Lập Bảng Thống Kê Các Văn Bản Nước Ngoài Lớp 8 - Cùng Hỏi Đáp

1. Nắm được những tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình Trung học cơ sở (tên tác phẩm, tác giả, tên nước, thời gian xuất bản).

2. Nắm được nội dung chính của những tác phẩm đó.

3. Nhớ được những nhân vật chính và vấn đề đặt ra trong mỗi tác phẩm (văn xuôi); cảm xúc chính và tư tưởng chủ đề của tác phẩm thơ.

4. Nhớ được một số tình huống truyện đặc sắc, và nét thành công nổi bật của mỗi tác phẩm đã học.

II - HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT

1. Văn học nước ngoài gồm cả văn học dân gian và văn học viết, gồm cả văn bản nhật dụng và văn bản khác. Vì vậy cần thống kê đầy đủ và vắn tắt vào bảng theo thứ tự từ lớp 6 đến lớp 9. Hãy tự thống kê vào vở, sau đó đối chiếu với bản thống kê này, điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện để có một cái nhìn tổng thể về phần văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.

TT

TÊN TÁC PHẨM (ĐOẠN TRÍCH)

THỜI GIAN

TÁC GIẢ

NƯỚC

THỂ LOẠI

LỚP 6

1

Cây bút thần

Trung Quốc

Cổ tích

2

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Thế kỉ XVIII

A. Pu-skin

Nga

Truyện thơ

3

Mẹ hiền dạy con

Nguyễn Văn Ngọc -Trần Lê Nhân dịch

Trung Quốc

Truyện

4

Lòng yêu nước

1942

Ê-ren-bua

Nga

Bút kí

5

Buổi học cuối cùng

Thế kỉ XIX

A. Đô-đê

Pháp

Truyện

6

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

1854

Xi-át-tơn

Thư

LỚP 7

7

Mẹ tôi

Đầu thế kỉ XX

Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

I-ta-li-a

Truyện

8

Xa ngắm thác núi Lư

Thế kỉ VII

Lí Bạch

Trung Quốc

Thơ

9

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Thế kỉ VII

Lí Bạch

Trung Quốc

Thơ

10

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Thế kỉ VII

Hạ Tri Chương

Trung Quốc

Thơ

11

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Thế kỉ VII

Đỗ Phủ

Trung Quốc

Thơ

LỚP 8

12

Cô bé bán diêm

Thế kỉ XIX

An-đéc-xen

Đan Mạch

Truyện

13

Đánh nhau với cối xay gió

Thế kỉ XVII

Xéc-van-tét

Tây Ban Nha

Trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê

14

Chiếc lá cuối cùng

Đầu thế kỉ XX

0 Hen-ri

Truyện ngắn

15

Hai cây phong

Thế kỉ XX

Ai-ma-tốp

Cư-rơ-gư-xtan

Trích tiểu thuyết

16

Đi bộ ngao du

1762

Ru-xô

Pháp

Trích tiểu . thuyết

17

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Thế kỉ XVII

Mô-li-e

Pháp

Trích hài kịch

LỚP 9

18

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

1986

G. Mác- két

Cô-lôm-bi-a

Nghị luận

19

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

1990

Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em

Nghị luận

20

Cố hương

Thế kỉ XX

Lỗ Tấn

Trung Quốc

Truyện ngắn

21

Những đứa trẻ

Thế kỉ XX

M. Go-rơ-ki

Nga

Trích tiểu thuyết Thời thơ ấu

22

Bàn vể đọc sách

Thế kỉ XX

Chu Quang Tiềm

Trung Quốc

Nghị luận

23

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten

1853

H.Ten

Pháp

Nghị luận

24

Mây và sóng

1909

R. Ta-go

Ấn Độ

Thơ

25

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

1719

Đ. Đi-phô

Anh

Trích tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô

26

Bố của Xi-mông

Thế kỉ XIX

Mô-pa-xăng

Pháp

Truyện ngắn

27

Con chó Bấc

1903

G. Lân-đơn

Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã

2. Trong chương trình văn học nước ngoài học ở THCS, có các tác phẩm thuộc các nền văn học của châu Á, châu Âu, châu Mĩ.

Các tác phẩm gồm cả văn học dân gian và trung đại, hiện đại, gồm các thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, nghị luận, kịch.

Các tác phẩm thuộc nhiều nền văn học khác nhau của các nước khác nhau. Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Cư-rơ-gư-xtan, Anh, Pháp, Mĩ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Cô-lôm-bi-a.

Bộ phận văn học nước ngoài mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh, thuộc nhiều thời đại khác nhau, giúp hiểu thêm về đời sống con người, bồi dưỡng những tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác.

Lập bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài đã học ở lớp 8 theo các cột: tên văn bản, tên tác giả, tên nước, thế kỉ, thể loại, nội dung chủ yếu, nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật.

Chọn học thuộc lòng hai đoạn ở hai văn bản khác nhau, mỗi đoạn khoảng 10 dòng.

Các câu hỏi tương tự

Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8.

Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận. Em thấy văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (văn bản trong bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)?

Từ khóa » Các Văn Bản Nước Ngoài Lớp 8 Tập 1