Lắp 2 Thanh RAM Khác Bus Thì Máy Có Chạy được Không? - Lagihitech

RAM là một trong những thiết bị phần cứng quan trọng nhất trên máy tính. Máy càng có dung lượng RAM lớn thì khả năng xử lý và làm việc càng tốt. Dung lượng của RAM và CPU còn nói lên độ khủng của chiếc máy. Vì vậy, rất nhiều bạn muốn nâng cấp thêm phần cứng này cho máy của mình. Tuy nhiên, vấn đề lắp RAM khác bus đang được khá nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Lắp RAM khác bus là sao?

Trước khi nói đến vấn đề lắp RAM khác bus, bạn cần hiểu bus có nghĩa là gì. Bus được coi như tốc độ của RAM chạy trên máy tính hiện nay. Thông thường bus được tính bằng số lượng dữ liệu xử lý trong vòng 1 giây. Đơn vị này càng lớn thì máy tính hoạt động càng tốt và ngược lại.

Gắn RAM khác bus đồng nghĩa với việc sử dụng 2 thanh RAM có tốc độ xử lý dữ liệu khác nhau trên cùng một máy. Thông thường, khi bạn nâng cấp linh kiện này, các chuyên gia khuyên nên dùng RAM cùng loại, cùng số lượng bus. Vì vậy, hai thanh RAM cùng loại chưa chắc đã cùng số bus. Và tất nhiên, hai thanh cùng số bus thì khả năng cùng loại cũng không cao.

Tuy nhiên, chỉ cần hai thanh RAM cùng loại là đã có thể sử dụng chung được rồi. Ví dụ như cùng DDR3, DDR4 hoặc DDR3L là đã nâng cấp cùng nhau được. Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại RAM, hãy theo dõi phần tiếp theo dưới đây.

Các loại bus ram phổ biến nhất hiện nay

Như đã đề cập, có rất nhiều loại RAM khác nhau trên thị trường. Trong mỗi loại RAM lại có số bus và thông số kỹ thuật khác nhau. Vậy nên trước khi lắp RAM khác bus, bạn cần biết sơ qua về phân loại của chúng.

Bảng chi tiết về các loại RAM và bus RAM trên thị trường:

Loại RAM Tên thiết bị Số bus Băng thông
DDR SDRAM DDR-200 100MHz 1600MB/s
DDR-266 133MHz 2100MB/s
DDR-333 166MHz 2667MB/s
DDR-400 200MHz 3200MB/s
DDR2 SDRAM DDR2-400 200MHz 3200MB/s
DDR2-533 266MHz 4267MB/s
DDR2-667 333MHz 5333MB/s
DDR2-800 400MHz 6400MB/s
DDR3 SDRAM DDR3-1066 1066MHz 8528MB/s
DDR3-1333 1333MHz 10664MB/s
DDR3-1600 1600MHz 12800MB/s
DDR3-2133 2133MHz 17064MB/s
DDR4 SDRAM DDR4-2133 2133MHz 17064MB/s
DDR4-2400 2400MHz 19200MB/s
DDR4-2666 2666MHz 21328MB/s
DDR4-3200 3200MHz 25600MB/s

Lắp 2 thanh RAM khác bus có sao không?

Khi nâng cấp, có nhiều bạn không để ý đến vấn đề lắp RAM khác bus. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp gặp phải như vậy. Về mặt lý thuyết, khi lắp 2 RAM khác bus nhưng cùng 1 loại (tức là cùng là RAM Laptop DDR3, hay RAM Laptop DDR4) thì máy vẫn có thể hoạt động được. Máy tính sẽ ưu tiên chạy thanh có số bus nhỏ hơn. Sau đó hệ thống sẽ chạy cùng một tốc độ trên thanh RAM có số bus lớn. Có thể hiểu, máy tính đưa tất cả về chạy cùng tốc độ của thanh RAM có số bus nhỏ nhất.

Tuy nhiên, nếu gắn 2 RAM khác bus có sao không? Trong trường hợp khác loại RAM (dùng 1 thanh RAM DDR3 và 1 RAM DDR4 hoặc ngược lại) thì máy sẽ không chạy được, hoặc nếu chạy cũng sẽ gây lỗi sau một thời gian. Vì vậy, các bạn hết sức lưu ý điểm này. Khi nâng cấp hoặc lắp thêm RAM, hãy ưu tiên chọn thanh cùng loại và cùng số bus với thanh cũ. Điều này đảm bảo quá trình chạy và xử lý dữ liệu mượt mà nhất. Tất nhiên, bạn vẫn có thể lắp thanh RAM còn lại với số bus cao hơn nhưng chúng sẽ gây lãng phí tài nguyên. Khi mà số bus cao không được tận dụng hết khả năng của nó.

Hơn nữa, trước khi lắp hãy xem máy tính của bạn nâng cấp được tối đa bao nhiêu RAM, thuộc loại nào. Bởi lẽ có rất nhiều laptop chỉ cho phép lắp loại bus RAM cụ thể.

Hy vọng với câu trả lời trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc lắp RAM khác bus có sao không. Điều kiện nâng cấp lý tưởng nhất là sử dụng hai thanh RAM cùng loại, cùng hãng, cùng số bus. Chính vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ trước khi bạn lắp đặt bất cứ phần cứng nào trên máy tính nhé!

Nếu như bạn có nhu cầu chọn mua và nâng cấp RAM Laptop hay RAM PC cho máy tính, laptop của mình thì hãy nhấn ngay vào hộp thoại chat bên dưới để được các bạn tư vấn viên của LagiHitech hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé.

Từ khóa » Bus 2666 Và 3200