LÃO HOÁ DA (PHẦN 1) - CƠ CHẾ SINH LÝ CỦA QUÁ TRÌNH LÃO ...
Có thể bạn quan tâm
Dẫu biết lão hoá là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này bằng nhiều phương pháp từ bên ngoài lẫn bên trong. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó.
Vẫn với mục tiêu mang đến những kiến thức sâu và mới, ở phần 1, Twins sẽ tập trung nói về cơ chế, biểu hiện của lão hoá. Tiếp đến sẽ là những ứng dụng quan trọng để cải thiện vấn đề này ở phần 2.
Bạn đã sẵn sàng đến với “chân trời mới” về lão hoá cùng Twins? Bắt đầu thôi nào!
Có gì trong bài viết này
- Phân loại lão hoá và cấu trúc da
- Tổng quan về cấu trúc da, lớp hạ bì – thành phần bị tác động nhiều nhất
- Phân loại lão hoá da
- Tác động của lão hoá đến lớp biểu bì
- Hàng rào thẩm thấu biểu bì bị tổn thương
- Hàng rào thẩm thấu biểu bì là gì?
- Ảnh hưởng của lão hoá
- Hệ quả
- Giảm hydrat hóa (mất nước) ở lớp sừng
- Nguyên nhân
- Hệ quả
- Tăng độ pH bề mặt da
- Hàng rào thẩm thấu biểu bì bị tổn thương
- Tác động của lão hoá đến lớp hạ bì
- Collagen
- Sợi đàn hồi elastin
Phân loại lão hoá và cấu trúc da
Tổng quan về cấu trúc da, lớp hạ bì – thành phần bị tác động nhiều nhất
Khi nói về lão hóa da, trước tiên mình cần phải hiểu về cấu trúc da. Da theo phân loại quốc tế có ba lớp: Biểu bì, hạ bì và mô dưới da như hình bên dưới.
Với quá trình lão hóa của da, ba thành phần này sẽ phải trải qua những thay đổi thoái hóa, được thể hiện rõ nhất ở lớp hạ bì.
Không giống như lớp biểu bì, được tạo thành từ các tế bào sừng và một số lớp tiền sừng dày đặc, lớp hạ bì chủ yếu được cấu tạo từ protein và nước, trong đó nổi bật là chất nền ngoại bào (ECM) với 3 yếu tố:
- Sợi collagen: là thành phần chính của ECM, chiếm 75% trọng lượng khô của da, cung cấp độ bền kéo và độ đàn hồi. Trong da người, collagen loại I chiếm 80 đến 90% tổng lượng collagen, trong khi loại III chiếm 8 đến 12% và loại V chiếm <5%. Thông thường, các bó collagen sẽ tăng kích thước khi càng xuống sâu hơn trong lớp hạ bì.
- Sợi elastin: là một yếu tố dạng sợi khác tạo nên ECM ở da. Các sợi đàn hồi này đưa da trở lại cấu hình bình thường sau khi bị kéo căng hoặc biến dạng. Các thành phần khác của ECM là proteoglycans (PGs) và glycosaminoglycans (GAGs), là những chất vô định hình, bao quanh và nhúng các phần tử chất nền dạng sợi và tế bào vào lớp hạ bì. Mặc dù chúng chỉ chiếm 0,2% trọng lượng khô của lớp hạ bì, nhưng chúng hấp thụ nước gấp 1000 lần thể tích của chúng và có vai trò trong việc điều chỉnh khả năng liên kết của các cấu trúc khác và nén nước tạo nên sự đầy đặn về thể tích của lớp hạ bì.
- Nguyên bào sợi: là các tế bào thường trú ở lớp da và được biệt hóa từ các tế bào trung mô. Bạn có thể hiểu biệt hoá là quá trình biến đổi từ một loại tế bào thành một loại khác. Nghĩa là tế bào trung mô biệt hoá ra nguyên bào sợi. Nguyên bào sợi sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp và phân hủy các protein ECM dạng sợi và vô định hình.
Nói tóm gọn hơn, sợi Collagen là thành phần chính của ECM, góp phần lớn và quan trọng trong việc giữ da luôn căng, phẳng và đàn hồi. Sợi Elastin dù chiếm thành phần nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng. Đó là liên kết các sợi Collagen cũng như các cấu trúc khác của da, đồng thời giữ nước cho làn da. Từ đó tạo nên sự đầy đặn, căng khoẻ, đàn hồi của làn da. Còn nguyên bào sợi sẽ giúp tổng hợp nên collagen, elastin, các cơ chất ngoại bào cấu thành mô liên kết, góp phần vào quá trình làm lành vết thương.
Ngoài ra, các thành phần tế bào khác của da bao gồm các tế bào miễn dịch như tế bào mô, tế bào mast và tế bào biểu bì da, tế bào nội mô và phần phụ của da, cũng có những thay đổi nhất định trong quá trình lão hóa. Đặc biệt là những thay đổi ở các tế bào biểu bì.
Phân loại lão hoá da
Lão hóa da có thể được phân thành hai loại:
- Lão hóa tự nhiên (nội sinh): xuất phát từ bên trong cơ thể, xảy ra khi con người già đi và được đặc trưng bởi các nếp nhăn nhỏ và lớp biểu bì mỏng đi.
- Lão hoá ngoại sinh: Ngược lại, lão hóa bên ngoài được đặc trưng bởi các nếp nhăn sâu hơn, da chùng nhão và tăng sắc tố, chủ yếu là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nhưng dù là với loại lão hóa nào, chúng đều có chung biểu hiện là nếp nhăn và giảm độ đàn hồi da. Đây chính là kết quả của sự teo dần của lớp hạ bì. Một trong những cơ chế chính của teo da được cho là giảm số lượng chất nền ngoại bào (ECM), đặc biệt là collagen ở lớp hạ bì. Ở làn da lão hóa, việc sản xuất collagen giảm và sự suy thoái collagen tăng lên sẽ dẫn đến tổng lượng collagen giảm đi. Hầu hết các phương pháp chống lão hóa đều nhằm mục tiêu đảo ngược quá trình này.
Tác động của lão hoá đến lớp biểu bì
Hàng rào thẩm thấu biểu bì bị tổn thương
Hàng rào thẩm thấu biểu bì là gì?
Yếu tố đầu tiên bị lão hoá tác động đó chính là hàng rào thẩm thấu của làn da. Bạn có thể nhìn vào hình bên dưới:
Đây chính là hàng rào bảo vệ đầu tiên cho da của chúng ta. Chúng nằm ở lớp sừng – lớp ngoài cùng của biểu bì. Bạn có thể tưởng tượng các lá sừng corneocyte là “gạch”, lipid là “vữa”. Lúc này đây, “gạch” và “vữa” sẽ liên kết với nhau tạo thành một bức tường thành vững chắc.
Công việc chính của hàng rào thẩm thấu này là bảo vệ da và ngăn chặn các yếu tố gây hại, cân bằng độ ẩm trên da. Và đặc biệt là ngăn cản sự mất nước từ nhiều lớp phía dưới qua da (không bao gồm mất nước sinh lý qua các tuyến bài tiết của da).
Ảnh hưởng của lão hoá
Tuy nhiên theo thời gian, một số thay đổi ở làn da, cụ thể là lão hoá sẽ góp phần làm suy giảm chức năng của hàng rào thẩm thấu. Với những vấn đề xuất hiện trong mô hình “gạch và vữa” sau đây:
- Tăng trưởng biểu bì giảm + Mức tăng sinh tế bào sừng ở lớp biểu bì già giảm + Quá trình apoptosis của tế bào sừng tăng lên ⇒ Giảm độ dày của cả biểu bì và lớp sừng. Trong đó, apoptosis là quá trình chết theo chương trình của tế bào. Đó là khi tế bào không còn cần thiết hoặc có thể trở thành mối đe dọa cho sinh vật, nó sẽ tự chết và thường sẽ không ảnh hưởng đến các tế bào lân cận.
- Suy giảm các protein cấu tạo nên hàng rào tính thấm của biểu bì, bao gồm filaggrin, loricrin và các protein khác. Điều này được nhận định là do sự thiếu hụt hàm lượng canxi trong lớp hạt thuộc cấu trúc da khi làn da “già đi”, dẫn đến những “viên gạch” corneocyte bị lỗi và ảnh hưởng đến toàn bộ hàng rào thẩm thấu của biểu bì.
- Ngoài những “viên gạch” bị lỗi trên, việc giảm sản xuất “vữa”, nói đúng hơn là sự thiếu hụt các loại lipid bao gồm cholesterol, axit béo tự do và ceramide cũng làm tổn hại hàng rào thẩm thấu biểu bì.
Ngoài ra còn phải kể đến sự suy giảm axit hyaluronic (HA) đối với làn da lão hoá. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, axit hyaluronic có khả năng kích thích sự phân hóa tế bào sừng và sản xuất lipid, từ đó giúp tăng cường chức năng hàng rào tính thấm của biểu bì. Bạn đã thấy được tầm quan trọng của việc cấp nước cho da mỗi ngày chưa nè?
Nhắc đến cấp nước sâu thì không thể bỏ qua Total Strength Serum nhà Twins với HA thuỷ phân dưới dạng phân tử siêu nhỏ, dễ dàng thẩm thấu sâu vào các lớp cấu trúc da, bạn tham khảo tại đây ngheng: https://twinsskin.com/san-pham/total-strength-serum-serum-cap-nuoc-va-phuc-hoi-da-chuyen-sau/
Hệ quả
Như bạn cũng đã biết, da là hàng rào ngăn cách cơ thể với môi trường ngoài, giúp bảo vệ cơ thể khỏi mất nước và nhiễm khuẩn. Do đó, khi hàng rào thẩm thấu của biểu bì bị tổn thương, da sẽ vô cùng nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng, ngứa, viêm da. Hơn nữa, nếu bạn gãi, chà xát hoặc áp dụng các hình thức kích thích khác, ‘cửa sổ’ biểu bì sẽ tiếp tục mở ra, các chất độc hại lại càng dễ xâm nhập vào da. Trong khi đó, quá trình phục hồi hàng rào ở da lão hoá lại khá chậm trễ dẫn đến tình trạng này kéo dài. Hệ quả xấu nhất là có thể gây ra viêm nhiễm toàn thân.
Giảm hydrat hóa (mất nước) ở lớp sừng
Nguyên nhân
Một làn da đẹp trước hết phải được cung cấp đủ nước. Hydrat hoá chính là quá trình giữ nước ở tế bào. Theo thời gian, làn da lão hoá sẽ gặp phải tình trạng khô sạm, kém săn chắc. Đây chính là hệ quả của quá trình giảm hydrat hoá lớp sừng.
Có thể bạn chưa biết, ở người, sự hydrat hóa của lớp sừng trong suốt cuộc đời tăng lên mức cao nhất ở tuổi 40, sau đó là sự suy giảm, đặc biệt là ở mặt và cổ. Sự khác biệt phụ thuộc vào độ tuổi trong quá trình hydrat hóa nổi bật nhất ở độ sâu 10-30 μm trong lớp sừng. Các cơ chế cơ bản làm giảm quá trình hydrat hóa lớp sừng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, do hàm lượng lipid và protein trong lớp sừng giảm. Trong số các lipid ở lớp sừng này, ceramide thể hiện đặc tính giữ nước. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng sử dụng ceramides bằng đường uống hoặc bôi tại chỗ có thể làm tăng hydrat hóa lớp sừng.
- Thứ hai, do sự suy giảm mức Filaggrin. Filaggrin là một protein liên quan đến sợi liên kết với các sợi keratin trong các tế bào biểu mô. Các chất chuyển hóa của Filaggrin, bao gồm axit trans-urocanic và axit pyrrolidone carboxylic, là những chất dưỡng ẩm tự nhiên trên da.
- Thứ ba, do cả hàm lượng bã nhờn và glycerol đều giảm ở làn da lão hoá so với trẻ.
- Cuối cùng, do mức độ Aquaporin 3 giảm ở lớp biểu bì của làn da lão hoá. Theo đó, Aquaporin (còn được gọi là kênh nước) là các phân tử có bản chất protein, chịu trách nhiệm như một “kênh trung gian” giúp vận chuyển lượng nước ra vào tế bào một cách trơn tru, hiệu quả, đồng thời ngăn không cho nước tương tác với các phần kỵ nước điển hình của hai lớp phospholipid.
Hệ quả
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng, việc giảm hydrat hóa sẽ làm tăng viêm nhiễm và suy giảm chất lượng tế bào mast khiến hàm lượng histamine trong lớp bì tăng lên. Từ đó kéo theo hàng loạt phản ứng dị ứng. Đọc đến đây chắc bạn cũng thắc mắc tế bào mast là gì đúng không nè? Đây chính là loại tế bào giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giải phóng các chất như histamine và leukotrienes. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó (cụ thể ở đây là giảm hydrat hoá ở da), số lượng tế bào mast trong cơ thể gia tăng và giải phóng quá nhiều histamine. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng ngứa rát, viêm da và làm trầm trọng thêm các tình trạng viêm đã có từ trước, chẳng hạn như viêm da dị ứng và chàm.
Tăng độ pH bề mặt da
Tại lớp thượng bì, ngoài hàng rào bảo vệ da đầu tiên là hydrolipid theo mô hình gạch – vữa Twins đã đề cập. Chúng ta còn có thêm lớp màng acid mantle trên cùng bao bọc cả hydrolipid. Vì được tạo nên bởi thành phần của tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi, acid mantle sẽ có tính acid nhẹ với độ pH từ 4.5-5.5. Ở độ pH này, vi khuẩn sẽ rất khó làm hại da của chúng ta. Và màng acid mantle có thể phá hủy lớp màng tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng hiệu quả. Chính vì thế, việc duy trì độ pH lý tưởng cho màng acid mantle trên da là rất quan trọng.
Tuy nhiên với làn da lão hoá, độ pH này sẽ bị đẩy lên cao do sự suy giảm hàm lượng bã nhờn và mức độ NHE1, sPLA2 và filaggrin trong da. Hệ quả của quá trình này là sự tổn thương hàng rào biểu bì, da mất đi khả năng kháng khuẩn tự nhiên từ đó dễ bị nhiễm trùng, dị ứng và thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng viêm da.
Tác động của lão hoá đến lớp hạ bì
Collagen
Những thay đổi về số lượng và cấu trúc trong các sợi collagen là những thay đổi chính được tìm thấy ở da lão hóa. Trái ngược với những làn da trẻ, có nhiều sợi collagen nguyên vẹn phong phú, được liên kết chặt chẽ và được tổ chức tốt, các sợi collagen ở da lão hoá thì sẽ bị phân mảnh và phân bố thô hơn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc tăng suy thoái collagen và giảm tổng hợp collagen đều dẫn đến sự thiếu hụt tổng lượng collagen của da. Quá trình này dẫn đến những thay đổi lâm sàng, chẳng hạn như da nhăn và mất độ đàn hồi, được quan sát thấy ở cả da lão hóa tự nhiên và da lão hóa do ngoại sinh (môi trường ngoài) tác động.
Khoan! Đừng vội “chầm kẽm” bạn mình ơiii. Sơ đồ này mục đích là để minh chứng cho bạn thấy một điều: Nếu không cải thiện ngay từ đầu, quá trình lão hoá sẽ tiến triển nhanh đến thế nào. Twins giải thích ngay cho bạn đây:
Bởi cả nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh, các loại oxy phản ứng (ROS) được tạo ra trong quá trình lão hóa sẽ kích hoạt các kinase protein hoạt hóa mitogen (MAPK) và tạo ra các yếu tố phiên mã, bao gồm protein hoạt hóa 1 (AP-1) và yếu tố hạt nhân-κB (NF-κB). Sự hoạt hóa này làm tăng sự sản xuất các men metalloproteinase (MMP) và ức chế tín hiệu yếu tố tăng trưởng biến đổi-β (TGF-β), cả chuỗi phản ứng “nhức não” trên sẽ dẫn đến phân mảnh collagen và làm giảm tổng hợp collagen. Điều này cản trở sự tương tác cơ học giữa nguyên bào sợi và chất nền ngoại bào (ECM), và do đó làm giảm kích thước của nguyên bào sợi da. Khi đó, các nguyên bào sợi già lại sản xuất một lượng ROS lớn hơn, tiếp tục vòng tuần hoàn và lại càng đẩy nhanh tiến trình lão hoá so với ban đầu.
Chính vì thế, đừng bao giờ xem thường việc chống lão hoá từ khi còn trẻ bạn nhé! Twins sẽ nói kỹ hơn về các phương pháp này ở phần 2, cùng đón chờ nhé!
Sợi đàn hồi elastin
Các sợi đàn hồi đóng một vai trò quan trọng trong sức chịu đựng của da (khả năng dễ biến dạng) và khả năng phục hồi (đàn hồi), chúng thường được gọi chung là độ đàn hồi của da. Ở lớp hạ bì, chúng được sản xuất chủ yếu bởi các nguyên bào sợi. Với làn da trẻ, các sợi đàn hồi có cấu trúc đặc trưng được sắp xếp một cách trật tự ở dạng lưới, bao gồm chủ yếu là elastin. Twins sẽ để hình bên dưới cho bạn dễ hình dung về cấu tạo của sợi elastin và collagen. Theo đó, các sợi collagen sẽ bện chặt vào nhau, còn elastin sẽ có cấu tạo dạng lưới.
Trong quá trình lão hóa, hệ thống sợi đàn hồi elastin sẽ bị ảnh hưởng và trải qua những thay đổi về cấu trúc. Với lão hoá nội sinh, sợi elastin sẽ bị đứt gãy hoặc phân huỷ, tuy nhiên với yếu tố ngoại sinh (ánh nắng mặt trời) lại là một trường hợp khác. Khi phân tích mô học các cấu trúc bị tác động bởi tia UV, người ta phát hiện ra rằng, mặc dù cả collagen và eslatin đều bị đứt gãy dưới tác động của UV. Nhưng luôn có phản ứng bù trừ tăng sinh thêm các sợi đàn hồi, tuy nhiên chúng lại được sắp xếp một cách vô tổ chức và có chức năng đàn hồi khá kém. Đồng thời cũng làm da mất đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn như lão hoá nội sinh.
Hình ảnh mô da dưới kính hiển vi điện tử của 1 người trẻ và 1 người 85 tuổi. Có thể thấy cấu trúc đàn hồi ở da người lớn tuổi không được sắp xếp trật tự và các sợi mất chức năng, dày lên, xơ cứng.
Sau tất cả những gì Twins vừa trình bày, bạn thấy đấy, lão hoá đâu chỉ liên quan đến nếp nhăn, da chảy xệ. Đó là cả một quá trình tổn thương từ hàng rào bảo vệ đến các sợi đàn hồi ở sâu bên trong da. Và quan trọng là: Chưa bao giờ là quá sớm để chúng ta ngừa lão hoá cả, bạn nhớ nhé!
Phù, một bài viết quá “mệt não” đúng không nào? Kiến thức đúng là khó nhằn thật nhưng nếu chịu khó đọc và chiêm nghiệm, Twins tin chắc bạn sẽ là người hiểu rõ làn da mình hơn bất kỳ ai khác.
Cùng chờ đón bài viết về các phương pháp cải thiện lão hoá của Twins ở phần 2 nhé!
Nguồn: Cố vấn chuyên môn Twins Skin – Bác sĩ Đỗ Thành tổng hợp, bình luận và biên tập.
Twins Skin - Scientific SkincareTwins Skin là thương hiệu mỹ phẩm chuẩn khoa học đầu tiên của Việt Nam, tiên phong ứng dụng các công nghệ bọc tiên tiến, dựa trên nền tảng khoa học đã được nghiên cứu chứng nhận. Đội ngũ nghiên cứu của Twins Skin gồm: kỹ sư hoá sinh, kỹ sư hoá dược, sự tham vấn từ bác sĩ da liễu và bác sĩ da liễu thẩm mỹ.
Mỗi khách hàng đến với Twins Skin đều sẽ được thiết quy trình cá nhân hoá dựa vào lịch sử da và vấn đề da. Twins Skin cam kết đảm bảo quyền lợi của bạn với chính sách bảo hành/đổi trả miễn phí. Tìm hiểu và kết nối cùng Twins tại:
Từ khóa » Sừng Hóa Da Mặt
-
Quá Trình Sừng Hoá Tế Bào - Vân Spa
-
QUÁ TRÌNH SỪNG HÓA DA ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẺ ĐẸP LÀN DA ...
-
Cấu Tạo Da Và Quá Trình Sừng Hóa Của Da - Tavida
-
Chu Kỳ Tái Tạo Da (sừng Hóa) Quyết định Vẻ đẹp Của Làn Da!
-
Hiểu Về Làn Da – Cấu Trúc Và Chức Năng Da
-
Dày Sừng Da Dầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị | Medlatec
-
Điều Trị Dày Sừng Da Dầu | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Kem Bôi Trị Sừng Hóa Da Softerin 50G - Nhà Thuốc Long Châu
-
Phòng Biến Chứng Do Da Khô
-
Dày Sừng Da Dầu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng | Vinmec
-
Cấu Trúc Da Thượng Bì (P1) - Tế Bào Da được Thay Mới Như Thế Nào?
-
Đặc điểm Tế Bào Da | Vinmec
-
Cấu Tạo Da - Hãy Đọc Nếu Muốn Có Làn Da Đẹp