Làng Phụ Nữ đánh Dậm Bên Sông Đáy - Công An Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Sự việc này khiến tôi đã đến ngôi làng đặc biệt này và phát hiện thêm nhiều điều thú vị.
Đánh dậm vì truyền thuyết một lời nguyền?
Cùng chung một hoàn cảnh sống, lại nằm sát cạnh nhau bên bờ sông Đáy, nhưng trong khi phụ nữ những làng bên cạnh như làng Chuông, làng Văn La… không có bất kỳ ai làm nghề mò cua bắt ốc. Họ đan nón, làm ruộng hay bất kỳ việc gì khác để tăng gia sản xuất, cải thiện cuộc sống. Riêng phụ nữ cả làng Sào quanh năm đi đánh dậm. Ở làng này phụ nữ đi đánh dậm, đàn ông đi phụ hồ, bốc vác trang trải cuộc sống.
Không ai biết làng quê đánh dậm ấy có từ bao giờ và tại sao lại gán vào thân người phụ nữ? Chỉ biết rằng, từ xa xưa đời cụ kị, ông bà đến đời con cháu, mẹ truyền con gái, cứ thế nối giữ như một nghề "gia truyền".
Ở thời buổi hiện đại, kinh tế thị trường phát triển sôi động, người ta có nhiều cơ hội tìm cho mình một công việc bớt nhọc nhằn hơn. Vậy mà hôm nay, ngày nắng cũng như mưa, người phụ nữ làng Sào vẫn tự vận vào mình cái nghiệp đánh dậm. Họ vẫn sống cuộc đời lặng lẽ và kiếm sống bằng những việc làm lương thiện, vẫn âm thầm làm cái nghề lặn lội như thân "con cò".
Những cô gái làng Sào đang mò trai ở Hồ Tây. |
Khi ở làng quê tôm cua khan hiếm, họ lại đua nhau mở rộng "địa bàn", đi khắp vùng tìm kế mưu sinh cũng bằng nghề đánh dậm của mình. Đầu tiên là cánh đồng những huyện lân cận, rồi lên các ao hồ ven đô, những năm gần đây họ bỏ quê lên tận Hồ Tây, vẫn một lòng chung thuỷ với nghề đánh dậm.
Nghe các bà, các cô các làng bên kể chuyện cho nhau nghe. Xưa kia các cô gái làng Vạc rất đảm đang, họ đi đánh dậm vì cải thiện bữa ăn hàng ngày trong gia đình. Dần dần đánh dậm trở thành nghề mưu sinh chính của phụ nữ làng Sào. Sở dĩ phụ nữ làng Sào phải vận mình vào nghề đánh dậm một phần vì nơi đây có một lời nguyền. Làng có một cây đa cổ thụ, trước đình làng, cây đa đó do ai trồng, trồng từ bao giờ người trong làng cũng không ai biết.
Chuyện kể rằng, có một ông thầy bói khi đi ngang qua làng đã chỉ tay vào cây đa và nói: "Bao giờ cây đa này còn thì con gái làng Sào còn nghề đánh dậm". Nhiều người còn nói: "Con gái làng Sào không biết đánh dậm sẽ không lấy được chồng? Có những người lớn lên trong điều kiện kinh tế khá giả nhưng họ vẫn đi đánh dậm không hiểu vì lý do gì?". Chuyện về lời nguyền cứ truyền mãi trong dân gian, có lẽ vì thế mà đến nay phụ nữ làng Sào vẫn giữ nghề đánh dậm "gia truyền" làm kinh tế chính lo cuộc sống.
Đi đánh dậm bằng xe... bus
Có người giải thích, phụ nữ làng Sào đánh dậm, một phần do ruộng ít, cuộc sống kinh tế khó khăn họ phải đánh dậm tăng thêm thu nhập sống qua ngày. Thời buổi kinh tế đổi mới họ cũng tìm học những nghề bớt vất vả hơn như học nghề đan nón ở làng Chuông, làng Văn La… một số thanh niên lên thành phố tìm việc, làm công nhân, giúp việc hay làm nhân viên bán hàng.
Chị Phạm Thị Liên (ngoài 40 tuổi), sinh ra ở làng Vạc, từ nhỏ chị đã theo mẹ ra đồng, mùi tanh của bùn, của ốc hến, của những con trai, con tôm ngấm vào mình lúc nào không biết. Lập gia đình chị muốn học nghề khác đỡ vất vả hơn để có thời gian lo cho con cái, rủ một số chị em trong làng học nghề làm nón lá ở làng Chuông. Nhưng bàn tay thô kệch vốn quen nước không làm ra được những chiếc nón đẹp, không đủ sức cạnh tranh với những làng nghề bên cạnh. Không bám trụ được họ lại trở về với nghiệp cũ.
Chị Liên tâm sự: "Có lẽ do cái duyên vận vào người buộc chúng tôi phải bám trụ với nghề đánh dậm này. Không đánh dậm chúng tôi khó làm được việc khác để kiếm sống lắm!". Vì vậy dù thanh niên sức dài vai rộng hay người trung tuổi đã từng quyết tâm từ bỏ thân "cò" lặn lội, cuối cùng cũng lại trở về nghề cũ.
Những người làm nghề này ngâm mình dưới nước quanh năm (hơn 10 tháng trong năm). Chỉ trừ những ngày đông rét mướt và ngày lễ, Tết, họ mới nghỉ. Hàng ngày từ sáng sớm tinh mơ, người phụ nữ đánh dậm đã trở giấc để chuẩn bị hành lý, đồ nghề cho một ngày làm việc: áo mưa quấn quanh người để chống rét, giỏ xách, bao tải đựng sản phẩm và đồ ăn, thức uống mang theo lót dạ lúc lên bờ.
Gặp chị Hoàng Thị Ngọc (25 tuổi) cùng ăn chè chiều ở chợ Chuông sau buổi đi làm về, chị kể: "Buổi sáng ăn lót dạ, đi 3 chặng xe buýt, khoảng 9h sáng mới lên được đến Hồ Tây. Lội xuống hồ là mò cho đến 2h, 3h chiều luôn. Thành quả lao động cả một ngày là ốc, trai, tôm được bán ngay ven hồ. Bán hàng xong, chiều lại bắt xe về quê!".
Ngày đẹp trời thì kiếm được trăm nghìn, những hôm mưa to gió lớn, sóng đánh mạnh như sóng biển, rét run bần bật, cần mẫn lắm cũng được vài chục. Trừ chi phí, thu nhập bình quân của 1 người/tháng cũng được hơn một triệu.
Tiếp xúc và chứng kiến việc mưu sinh của những người mò trai, bắt ốc ở Hồ Tây mới thấy cái nghề thật vất vả. Phải ngâm mình dưới nước nhiều giờ đồng hồ trong ngày, ngón tay con gái của họ trở nên thô kệch, những bàn chân nứt nẻ và sưng phù lên vì ngâm nước quá nhiều. Rồi những bệnh phụ khoa rập rình đe dọa họ. Thân phận con "cò" vẫn lặn lội quanh năm, ai đi qua Hồ Tây để ý một chút sẽ thấy rõ sự vất vả của họ!
Từ khóa » Hình ảnh Người đánh Dậm
-
Nghề đánh Dậm, Lặn Lội Thân Cò - Báo Thanh Hóa
-
Theo Chân Các Bà đi đánh Giậm - YouTube
-
Đánh Dậm Bắt Cá Nét Văn Hóa đẹp Nơi Thôn Quê - YouTube
-
Nhớ Về Cái Thời đi đánh Dậm
-
Pêcheurs Annamites 1900-1910 Những Người đánh Dậm (bắt Cá ...
-
Pêcheurs Annamites 1900-1910 | Những Người đánh Dậm (bắt Cá
-
Những Nông Dân đánh Dậm Bắt Cá ở Nông Thôn Miền Bắc - ẢNH XƯA
-
Làng đàn Bà đánh Dậm - Hànộimới
-
Những Phụ Nữ Thủ đô đánh Dậm - Báo Thanh Niên
-
Làng Việt Xưa Và Nay | Thâm Như Dái Thằng đánh Dậm
-
Thân Em đánh Dậm Nuôi Chồng
-
Đánh Dậm - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Nghề đánh Giậm | TTVH Online - Thể Thao & Văn Hóa