Lao động Nữ được Nghỉ Mỗi Ngày 60 Phút Trong Thời Gian Làm Việc ...
Có thể bạn quan tâm
Nội dung câu hỏi: Vợ tôi là lao động trong đơn vị hành chính nhà nước hiện nay đang nghỉ thai sản theo luật lao động mới là 6 tháng theo luật lao động cũ thi chỉ được nghỉ 4 tháng nhung khi hết thời gian nghỉ 4 tháng lao động nữ khi đi làm trở lại thì trong 4 tiếng làm việc buổi sáng sẽ được đi muộn 30 phút hoặc về sớm 30 phút và buổi chiều cũng vậy, như trường hợp của vợ tôi hiện nay thì khi hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng và đi làm trở lại thì có được đi làm muộn 30 phút hoặc về sớm 30 phút nữa không?
Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Minh Gia chúng tôi trả lời trường hợp của bạn như sau:
Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng, thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Bên cạnh đó, Điều 137 Bộ luật Lao động quy định: “Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”
Như vậy, đối với trường hợp của vợ bạn khi hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Trong thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có được đóng BHXH không?
Câu hỏi: Chào anh chị bên tư vấn luật gia minh cho e được hỏi là e đang làm việc tại công ty sam sung việt nam, e đã được đóng bảo hiểm và hiện tại e đã mang thai được 1 tháng. E được biết là công ty e sẽ cho nghỉ khi mang thai từ tháng thứ 7 trở đi để hưởng chế độ thai sản. Vậy e xin được hỏi anh/chị là e có được đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ thai sản hay không và trong trường hợp e không được đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ chế độ thai sản thì e có thể tự đóng bảo hiểm được không . E rất mong được anh/chị giải đáp cho e. E xin chân thành cảm ơn !
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với nội dung bạn vướng mắc chúng tôi tư vấn như sau:
Tại khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Tại khoản 2 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu bạn được công ty cho nghỉ thai sản từ tháng thứ 7 trở đi và công ty báo giảm với bảo hiểm về việc nghỉ thai sản thì bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Từ khóa » đơn Xin Về Sớm 60 Phút
-
Mẫu đơn Xin Về Sớm Hưởng Chế độ Thai Sản Mới Nhất Năm 2022
-
Đơn Xin Phép đi Làm Việc Trễ 60 Phút Hưởng Nguyên Lương Mới Nhất
-
Tải Mẫu đơn Xin Phép đi Làm Trễ 60 Phút Cho Người Lao động
-
Đơn Xin Phép Về Sớm 30 Phút
-
Đơn Xin Phép đi Làm Việc Trễ 60 Phút Hưởng Nguyên Lương
-
Mẫu đơn Xin Về Sớm 30 Phút Vì Hành Kinh - AZLAW
-
Đơn Xin Phép đi Trễ 60 Phút, Hưởng Nguyên Lương Buộc Sếp Phải Ký
-
Đơn Xin Phép Về Sớm 30 Phút - Thời Đại Hải Tặc
-
Mẫu đơn Xin Về Sớm Chế độ Thai Sản Mới Nhất - Luật Quang Huy
-
Mẫu đơn Xin đi Muộn Về Sớm, Giải Trình đi Làm Muộn - Luật LVN
-
Đơn Xin Phép Về Sớm 30 Phút
-
Đơn Xin Phép Về Sớm 30 Phút - Wiki Secret
-
[DOC] Download (DOCX, 14KB)