Lập Bảng Danh Sách Các Nhà Văn, Nhà Thơ Quê ở Tỉnh Đồng Nai

Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh...

Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu đã có mười đời sống tại Tân Uyên.[2] Cha là ông Tô Phương Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dương Thị Mão (hay Mẹo) (1876-1972). Theo giấy khai sinh, Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1915. Tuy nhiên, trên thực tế có thể ông sinh ít nhất một năm trước ngày ghi trong giấy khai sinh, nghĩa là năm 1914, nhưng không rõ có đúng là ngày 7 tháng 3 hay không. Nhà ông chỉ cách bờ sông Đồng Nai hơn một trăm mét và con sông in đậm dấu ấn trong một số tác phẩm của ông sau này như truyện ngắn Ðồng đội (trong Ký thác), hồi ký Sông vẫn đợi chờ (viết và đăng báo ở California,Mỹ)..

Từ năm 1919 đến 1920, ông theo học chữ nho với một ông đồ trong làng. Sau đó Bình Nguyên Lộc học trường tiểu học ở Tân Uyên vào những năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà luyện tiếng Pháp để thi vào trung học Pétrus Ký ở Sài Gòn. Từ 1929 đến 1933, ông học trung học ở trường Pétrus Ký và lấy bằng Thành chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures, tú tài phần thứ nhất) năm 193. Tuy nhiên, có tài liệu nói ông đậu bằng Thành chung trong niên khóa 1933-1934 và thôi học do kinh tế khủng hoảng. Cũng có tài liệu nói ông không học xong trung học và nghỉ học năm 1935.

Truyện ngắn đầu tay của ông có tên Phù sa, viết về công cuộc Nam tiến của người Việt vào miền đất mới Nam Kì, đăng trên tạp chí Thanh niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Ông kết bạn với những tác giả khác viết cho báo Thanh niên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Hoàng Tư, Lâm Thao Huỳnh Văn Phương, Dương Tử Giang, Nguyễn Tấn Sĩ... Vào khoảng năm 1943, ông hoàn tất tác phẩm Hương gió Đồng Nai (khởi thảo từ năm 1935), tập truyện ngắn và tùy bút về hương đồng cỏ nội đất Đồng Nai. Tác phẩm được Xuân Diệu, Huy Cận và vài nhà văn khác tán thưởng, nhưng sau đó bị thất lạc trong chiến tranh.

Truyện ngắn và tiểu thuyết :

  • Câu dầm, truyện ngắn, tuần báo Thanh niên - 1943, Sài Gòn
  • Nhốt gió, tập truyện, Nhà xuất bản Thời Thế - 1950, Sài Gòn
  • Đò dọc, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1958, Sài Gòn
  • Gieo gió gặt bão, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959, Sài Gòn
  • Tân Liêu Trai, tập truyện (ký bút danh Phong Ngạn), Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959, Sài Gòn
  • Ký thác, tập truyện, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1960, Sài Gòn
  • Nhện chờ mối ai, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1962, Sài Gòn
  • Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
  • Bóng ai qua ngoài song cửa, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
  • Bí mật của nàng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
  • Hoa hậu Bồ Đào, Nhà xuất bản Sống Mới - 1963, Sài Gòn
  • Mối tình cuối cùng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
  • Nửa đêm trăng sụp, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1963, Sài Gòn
  • Tâm trạng hồng, tập truyện, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn
  • Xô ngã bức tường rêu, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn
  • Đừng hỏi tại sao, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tia Sáng - 1965, Sài Gòn
  • Mùa thu nhớ tằm, tập truyện, Nhà xuất bản Phù Sa - 1965, Sài Gòn
  • Uống lộn thuốc tiên, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1965, Sài Gòn
  • Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, tạp bút, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1966, Sài Gòn
  • Tình đất, tập truyện, Nhà xuất bản Thời Mới, 1966, Sài Gòn
  • Nụ cười nước mắt học trò, tập truyện, Nhà xuất bản Trương Gia - 1967, Sài Gòn
  • Quán Tai Heo, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Văn Xương - 1967, Sài Gòn
  • Thầm lặng, tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương -1967, Sài Gòn
  • Diễm Phượng, tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn
  • Đèn Cần Giờ - 1968, Sài Gòn
  • Một chàng hai nàng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn
  • Sau đêm bố ráp, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1968, Sài Gòn
  • Trăm nhớ ngàn thương, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1968, Sài Gòn
  • Khi Từ Thức về trần, truyện, Nhà xuất bản Văn Uyển - 1969, Sài Gòn
  • Nhìn xuân người khác, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tiến Bộ - 1969, Sài Gòn
  • Món nợ thiêng liêng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Ánh Sáng - 1969, Sài Gòn
  • Cuống rún chưa lìa, tập truyện, Nhà xuất bản Lá Bối - 1969, Sài Gòn
  • Lương tâm kẻ trộm, truyện ngắn, tạp chí Hương Quê - 1971, Sài Gòn.
  • Lữ đoàn Mông Đen, Nhà xuất bản Xuân Thu - 2001, Hoa Kỳ
  • Tỳ vết tâm linh
  • ...

Truyện dài chưa in :

  • Bọn xé rào
  • Bóng ma dĩ vãng
  • Bưởi Biên Hòa
  • Con khỉ đột trò xiếc
  • Con quỷ ban trưa
  • Cô Sáu Nam Vang
  • Cuồng ca thế kỷ
  • Ðôi giày cũ chữ Phạn
  • Gái mẹ
  • Giấu tận đáy lòng
  • Hai kiếp nhả tơ
  • Hổ phách thời gian
  • Hột cơm Ngô chúa
  • Khi chim lìa tổ lạnh
  • Luật rừng
  • Lưỡi dao cùn
  • Mà vẫn chưa nguôi hình bóng cũ
  • Món nợ thiêng liêng
  • Một chuyến ra khơi
  • Muôn triệu năm xưa
  • Ngõ 25
  • Ngụy Khôi
  • người đẹp bến Ninh Kiều
  • Người săn ảo ảnh
  • Quang Trung du Bắc
  • Suối đổi lốt
  • Thuyền trưởng sông Lô
  • Trử La bến cũ
  • Trọng Thủy-Mị Ðường
  • Sở đoản của đàn ông
  • Trai cưới gái nào
  • Quật mồ người đẹp
  • Xóm Ðề Bô
  • ...

Nghiên cứu :

  • Ca dao
  • Cổ văn chú giải
  • Luận thuyết y học
  • Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, khảo luận, Nhà xuất bản Bách Bộc - 1971, Sài Gòn
  • Thổ ngơi Đồng Nai
  • Từ vựng đối chiếu 10 ngàn từ - 1971, Sài Gòn
  • Từ vựng danh từ Mã Lai mà Trung Hoa vay mượn - 1972, Sài Gòn
  • Lột trần Việt ngữ, khảo luận ngôn ngữ Việt, Nhà xuất bản Nguồn Xưa - 1972, Sài Gòn

Thơ:

  • Thơ tay trái
  • Việt sử trường ca
  • Thơ Ba Mén (tiểu thuyết thơ).

Từ khóa » Danh Sách Các Nhà Văn Nhà Thơ Sau Năm 1975