện thuận lợi để hơn 50 hộ dân ở làng nghề miến đao Giới Phiên (thành phố Yên Bái) tập trung nhân lực, vật lực sản xuất miến phục vụ tiêu dùng trong dịp cuối năm khi Tết Nguyên đán đang đến gần.

    Để có sản phẩm ngon, gia đình ông Nguyễn Văn Hùng thôn Ngòi Đong thường xuyên thay phiên nhau kiểm tra tránh để “già nắng” miến sẽ bị giòn, khó cắt.
    Để có sản phẩm ngon, gia đình ông Nguyễn Văn Hùng thôn Ngòi Đong thường xuyên thay phiên nhau kiểm tra tránh để “già nắng” miến sẽ bị giòn, khó cắt.

    >> Giới Phiên nỗ lực lên phường

    >> Giới Phiên cụ thể hóa nghị quyết của Đảng Theo những người lớn tuổi trong xã kể lại, nghề làm miến đao bắt đầu bén duyên với người dân Giới Phiên từ những năm 1975 - 1976. Lúc đó cả xã lác đác có mấy hộ làm miến bằng hình thức thủ công, chủ yếu để tự cung tự cấp cho gia đình là chính. Ông Nguyễn Văn Minh ở thôn Ngòi Đong là người có công mang nghề sản xuất miến đao về làng. Anh Trần Ngọc Tuấn ở thôn Ngòi Đong cho biết: "Ông Minh không chỉ là người hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm mà còn là người truyền cảm hứng cho chúng tôi trong sản xuất miến đao”. Là người có kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề, đến nay các công đoạn và bí quyết để làm miến ngon, đảm bảo chất lượng được anh Tuấn thuộc làu. Như nhiều hộ làm miến khác trong xã, với gia đình anh Tuấn đây là thời điểm chính trong năm để sản xuất miến cung cấp cho người tiêu dùng trong dịp tết. Để sản xuất được 90 - 100 kg miến khô/ngày, các lao động trong gia đình anh gần như làm việc không có giờ nghỉ. Hỏi chuyện về nghề làm miến đao, anh không giấu giếm niềm vui và tự hào. Anh Tuấn bật mí: "Nghề này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, quan trọng nhất phải là có nắng, thứ nữa khâu đánh bột, phải làm sao cho hồ trong, dẻo để khi ra sản phẩm sợi miến mới tròn và trắng”. Anh Tuấn cho biết thêm: Tuy không nặng nhọc nhưng các công đoạn sản xuất miến phải làm liên tục, phải chạy đua với thời tiết, vì mưa thì không làm được gì cả nên khi thời tiết thuận lợi là phải dốc sức làm. Nhưng đây là nghề mà cha ông để lại, hơn nữa sản phẩm làm đến đâu đều được Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh miến đao Giới Phiên thu mua đến đấy với giá hợp lý nên cuộc sống của dân làm miến cũng được cải thiện nhiều. Sau hơn 20 năm làm nghề miến đao, đến nay bình quân mỗi năm gia đình anh Tuấn sản xuất được trên 8 tấn miến khô, sau khi trừ chi phí cũng thu về trên 100 triệu đồng/năm. Cũng như anh Tuấn, vào thời điểm này, gia đình ông Nguyễn Văn Hùng cùng thôn Ngòi Đong đang tất bật với những mẻ miến cuối năm. Bếp luôn đỏ lửa, 5 lao động miệt mài với công việc như làm bột, tráng bánh, phơi khô, cắt sợi, đóng gói… "Gia đình tôi làm miến hơn 25 năm nay. Trước đây, làm miến đao vất vả lắm, bởi phải lo trồng đao để lấy bột làm miến. Nhưng bây giờ thì đỡ hơn nhiều vì củ đao và bột đao được người ta chở bán đến tận nhà và công đoạn ép miến làm bằng máy không còn làm thủ công như trước nữa, giá thành ổn định nên người làm miến rất yên tâm”. Ông Hùng chia sẻ. Nói thì vậy, nhưng để được những mẻ miến ngon quả thực không dễ, không chỉ tốn công sức mà còn đòi hỏi sự cẩn thận, kiên trì. Ông bộc bạch: Những tháng cuối năm, nhất là vào thời điểm chính vụ như hiện nay, hầu như ngày nào gia đình tôi cũng làm thông trưa, phải thay phiên nhau ăn cơm và làm để tránh "già nắng” miến sẽ bị giòn, khó cắt. Hiện nay, mỗi ngày gia đình ông Hùng làm được trên 120 kg miến đao, một năm gia đình ông làm được hơn 10 tấn miến đao, tất cả sản phẩm được Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh miến đao Giới Phiên bao tiêu sản phẩm. Chị Phạm Thị Thu Hà - Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh miến đao Giới Phiên cho biết: Hiện tại Hợp tác xã có 10 thành viên làm miến, hàng năm chúng tôi thu mua hơn 100 tấn miến khô. Qua các sàn giao dịch trong và ngoài tỉnh đều được khách hàng đánh giá rất cao về sản phẩm miến đao của địa phương. Đến nay, xã Giới Phiên có 50 hộ dân sản xuất miến, sản lượng đạt trên 500 tấn/năm, giá bán giao động từ 60 - 65 ngàn đồng/kg, mỗi năm doanh thu từ sản xuất miến đạt trên 30 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đức Luận - Chủ tịch UBND xã cho biết: Nếu như trước năm 2010, toàn xã có trên 100 hộ làm miến, đến nay do nhiều yếu tố khách quan như Nhà nước thu hồi đất làm nhiều công trình, dự án nên nhiều hộ dân mất đất nhưng không phải thế mà người làm miến bỏ nghề. Ngược lại, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư cơ sở sản xuất với quy mô rộng lớn, áp dụng máy nghiền bột, máy ép thủy lực để ép, cán miến ra phên thay vì làm thủ công nên sản lượng hàng năm vẫn tăng. Đặc biệt, khi xã xây dựng thành công Dự án "Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể miến đao Giới Phiên” cho sản phẩm miến đao thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, miến đao được công nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao thì không chỉ giúp các hộ dân ở Giới Phiên nâng cao được uy tín sản phẩm miến đao Giới Phiên trên thị trường mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân xóa nghèo nhanh bằng nghề truyền thống. Giới Phiên hôm nay khác xưa nhiều! Những ngôi nhà cao tầng, biệt thự mini của những lão nông làm miến xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt, cùng với nhiều dự án, chương trình của Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn đang tạo nên một diện mạo nông thôn hoàn toàn mới mẻ. Niềm vui đó được nhân lên đối với người làm miến khi sản phẩm miến Giới Phiên cuối năm được giá, tăng trên 65.000 đồng/kg so với trước, khẳng định chất lượng của sản phẩm OCOP đạt 3 sao đang chinh phục thị trường trong và ngoài tỉnh. Văn Tuấn

    Tags Giới Phiên làng miến nghề miến đao Giới Phiên sản phẩm OCOP đạt 3 sao

    • Twitter
    Các tin khác

    Tà Xùa - không giới hạn

    Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thanh Miền “săn” mây Tà Xùa.

    Đỉnh Tà Xùa thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là một trong 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, có độ cao 2.865m so với mực nước biển, thuộc dãy Phusaphin, là phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn trải dài từ Lai Châu xuống tới đèo Lũng Lô. Lên đỉnh Tà Xùa chỉ có một con đường đất độc đạo với độ dốc rất lớn. Đây là thử thách không dễ vượt qua nhưng khi đã một lần lên tới đây sẽ cảm nhận được Tà Xùa không giới hạn.

    Nơi hạnh phúc nẩy mầm

    Có một nơi sự sống đã hồi sinh sau những mất mát. Có một nơi sức sống mãnh liệt của con người đã vượt lên tất cả. Có một nơi mà sắc cờ đỏ sao vàng tung bay khắp nẻo đường. Chúng tôi gọi đó là nơi hạnh phúc nảy mầm.

    Lưu luyến thị xã miền Tây

    Thị xã Nghĩa Lộ đã phát huy tốt việc bảo tồn văn hóa dân tộc Thái gắn với phát triển du lịch.

    Tạm gác lại cuộc sống sôi động của thành phố, một ngày cuối tuần, chúng tôi tìm đến với cánh đồng Mường Lò đã đi vào câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Trong men rượu ngọt dịu, chan chứa tình người nồng ấm, du khách sẽ cảm nhận được tinh túy của suối ngàn Tây Bắc và những ấn tượng khó phai mỗi khi nhớ về một vùng đất, một địa danh lịch sử và đầy huyền thoại của Yên Bái.

    Nơi “cùng trời” Kể Cả

    Thầy và trò điểm trường Kể Cả trong một tiết học, tỷ lệ học sinh chuyên cần của điểm trường luôn đạt từ 98 đến 100%.

    Nằm dưới chân núi cao, giữa những cánh rừng xanh bạt ngàn là điểm trường Kể Cả - điểm trường xa xôi và khó khăn nhất của ngành giáo dục Yên Bái. Đây là nơi ăn ở và học tập của 104 học sinh dân tộc Mông ở 3 bản là Kể Cả, Háng Tày, Pú Vá, xã Chế Tạo.

    Xem các tin đã đưa ngày:
    Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
    Chọn 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 Chọn Tháng Một Tháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười Hai

    Từ khóa » Cách Làm Miến Bẩn