Làng Nghề Dệt Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Ngọc Anh -  
02 Tháng Mười Hai 2018 | 8:52:00(VOV5) - Đây là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống có bề dày lịch sử hàng trăm năm. Làng Mỹ Nghiệp cũng được coi là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Chăm.
Làng Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống có bề dày lịch sử hàng trăm năm. Làng Mỹ Nghiệp cũng được coi là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Chăm.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Truyền thuyết kể rằng, Vương quốc Champa thế kỷ XVII dưới triều Vua Ponưra, có một phụ nữ tên là Ponagar đến vùng đất này và truyền nghề dệt vải cho ông Xa và bà Chaleng. Hai ông bà là cặp vợ chồng sinh sống ở làng ChaLeng thời xưa và nay chính là làng Mỹ Nghiệp. Dần dần sau đó, nghề dệt vải được dân làng học tập, thêu dệt và phát triển rộng rãi.
Theo các nghệ nhân trong làng Mỹ Nghiệp, để dệt được một tấm vải thổ cẩm phải qua nhiều công đoạn khác nhau như: tách hạt lấy bông, cuộn, ngâm dập, nhuộm, hồ, chải, đánh ống… Công đoạn nào cũng đòi hỏi sự khéo léo, công phu của người thợ. Để tạo được những hoa văn tinh xảo, độc đáo, người thợ dệt phải có hoa tay, óc thẩm mỹ cùng sự am tường về đường nét, màu sắc, hình khối… như những họa sỹ thực thụ. Chị Hàm Thị Như Ý, nghệ nhân làng Mỹ Nghiệp, cho biết: “Vật liệu dệt dùng tơ, lụa, có khi dệt bằng chỉ tùy sở thích của người mặc, ai muốn mặc tơ thì mình làm tơ, lụa mình làm lụa, tùy người ta đặt hàng. Đồ dệt thường thường hay mặc áo dài, quần áo, chăn, khăn choàng cổ, khăn trải giường, khăn trải bàn... Chúng tôi cũng sáng tạo sản phẩm mới, dệt vải rồi may ra thành ba lô, giỏ, túi xách, ví… Khung dệt có 2 loại khung dài và khung ngắn tùy loại vải dệt”.
Sản phẩm của làng nghề dệt Mỹ Nghiệp.Ngọc Anh/VOV5 |
Sản phẩm dệt truyền thống ở làng Chăm Mỹ Nghiệp có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ bởi hoa văn sắc sảo, độc đáo, mà còn là sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại, mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc Chăm. Bên cạnh những hoa văn cổ thể hiện sự quý phái, sang trọng như Văn thần đèn, Siva, Rồng trời hay Văn cổ, thì ngày nay dân làng còn sáng tạo nên những hoa văn mới lạ như Văn con voi của người Tây Nguyên, hay Văn hoa mai của người Kinh, đồng thời kết hợp các chất liệu mới như sợi tổng hợp, sợi kim tuyến đủ các sắc màu. Ông Hồ Sĩ Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Cái vốn quý của làng là các sản phẩm làm bằng đôi tay của các nghệ nhân. Khác với các sản phẩm khác là có thể làm bằng máy tuy nhiên ở đây chỉ làm thủ công bằng tay. Tỉnh đã ban hành kế hoạch bảo tồn cho bà con. Cụ thể là duy trì hoạt động đào tạo, truyền nghề từ những nghệ nhân cao tuổi sang các thế hệ trẻ, hỗ trợ quảng bá cho làng để thu hút khách du lịch. Sản phẩm xuất khẩu đi quốc tế tuy không nhiều nhưng bán ở các tỉnh, thành phố trong nước và khách du lịch khá nhiều.”
Nghệ nhân Hàm Thị Như Ý, làng Mỹ Nghiệp trình diễn dệt vải tại Bảo tàng dân tộc ở Thủ đô Hà Nội. Ngọc Anh/VOV5 |
Nếu ở các làng nghề thổ cẩm khác, công việc chính là do các bà, các mẹ, các chị đảm nhiệm, thì ở làng Mỹ Nghiệp hầu hết những người thợ dệt đều là thanh niên, con gái ngồi khung kéo sợi, dệt vải bên khung cửi còn con trai cắt, may thành sản phẩm. Nơi đây thường tổ chức Festival các sản phẩm dệt dân tộc Chăm nhằm giới thiệu và quảng bá các sản phẩm làng nghề với du khách gần xa. Chị Hàm Thị Như Ý, nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Thị trường có cả trong nước và nước ngoài, xuất sang Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ… Làng hiện nay có 300 hộ làm nghề. Nhà tôi làm mấy đời nghề dệt rồi. Làng bây giờ hình thành Hợp tác xã làng nghề thổ cẩm, tập trung các hộ làm nghề, mỗi người một công đoạn, người thì quay tơ, người móc, người dệt vải… thì hiệu quả, tốt hơn. Dệt lụa bằng tơ tằm tự nhiên thì chất lượng tốt hơn, bền hơn.”
Đồng bào dân tộc Chăm sống tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, trong đó đông nhất là ở tỉnh Ninh Thuận. Nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa dân tộc Chăm, thể hiện sinh động phong tục, tập quán sinh sống của đồng bào Chăm trong suốt chiều dài lịch sử và phát triển của mình. Sản phầm dệt truyền thống của làng nghề Mỹ Nghiệp luôn được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, đưa nét đẹp văn hóa của làng quê Việt Nam bay cao, vươn xa.
Ngọc Anh
Xem/nghe nhiều
Xuân Quê Hương sớm tại Tây Australia: Đoàn kết hướng về quê hương
(VOV5) - Chương trình “Xuân Quê hương” vừa được tổ chức ngày 12/11, tại khuôn viên trường Đại học Tây Autralia ở thành phố Perth.Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc
Tháo gỡ những vướng mắc để các làng nghề phát triển
Làng quê Thừa Thiên Huế phát triển du lịch
Bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống dân tộc Chăm
Phản hồi
Gửi điNghề thêu ren truyền thống xã Thanh Hà, tỉnh Hà Nam
Hưng Yên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống tại Hưng Yên
Làng sản xuất cà ràng Phú Thọ (An Giang)
Từ khóa » Dệt Mỹ Nghiệp
-
Thăm Làng Dệt Cổ Mỹ Nghiệp Của đồng Bào Chăm Ninh Thuận
-
Làng Dệt Mỹ Nghiệp điểm đến độc đáo Du Lịch Ninh Thuận
-
Làng Dệt Thổ Cẩm ở Ninh Thuận: Hướng Dẫn Chi Tiết - Pharatravel
-
Làng Chăm Mỹ Nghiệp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Làng Dệt Mỹ Nghiệp - Ninh Thuận
-
Làng Dệt Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận - Tiến Vinh Travel
-
Khám Phá Làng Dệt Mỹ Nghiệp, Một Vùng Văn Hóa Chăm Lộng Lẫy
-
Làng Dệt Thổ Cẩm Chăm Mỹ Nghiệp
-
Làng Dệt Mỹ Nghiệp - Tinh Hoa Ngành Dệt Thổ Cẩm - WinWay Travel
-
Gốm Bàu Trúc, Dệt Mỹ Nghiệp: Tinh Hoa Văn Hóa Chăm ở Ninh Thuận
-
Làng Dệt Thổ Cẩm Chăm Mỹ Nghiệp - Khám Phá Ninh Thuận
-
Khám Phá Làng Dệt Thổ Cẩm Chăm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận Cổ Xưa
-
Làng Nghề Thổ Cẩm Chăm Mỹ Nghiệp | Du Lịch Ninh Phước - Dulich24
-
Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp: Đậm Dấu ấn Văn Hóa Chăm - Báo Công Thương
-
Làng Dệt Mỹ Nghiệp ở Phan Rang - Ninh Thuận - TripHunter
-
Làng Dệt Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Truyền Dạy Nghề Dệt Hoa Văn Truyền Thống Chăm Tại Làng Mỹ Nghiệp ...
-
Làng Dệt Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp
-
Làng Dệt Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp - Du Lịch Ninh Thuận