LĂNG ÔNG ( BÀ CHIỂU) - Facebook
Có thể bạn quan tâm
Facebookfacebook1211106665452923Xem thêm ảnh…LĂNG ÔNG ( BÀ CHIỂU) bởi Sài Gòn Vi VuĐó là lăng Ông thờ Tả quân Lê Văn Duyệt chứ không phải là lăng thờ ông và bà tên Chiểu như nhiều người nhầm tưởng. Lăng Ông - Bà Chiểu, nói vắn tắt là lăng Ông, có tên chữ là Thượng Công miếu (Hán văn:上公廟). Đây là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832); hiện tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500 m² trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông. Rất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ ông bà Lê Văn Duyệt. Và do lệ kiêng cữ tên, không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ "lăng Ông" với hai từ "Bà Chiểu" để chỉ khu lăng của Tả Quân. Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Đức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu. KIẾN TRÚC Xung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng được xây. Cổng có hàng đại tự nổi bằng chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Trước năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn-Gia Định xưa. Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính. Từ cổng Tam quan ở phía nam vào qua một khu vườn cảnh là: 1.Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân 2. Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh 3. Miếu thờ. THỜ CÚNG: Hàng năm có 2 lễ hội lớn tại lăng, đó là ngày giỗ của Tả quân Lê Văn Duyệt từ ngày 1 đến 3 tháng 8 âm lịch. Và ngày hội đầu xuân, mồng một và mồng 2 Tết. - Theo nhiều nhà nghiên cứu trước đây thì ngôi mộ thực của Tả Quân Lê Văn Duyệt nằm ở Tiền Giang: "Theo lời các cố lão, ngôi mộ tại Gia Định, Bình Hòa xã là ngôi mộ chôn bằng hình sáp, còn hài cốt thật thì về an táng tại làng Long Hưng, thuộc tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang)". (Huỳnh Minh, Gia Định xưa, Nhà xuất bản Thanh Niên in lại năm 2001, trang 53). Nhưng vào tháng 4 năm 2006, sau một cuộc khảo sát, ông Lý Việt Dũng đã đưa ra kết quả ngược lại. Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội)Theo Đại nam thực lục chính biên quốc sừ quán triêu Nguyển.. Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho dẹp bỏ trụ đá hài tội và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệ. Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ.Theo nhà văn Sơn Nam, thì sau đó dân làng Long Hưng đem trình quan sở tại một người cháu nội của Lê Văn Phong (Phong là em ruột Tả quân) tên Lê Văn Thi, bấy lâu sợ tội với triều đình nên mãi trốn tránh. Sau đó, ông Thi được phép đến Bà Chiểu, lo việc chăm sóc Lăng Ông. Ngày nay ở trong miếu vẫn còn thờ ông Thi làm Tiền hiền Và từ khi Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập vào năm 1914, việc cúng tế được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần. Ngày 6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Con LÊ VĂN DUYỆT LÀ ai thì các bạn có thể điểm qua một số ý chính sau. Ông sinh năm sinh năm 1764 mất 1832. Là bậc khai quốc công thần, là vị tướng giỏi phò Chúa Nguyễn Ánh vạn dặm trường chinh từ khi Chúa Nguyễn còn gian nan bôn tẩu cho đến lúc lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Ông người làng Hòa Khánh, huyện Cái Bè tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang). Thân phụ là Lê Văn Toại, gốc Quảng Nghĩa, dời vào sống ở Định Tường. (Mỹ Tho-Tiền Giang). Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ lúc 17 tuổi. Đến năm 1789, ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của Chúa Nguyễn. Chi tiết cụ thể hơn về ông các bạn có xem thêm tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Duyet Xem video tết tại LĂNG ÔNG năm 1969: https://youtu.be/UZcuS_CPV3w Follow me in instagram: https://www.instagram.com/saigonvivu/ #saigonvivu #vivusaigon #fotoofsaigon #infosaigonvivu #saigon — tại Sài Gòn Vi Vu. (gần Sài Gòn Vi Vu)942 lượt thích23 bình luậnĐoàn Minh Mẫn và 941 người khác thích nội dung này.175 lượt chia sẻDung HongLăng Ông muôn thuở ngát trầm hương. Dập dìu xe mã khách muôn phương. Quân công người khắc lên bia đá. Sự nghiệp ta kha dưới mái trường. Ngựa hí gươm đề công hiển hách. Chim tàng cung gẩy án thê lương. Người xưa còn đó danh con đó. Oan khúc dương thời lộng gió sương.8 năm trướcBáo cáoLi Do đã trả lời · 1 người trả lờiPhan Nguyễn Đăng KhoaVũ Thụy Thục Đoan3 năm trướcBáo cáoHuấn HuỳnhHình như Bà Chiểu là tên của một bà vợ ông Lãnh Binh Thăng thì phải?8 năm trướcBáo cáoCường Nguyễn đã trả lời · 2 phản hồiQuoc Quang Truonglàm vua mà có hiềm khích cá nhân là tai hoạ đất nước ,thời làm thái tử minh mạng đã ko thích tả quân ,sự ko thích đó tạo ra thảm kịch giặc khôi8 năm trướcBáo cáoBinh TranTết là không có chổ đó ! Trước 75 chiều 30 Tết ,Thủ tướng tới đốt nhang ,tất cả đội lân ở SG- CL đều đến lạy ông rồi sáng mùng 1 mới đi múa ,tụi tui nhà gần Lăng Ông được xem múa lân trước ! Sáng mồng một ,người Hoa lớn tuổi đến cúng Ông hàng năm ,nhờ Ông Lê văn Duyệt mới có người Hoa ở SG ! Và ông ấy là dũng tướng chưa thua trận nào của VN !8 năm trướcBáo cáoThông Hoàng AnhNgười có công - giám mục Bá Đa Lộc ( chúng ta hay gọi Lăng Cha Cả )8 năm trướcBáo cáoBinh Tran đã trả lời · 1 người trả lờiTâm PhanLăng ông nè Người Ấy8 năm trướcBáo cáoNgười Ấy đã trả lời · 3 phản hồiJessica PhanHay quớ8 năm trướcBáo cáoDương Công KhanhCảm ơn tác giả !8 năm trướcBáo cáoChanh LeRất đúng8 năm trướcBáo cáoNguyen Bao Nhan....8 năm trướcBáo cáoLê ViMình ở gần đó, ngày nào cũng đi học ngang, mà thiệt, cứ tưởng là Nguyễn Đình Chiểu Quỳnh TR, Thanh Xuân m có nghĩ giống t ko?8 năm trướcBáo cáoQuang Tri TranNhìn khu vực trong ngoài lăng thòi đó rất ngắn nắp và sạch sẽ8 năm trướcBáo cáoDat DaoCẩm Tú Nguyen Tan Nhan còn muốn đứng nhìn tượng chim đại bàng nói một mình ko )))8 năm trướcBáo cáoDat Dao đã trả lời · 2 phản hồiTran Tuan AnhBây giờ còn đâu vẻ uy nghiêm như ngày xưa nữa !!! Chán8 năm trướcBáo cáoMinh Phung TattoGần nhà mình ^^8 năm trướcBáo cáoDat LyAn An Thanh Phạm8 năm trướcBáo cáoAn NguyenJade Nguyen Amy Nguyen8 năm trướcBáo cáoHưng NguyễnDung Phạm8 năm trướcBáo cáoVivi NguyenThaoVan Nguyen8 năm trướcBáo cáoHieu TranKim Châu8 năm trướcBáo cáo Xem thêm bình luận…Đang tải...Thử lạiHủyĐang tải...Đang tải...
Từ khóa » Giới Thiệu Ngắn Gòn Về Lăng ông Bà Chiểu
-
Lăng Ông Bà Chiểu - Khám Phá Ngôi đền CỔ NHẤT Sài Thành
-
Lăng Ông Bà Chiểu - Ngôi đền Cổ Xưa Tại Sài Gòn
-
Lăng Ông Bà Chiểu - Cảm Nhận Việt Nam
-
Lăng Ông Bà Chiểu: Ngôi đền Cổ Nhất Sài Gòn Nhưng Rất được Lòng ...
-
Lăng Ông Bà Chiểu: Giá Trị Tâm Linh độc đáo Của Người Sài Gòn
-
THUYẾT MINH VỀ LĂNG ÔNG (BÀ CHIỂU) | BLOG CHUYÊN VĂN
-
Hướng Dẫn Tham Quan Lăng Ông Bà Chiểu, Sài Gòn
-
Lăng Ông Bà Chiểu Và Giai Thoại Về Vị Tổng Trấn Tài đức
-
Lăng Ông Bà Chiểu | Tạp Chí Quê Hương Online
-
Lăng Ông Bà Chiểu
-
Lăng Ông Bà Chiểu - Khám Phá Ngôi đền CỔ NHẤT Sài Thành
-
Lăng Ông (Bà Chiểu) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mộ Các Danh Thần ở Sài Gòn: Lăng Ông ở Bà Chiểu | Tach Ca Phe
-
Lăng Lê Văn Duyệt | Lăng Ông Bà Chiểu - Nhiều Thứ Hay Ho Cho Bạn ...