Lanh Tô Cửa Là Gì? Phân Loại, Cách Khắc Phục Nứt Mép Cửa đơn Giản ...
Có thể bạn quan tâm
Có thể bạn không biết lanh tô cửa là gì nhưng trong đời sống, với nhiều công trình thi công hay chính ngôi nhà của bạn đang được xây thì chắc hẳn có thể bạn đã từng ít nhất 1 lần nhìn thấy lanh tô. Vậy lanh tô là gì? Để giải đáp được câu hỏi này xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Lanh tô là gì?
Lanh tô là từ vay mượn từ tiếng Pháp “Linteau”, là bộ phận dầm tường bằng gạch, bê tông cốt thép, gạch cốt thép hoặc gỗ hay thép định hình dùng để đỡ khối tường nằm trên cửa sổ, cửa đi, tạo nên những lỗ cửa trên mặt tường. Tùy theo điều kiện làm việc của nó mà lanh tô có thể chịu lực hoặc không chịu lực.
Lanh tô đa dạng về tải trọng, hình dạng, khẩu độ. Dựa trên những yếu tố trên, lanh tô được chia thành các dạng như sau: lanh tô gạch cốt thép, cuốn, bê tông cốt thép (tại chỗ và đúc sẵn), loại vật liệu thép và vật liệu gỗ. Khi triển khai bản vẽ hồ sơ kết cấu KTS sẽ tiến hành tính toán các thông số để đưa ra giải pháp tối ưu cho từng loại công trình cụ thể, nếu bạn không có kiến thức chuyên môn có thẻ tìm đến công ty thiết kế nhà chuyên nghiệp để được tư vấn chi phí.
2. Phân biệt các loại lanh tô
– Lanh tô gạch cốt thép
Lanh tô cốt thép là dạng lanh tô được bố trí giống như xây gạch phổ biến, nhưng yêu cầu phải sử dụng vữa xi măng cát mác 50. Lớp vữa xi măng M50 có độ dày từ 2 cho đến 3cm nằm phủ lên trên cốp pha, một lớp thép tròn được đặt ở trung tâm có d: 6mm hay thép bản 20 x 1mm. Do đó, khi xây dựng cứ nửa gạch sẽ phải bố trí lên một cốt thép, hai đầu cốt thép được uốn cong và đặt sâu vào trong tường với mức tối thiểu từ 1 – 1,5 gạch. Ở trên cùng tráng một lớp vữa xi măng xây từ 5 đến 7 hàng gạch, phải chú ý đến độ cao phải lớn hơn ¼ R lỗ tường
Với loại này chỉ áp dụng dành cho những lỗ cửa có R< 2m thi cốt thép, không phải chịu ảnh hưởng của lực tác động cho nên hầu hết sẽ được sử dụng là loại lanh tô không chịu lực hay chỉ là loại chịu tải trọng nhỏ. Khi tải trọng lanh tô lớn, R lỗ cửa > 2m, thì cốt thép phụ thuộc vào tính toán và phải tuân theo quy phạm kết cấu.
– Loại cuốn
Lanh tô cuốn là loại lanh tô có khả năng chịu nén tốt có độ bền chắc chắn và không phải sử dụng nhiều cốt thép. Dù lợi ích là vậy nhưng lanh tô lại yêu cầu thi công phức tạp cũng như số lượng gỗ và cốt pha được sử dụng tương đối nhiều. Bởi thế, khi nhà đang xây dựng mà bị lún không đều thì rất khó mà để hồi phục lại. Phân loại theo hình dáng: lanh tô cuốn thẳng, cuốn vành ngược và cuốn nửa hình tròn
– Loại cuốn thẳng
Lanh tô cuốn thẳng là loại hay sử dụng đến gạch xây nghiêng, gạch ở giữa xây theo kiểu thẳng đứng còn bên là xây nghiêng. Gạch đã qua quá trình chặt xiên là loại gạch rất phù hợp để xây, tuy nhiên sẽ tiêu hao nhiều công sức vì mạch vữa song song. Ngoài ra, không nên dùng gạch xây xiên trong việc xây bởi vì điều này làm cho mạch vữa trên rộng dưới hẹp. Mạch vữa rộng lý tưởng phải lớn hơn 20mm và bé hơn 7mm. Khi xây lanh tô ở giữa, người thợ có thể tăng mức lên 1/50 l lỗ tường và khi hoàn thành nó sẽ tự động nằm ngang.
– Loại cuốn vành lược
Như tên gọi, lanh tô cuốn vành lược là kiểu có hình cung hay một đoạn cung tròn r = ½ lỗ cửa (cuốn ½ tròn), loại vô hạn-cuốn thẳng sẽ có độ lớn của r là cao nhất. Ngoài ra, cửa cuốn có h = (½ : ½ )l , bình thường là 1,8l, r = l. Gạch dùng để xây cuốn vành lược sẽ độ cong tương đối cao, lý tưởng nhất nên dùng loại gạch xiên, ngoài ra với độ cong nhỏ thì tốt hơn dùng gạch phổ thông với mạch vữa điều chỉnh. Độ lớn của mạch vữa rộng hay hẹp sẽ dao động từ 7 cho đến 20mm. Lanh tô cuốn vành lược rất phù hợp cho lỗ cửa có l : 1,5m – 1,8m, nếu dùng vữa mác thì chiều cao cuốn sẽ có độ cao từ ½ đến 2 gạch.
– Cấu tạo bằng bê tông cốt thép
Như tên gọi, lanh tô bê tông cốt thép được làm từ bê tông cốt thép, bao gồm 2 loại phổ biến: đổ tại chỗ và đúc sẵn.
Nhờ có sự tính toán và quyết định trong chiều cao và lượng cốt thép cần dùng, thì chiều rộng lanh tô sẽ bằng chiều dày tường gạch. Khi chiều dày tường từ 1½ gạch trở lên, lanh tô có thể theo hình dạng là chữ L và tận dụng bộ phận lộ ra làm nền tảng để chống đỡ phần tường gạch phía ngoài, nhờ đó mặt đứng sẽ cảm giác được độ dày của lanh tô
Vì đây là loại đổ tại chỗ nên khi độ cao của lanh tô bằng với độ cao sàn xấp xỉ thì nên gộp lanh tô và sàn lại thành một khối, hoặc có thể gộp với ô văng để khối lượng công việc trong việc thi công bê tông được giảm bớt và trở nên nhẹ nhàng hơn.
Loại đúc sẵn sẽ có kích thước bề rộng được tính bằng bội số của kích thước ½ viên gạch làm tiêu chuẩn. Chiều rộng có thể thay đổi đa dạng gồm ½ gạch, 1½ gạch hoặc 1 gạch.
Độ cao có thể bằng độ dày của 1 hàng, 2 hàng hoặc thậm chí 3 hàng gạch, và 2 đầu gác vào tường có độ dài xấp xỉ so với chiều dài 1 gạch. Vì thế, để việc thi công trở nên nhanh chóng và thuận tiên hơn, ta nên sử dụng lanh tô đúc sẵn.
– Cấu tạo bằng thép
Lanh tô được sản xuất từ thép nên có trọng lượng tương đối nhẹ và sở hữu khẩu độ lớn. Loại lanh tô này không được ưa chuộng mà phân khúc giá lại cao nên ít người xây dựng sử dụng nó vào công việc. Tuy nhiên, loại thép mạ kẽm lại được ưa chuộng vì nhẹ, dễ thi công, thời gian thi công nhanh chóng và giá phải chăng. Là bộ phận được thiết kế nằm trên khu vực khung cửa đi, cửa sổ hay ở ô trống, có tác dụng chịu lực từ mảng tường gạch nằm ở phía bên trên.
– Cấu tạo bằng gỗ
Như tên gọi, lanh tô được làm từ gỗ, được dùng rộng rãi ở các vùng đồi núi vì đây là nơi có nguồn tài nguyên gỗ vô cùng nhiều. Các công trình ở khu vực này sử dụng gỗ là nguyên liệu chính để xây dựng cho nên việc dùng lanh tô gỗ là một biện pháp vô cùng hợp lý và tiết kiệm. Điểm trừ của loại này ở độ bền khá thấp và dễ gặp những tai nạn không mong muốn khi đối mặt với thiên tai, lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt,…
Việc sử dụng lanh tô trong xây dựng là điều cần thiết và phải thực hiện theo đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình sử dụng lâu dài. Nhiều người chủ quan khi xây dụng công trình dẫn đến hiện tượng nứt mép cửa.
3. Nguyên nhân nứt mép cửa
Thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ. Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm. Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này.
Cách khắc phục: Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.
Bên trên là những thông tin hữu ích về các lanh tô khác nhau hay được sử dụng trong công tác xây dựng công trình kiến trúc như nhà ở, biệt thự, nhà cao tầng,.. Hy vọng bài viết đã phần nào giải quyết được những thắc mắc của bạn về thuật ngữ chuyên môn lanh tô và bổ sung những kiến thức mới.
Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:
CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ
Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại/ zalo: 098 1111 838
Email: kienphumy@gmail.com
Website: https://kienphumy.vn/
Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn
Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ
Từ khóa » đà Lanh Tô đúc Sẵn
-
Đà Lanh Tô 1200x100x100mm
-
Thanh đà Lanh Tô Bê Tông Nhẹ Aac Cho Tường Xây Gạch Nhẹ
-
Lanh Tô Bê Tông Nhẹ Nucewall LT được Sử Dụng Tại Các Dự án Chung ...
-
Lanh Tô Là Gì? Phân Loại Và Công Dụng【GIẢI ĐÁP A-Z】 - DanaSun
-
Lanh Tô EBLOCK
-
Lanh Tô Là Gì? 7 Loại Lanh Tô + Cách Triển Khai Bản Vẽ 2021
-
Lanh Tô Là Gì? Phân Loại Và ứng Dụng Của Lanh Tô Trong Xây Dựng
-
Lanh Tô Là Gì? Phân Loại Và Chi Tiết Cấu Tạo Của Lanh Tô
-
Lanh Tô Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại? Cấu Tạo Của Lanh Tô Ra Sao?
-
Máy Sản Xuất Lanh Tô & Giằng Tường đúc Sẵn
-
Lanh Tô Là Gì? Cấu Tạo Và Phân Loại Của Lanh Tô Trong Xây Dựng
-
Lanh Tô Là Gì? [CHI TIẾT CẤU TẠO - SBS House