Lăng Ông Nam Hải – Lăng Cá Ông [Khám Phá Vẻ Đẹp] - TOP9

Lăng Cá Ông còn được gọi là lăng Ông Nam Hải, nằm bên phải đình thần Thắng Tam, thuộc phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Lăng được xây dựng cùng thời kỳ với Miếu Bà, nghĩa là khoảng cuối thế kỷ XIX.

Lăng Ông Nam Hải - Vũng Tàu hay còn gọi Lăng Cá Ông
Lăng Ông Nam Hải – Vũng Tàu hay còn gọi Lăng Cá Ông

Truyền thuyết

Cá Ông được xem là một vị tướng quân của Lang Vương được giao nhiệm vụ bảo vệ cho các tàu thuyền trong vùng biển. Do đó Cá Ông được thờ cúng ở những vùng ven biển trên khắp nước ta.

Lăng Cá Ông ở Vũng Tàu gắn với truyền thuyết về ba phần đầu, thân, đuôi của Cá Ông trôi dạt về ba vùng: Vũng Tàu, Cần Giờ, Long Hải ở thế kỷ XIX. Đầu cá dạt về bãi Tầm Dưng, to đến nỗi không thể kéo lên bờ được, nhân dân phải lấy tre rào lại cho thịt thối rữa mới tháo từng khớp xương đem rửa sạch đưa về thờ trong một ngôi miếu đơn sơ ở Bãi Trước. Hơn 40 năm sau lại có một xác Cá Ông lớn trôi vào Bãi Sau, dân làng lại chôn cất cá chu đáo. Năm 1911, ngư dân địa phương xây lăng dời các xương cá lại thờ. Từ đó lăng được nhiều lần tu sửa và đến tháng 4/1969 thì được sửa chữa như hiện nay.

Lăng Cá ông Thắng Tam có tới ba sắc phong do vua ban tặng. Vua Thiệu Trị ban hai đạo sắc vào năm thứ năm (1846) phong chon cá ông danh hiệu Nam hải đại vương tướng quân, vua Tự Đứcban cho đạo sắc vào năm thứ ba (1850). Ngày vía Ông (ngày giỗ) được định vào ngày 16 tháng 8 âm lịch hàng năm. Vào ngày nay, ngư dân Vũng Tàu kéo về làm lễ cúng bái rất linh đình, trọng thể. Ngời ta đến đây cầu mong sự bình yên may mắn trong chuyến đi biển, xin xăm báo trước điều tốt lành, rủi ro và xem hát, vui chơi giải trí.

Kiến trúc

Lăng là một toà nhà giản dị, giữa lăng có 3 bàn thờ chạm trổ công phu các hình Long, Lân, Quy, Phụng giao đầu. Phía sau bàn thờ là 3 tủ kính lớn để dựng xương cá. Tủ giữa đựng xương Cá Ông được vớt lần đầu tiên. Tủ bên phải đựng xương Cá Ông vớt lần thứ 2 và tủ thứ 3 đựng xương Cá Ông vớt trong những lần sau. Hai bên tả, hữu có thêm hai bàn thờ của Bà Sáu (Thần Rùa) và tổ nhạc. Ngư dân Vũng Tàu quan niệm rằng mỗi khi có Cá ông chết tấp vào bờ, người nào trông thấy đầu tiên thì được xem như con trưởng của Cá ông. Khi làm lễ an táng, người đó phải chịu tang và thực hiện các nghi lễ tang ma như là đám cho cha đẻ mình vậy.

Lễ hội

Lễ hội kéo dài trong ba ngày từ 16 đến 18/8 âm lịch hàng năm, gồm có : Lễ cúng ông, lễ nghinh ông (đón cá) gồm nhiều ghe thuyền trang trí lộng lẫy, thắp đèn sáng trưng chạy vòng biểu diễn ngoài biển. Những hình thức tế lễ Cá ông mang đậm màu sắc riêng của cư dân miền biển, nhưng trong lễ hội người ta cũng dành một buổi cúng Tiền Hiền, một buổi tế lễ thần linh như việc tổ chức cúng tế trong đình làng …

Từ khóa » đến Thờ Cá ông ở Vũng Tàu