Làng Nào được Mệnh Danh Là "cả Làng Nói Khoác", Dân Làng Có ...

Sở dĩ làng Văn Lang hội tụ một “làng cười” từ thời xa xưa là bởi lẽ bằng cách nói cường điệu, phóng đại, dí dỏm, hài hước.

Người dân Văn Lang đã ca ngợi những sản phẩm nông nghiệp tinh tuý của làng quê, biểu dương thành quả lao động sản xuất vất vả mới có được và ước mơ, khát vọng về một cuộc sống ấm no...

Làng nào được mệnh danh là "cả làng nói khoác", dân làng được cho là có khiếu hài hước nhất Việt Nam? - Ảnh 1.

Nụ cười của người dân Văn Lang sau một ngày lao động vất vả.

Vừa bước chân vào cổng nhà bà Trần Hương Sơn (khu 10, xã Vạn Xuân) - điểm hẹn để được gặp gỡ các “nghệ nhân”, các ông Trần Công Châu, Bùi Trung Dũng, Hán Đức Thọ đã cất tiếng oang oang bằng chất giọng đặc trưng của người Văn Lang cùng tác phong nhanh nhẹn hồ hởi kể truyện cười...

Ông Châu cao giọng cất lên mấy câu thơ về làng cười: “Làng cười có giống rau dền/Trèo lên ngọn hái thấy nền cờ sao/ Lá cờ to rộng biết bao/Tung bay trước gió tự hào thủ đô”...

Tiếp chuyện ông Châu, ông Dũng cũng hào hứng: “Làng cười có giống gà to/Tiếng gáy vang vọng ba gò đều nghe/Khoai bùi sắn bở ngon ghê/Khách ăn nhớ mãi sắn quê làng cười”...

  • img

    Cà Mau: Vùng đất này trước rùa vàng bò lổm ngổm, nay dân bị cuốn vào "cơn lốc đổi đời", cá đồng bỗng biến mất

Những câu thơ bình dị, vui vẻ, dí dỏm thay cho màn “chào hỏi” của những người dân mộc mạc như xua tan không gian tĩnh mịch của làng quê nơi đây.

Họ là những người con xuất thân từ một làng quê nghèo, nhưng từ gian khó mà bộc lộ khả năng sinh tồn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều người trong làng có thói quen thích “ăn to nói lớn”, nhưng rất thẳng thắn, thật thà.

Bản tính của người Văn Lang luôn lạc quan, yêu đời, yêu quê hương, hăng say lao động. Đó cũng chính là “gốc rễ” ươm mầm những câu truyện cười mang nhiều yếu tố phi thường, tưởng chừng như vô lý nhưng lại dí dỏm, hài hước, gây cười và thu hút người nghe.

Những câu truyện cười của người Văn Lang có truyện dài, truyện ngắn nhưng nội dung đều xuất phát từ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong đấu tranh xã hội.

Trong mọi điều kiện, tình huống họ đều có thể ứng tác kịp thời những truyện cười “nóng hổi” rồi lại quây quần bên nhau cùng biểu diễn, cùng thưởng thức.

Do đó, khi lao động ngoài đồng ruộng họ kể chuyện cho nhau nghe, khi về nhà rảnh rỗi lại sang nhà nhau chơi và lại cùng thưởng thức “đặc sản” truyện cười quê mình, giúp họ quên đi mệt nhọc và gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Làng nào được mệnh danh là "cả làng nói khoác", dân làng được cho là có khiếu hài hước nhất Việt Nam? - Ảnh 3.

Người dân làng Văn Lang hào hứng thể hiện “đặc sản” truyện cười quê hương mình.

Ông Trần Công Châu năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng bản chất rắn rỏi của bộ đội Cụ Hồ vẫn hiện hữu cùng với cốt cách hồn nhiên, dí dỏm mà thâm trầm của người dân Văn Lang khó có thể lẫn với địa phương khác.

Ông Châu chia sẻ: “Không biết truyện cười trong làng có từ khi nào, chỉ biết khi lớn lên tôi đã được nghe bố mẹ kể chuyện cười hài hước mỗi ngày. Thế nên, truyện cười làng tôi đã thấm đẫm trong hơi thở cuộc sống để giờ đây chúng tôi tiếp tục truyền dạy lại cho con cháu”.

  • img

    Đắk Lắk: Vùng đất cứ đến chập tối là dân phải bật loa, hú còi công suất lớn để đuổi loài thú khổng lồ này

Bà Trần Hương Sơn là hạt nhân trong Đội văn nghệ của xã. Không chỉ có khiếu kể chuyện cười hài hước, dí dỏm, thu hút người nghe mà bà còn có khiếu ngâm thơ, hát xẩm về chính những tác phẩm truyện cười của làng mình.

Tuy đã ở tuổi ngũ tuần nhưng ở bà vẫn toát lên nét đẹp thùy mị của người con gái Văn Lang. Chất giọng trong trẻo của diễn viên hát Chèo lẫn với giọng đặc trưng vốn có của người Văn Lang qua những câu chuyện kể, những đoạn thơ ngâm, những câu hát xẩm đã thu hút khán giả không chỉ nghe mà còn chiêm ngưỡng gương mặt “biết cười” của người nghệ sĩ.

Sinh ra và lớn lên vùng quê giàu bản sắc văn hóa, những câu truyện cười dường như đã thấm sâu vào máu thịt của bà từ nhiều đời cha ông truyền lại, để đến hôm nay những câu truyện đó, những vần thơ ấy bà hát mỗi ngày khi ru cháu ngủ, kể lại cho các con nghe, các cháu trong làng và trong các trường học thẩm thấu.

Với khiếu hài hước, hóm hỉnh nổi trội, bà Sơn đã nhiều lần vinh dự được mời tham gia các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam. Không chỉ tham gia các cuộc thi, giao lưu với khán giả trên toàn quốc, bà còn là người tâm huyết trong việc truyền dạy truyện cười cũng như tích cực tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ của xã, nhất là vào dịp lễ hội, Tết đến Xuân về những câu truyện cười đã mang đến niềm vui, tự hào truyền thống văn hoá quê hương.

Nói về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyện cười Văn Lang, ông Cù Minh Loan - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Xuân cho biết: Ra đời và gắn bó với quá trình sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt hàng ngày nên bất cứ sản phẩm, vật dụng gì của người Văn Lang cũng đều có trong truyện cười.

  • img

    Cao Bằng: Vùng đất đầu làng đặt con chó đá, hễ nông nhàn dân lại lầm lũi lên rừng sống cùng với...đá

Hiện nay hàng trăm truyện cười của Văn Lang được lưu giữ, trở thành giá trị văn hóa cần được gìn giữ. Từ bao đời nay, truyện cười giúp người dân Văn Lang quên đi nhọc nhằn trong quá trình lao động, cùng động viên nhau tăng gia sản xuất.

Đây là nét đẹp văn hoá riêng có của quê hương chúng tôi, vì vậy chính quyền địa phương cũng đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá này.

Không chỉ được trình diễn vào các ngày lễ hội truyền thống, truyện cười còn được lồng ghép trong các chương trình sinh hoạt của các khu dân cư, các Câu lạc bộ thơ của Hội cựu giáo chức, đội văn nghệ của xã. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác truyền dạy trong các tiết học, buổi sinh hoạt ngoại khoá của các trường học trên địa bàn để truyện cười lan tỏa cho thế hệ sau.

Mặc dù ra đời từ những năm tháng khó khăn, vất vả, đến nay cuộc sống người dân nơi đây đã khấm khá hơn, song truyện cười vẫn được coi là giá trị văn hoá hiện hữu trong mỗi nếp nhà, mỗi con người dân làng Văn Lang để khi có khách ghé thăm hoặc khi họ đi bất cứ nơi đâu cũng mang theo “đặc sản” của làng mình để có thể “làm quà” đối với bạn bè gần xa.

  • img

    Thái Nguyên: Vùng đất này lạ, đàn bà con gái rủ nhau làm "đồ giả" mà kiếm tiền thật 30/01/2021 06:34

Từ khóa » Nói Khoác Là Gì