Làng Nghề Tơ Tằm Vọng Nguyệt: Ngàn Năm Vẫn Gìn Giữ Và Phát Triển ...
Theo các bậc cao niên trong làng kể lại rằng: Tương truyền, mảnh đất này ngày xưa được triều đình giao nhiệm vụ ươm tơ dệt vải cho nhà vua và hậu cung. Khi ấy các dòng họ lớn Nguyễn Hữu, Ngô Quý, Ngô Xuân cùng nhau sống chan hòa, trai thì làm ruộng, gái thì trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải. Làng nghề ươm tơ Vọng Nguyệt được nhiều người biết đến bởi sợi tơ thanh mảnh, bền chắc và bóng mượt.
Hỏi thăm các nghệ nhân trong làng, chúng tôi được biết: Kỹ thuật ươm tơ là điều tạo nên sự khác biệt giữa tơ của làng Vọng Nguyệt với sản phẩm của những nơi khác. Khi có kén tằm, phải phân loại rất nhanh, bảo đảm loại bỏ sạch chất bẩn trên kén.
Vụ ươm tơ bắt đầu từ tháng ba đến tháng mười âm lịch hàng năm. Do nguồn cung cấp kén chính không còn nên người dân phải thu mua ở những nơi khác. Kén được cho vào nước nóng để dễ dàng tách ra và kéo thành sợi cuộn vào các guồng. Trước kia người trong làng ươm tơ bằng tay, mất gần 2 tiếng mới được một guồng tơ. Nhưng nay có máy móc hỗ trợ, một guồng tơ chỉ mất 1 tiếng ươm.
Nhiều người dân làng nghề truyền thống tơ tằm Vọng Nguyệt vẫn hay nói đùa nhau rằng: Có lẽ, Vọng Nguyệt là một trong số ít các mảnh đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vị trí đẹp với những cánh đồng đỏ phù sa cho nương dâu bốn mùa tươi tốt. Còn người Vọng Nguyệt như có duyên với nghề, khi nuôi tằm thì cho nhiều kén, mỗi nong kén lại kéo được rất nhiều tơ.
Và theo dòng chảy của thời gian, cùng với sự cần mẫn, khéo léo, yêu nghề người dân Vọng Nguyệt đã tạo ra những sợi tơ tằm óng ả, suôn mềm, bền, dai. Thời kỳ hoàng kim với nghề tơ tằm đã mang đến sự phồn thịnh cho người dân trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, chiến tranh đã làm cho làng nghề tơ tằm Vọng Nguyệt bị mai một khá nhiều. Khoảng 10 năm trở lại đây, cả làng Vọng Nguyệt chỉ còn khoảng 10 hộ bám trụ với nghề. Những nương dâu bạt ngàn, xanh mướt giờ chỉ là những bãi đất trống. Thấp thoáng có vài hộ trồng dâu nuôi tằm. Hình ảnh người phụ nữ ngồi quay tơ cũng thưa dần.
Sự tác động của kinh tế thị trường, vướng mắc trong đầu tư công nghệ và đầu ra sản phẩm khiến cho nhiều người làng Vọng Nguyệt không còn mặn mà với nghề trồng dâu nuôi tằm nữa.
Cũng theo ông Ngô Văn Quây, trưởng thôn Vọng Nguyệt chia sẻ: “Người dân Vọng Nguyệt rất mong muốn sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước như chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đầu ra, hỗ trợ đầu tư vốn, tăng cường quảng bá thương hiệu làng nghề để làng nghề bắt kịp những công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, sản lượng tiêu thụ ổn định”.
Những ngày này có dịp về thăm làng Vọng Nguyệt, đi sâu vào trong làng không khó để bắt gặp những âm thanh quay tơ kẽo kẹt đều đều. Dường như, cái âm thanh mộc mạc ấy như vang mãi trong tâm trí mỗi người con Kinh Bắc, gợi lên những ký ức một thời huy hoàng và lòng tin về một tương lai tươi sáng của làng nghề truyền thống tơ tằm.
Huyền Chi
Từ khóa » Tơ Tằm Vọng Nguyệt
-
Tơ Tằm Vọng Nguyệt - Tiếng Vọng Từ Một Làng Nghề Huyền Thoại
-
Làng Tơ Tằm Vọng Nguyệt - UBND Tỉnh Bắc Ninh
-
Tơ Tằm Vọng Nguyệt - Trường Tồn Mãi Với Thời Gian
-
Nét đẹp Văn Hóa Của Làng Cổ Tơ Tằm Vọng Nguyệt Thu Hút Du Khách
-
Làng Tơ Tằm Vọng Nguyệt
-
Làng Vọng Nguyệt
-
Tơ Tằm Vọng Nguyệt Chảy Với Dòng Sông
-
Tơ Tằm Vọng Nguyệt – Ký ức Ngàn Năm Vọng Về - Dân Việt
-
Tơ Tằm Vọng Nguyệt - Tiếng Vọng Từ Một Làng Nghề Huyền Thoại
-
Bắc Ninh: Lấp Lánh Ngàn Năm Tơ Tằm Vọng Nguyệt - Người Làm Nghề
-
TINH HOA NGÀN NĂM CỦA LÀNG LỤA CỔ VỌNG NGUYỆT
-
NÉT ĐẸP DÂN GIAN - TƠ TẰM VỌNG NGUYỆT - VTVGo
-
Nét đẹp Dịu Dàng Của Làng Nghề Vọng Nguyệt