Lập Bảng Thống Kê Tất Cả đơn Vị Kiến Thức Tiếng Việt Có ở Chương ...
Có thể bạn quan tâm
A> TỪ LOẠI
1, Ôn tập từ ghép và từ láy
- Có hai loại lớn: từ đơn và từ phức
+ Từ đơn: là những từ thường chỉ có một âm tiết, cá biệt có thể có 2 hoặc 3 âm tiết (thường là những từ vay mượn).
+ Từ phức: có hai loại nhỏ: từ ghép và từ láy.
· Từ ghép: gồm hai loại là từ ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
Ví dụ:+ Từ ghép chính phụ: Bà ngoại; thơm phức; thầy giáo…
+ Từ ghép đẳng lập: quần áo; trầm bổng; bàn ghế…
· Từ láy là những từ có quan hệ láy âm. Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
+ Láy toàn bộ: là các tiếng trong từ lặp lại nhau hoàn toàn.
Ví dụ: đăm đăm; thăm thẳm; chiêm chiếp; nho nhỏ….
+ Láy bộ phận là khi từ co sự lặp nhau về âm ở phụ âm đầu hoặc giống nhau về vần. Ví dụ: chùa chiền; tóc tai; no nê; tanh bành; xởi lởi…
2, Đại từ
- là những từ dùng để thay thế cho một danh từ hay đại từ khác.
- trong tiếng Việt có hai loại đại từ chính:
+ Đại từ để trỏ: dùng để trỏ sự vật, người, số lượng hoặc hoạt động, tính chất, sự việc.
Ví dụ: tôi, tao, tớ, chúng nó, hắn, mụ ấy,ai, bấy, bấy nhiêu, sao, sao thế, thế nào….v.v.
3, Từ Hán Việt
A, Từ Hán Việt là những từ ngữ có nguồn gốc từ chữ Hán được người Việt vay mượn Việt hoá về mặt âm đọc, chữ viết, đôi khi thay đổi cả nghĩa để bổ sung với mục đích làm phong phú vốn từ vựng của Tiếng Việt. Tuyệt đai bộ phận từ Hán Việt là từ ghép.
- Từ ghép Hán Việt cũng chia làm hai loại: ghép đẳng lập và ghép chính phụ.
Ví dụ: đế vương; sơn hà; phú quý; ái quốc; phu nhân; nhạc phụ…
- Trong từ ghép chính phụ có 2 hình thức: yếu tố chính đứng trước hoặc yếu tố chính đứng sau.
Ví dụ: + yếu tố chính đứng trước: hữu ích; phóng sinh; vô dụng…
+ yếu tố phụ đứng trước: thi nhân, tân binh; thanh nữ…..
4, Quan hệ từ
A, Quan hệ từ là gì ?
+ là từ kết nối các bộ phận có quan hệ cú pháp, biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận đó. (còn gọi là kết từ).
Vi dụ: Vì trời bão nên Lan không đi học.
5, Từ đồng nghĩa
A, Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- Là những từ có ý nghĩa giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Ví dụ: chết = ngẻo = toi = mất = qua đời = khuất núi = từ trần = tạ thế…
B, Các loại từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau).
- Ví dụ: + gan dạ = can đảm; nhà thơ = thi sĩ; Ti vi = máy thu hình…
+ nhìn ~ liếc; hi sinh ~ chết; ăn ~ xơi ~ đớp.
+ Da trắng vỗ bì bạch.
6, Từ trái nghĩa
A, Thế nào là từ trái nghĩa ?
- là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: già > < trẻ; nhỏ > < to; giàu > < nghèo….
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau:
Tươi Yếu
hoa tươi (héo úa) học lực yếu (khá, giỏi)
7, Từ đồng âm
A, Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liênquan gì đến nhau.
Ví dụ: + Thu về khiến lòng Thu vừa háo hức được đi học lại vừa lo những khoản tiền nhà trường sẽ thu.
+ Ông Ba vội vã dồn ba con ba ba vào ba cái túi.
8,Thành ngữ:
A, Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Đa số thành ngữ Việt Nam có 4 tiếng (chiếm 75 đến 80%)
* Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
Ví dụ :+ Công thành danh toại; Tâm đầu ý hợp; bách chiến bách thắng…
+ Cung kính không bằng tuân mệnh;cá lớn nuốt cá bé; khẩu phật tâm xà; ếch ngồi đáy giếng…
9, Điệp ngữ
A, Điệp ngữ (còn gọi là phép điệp ngữ): là hình thức dùng cách lặp lại từ ngữ (có khi cả một câu).
Ví dụ:+ Mười năm thế giới già trông thấy + Mặt trời mọc !
Đất bạc màu đi, đất bạc màu… Mặt trời mọc !
Ta rảo quanh làng hang chuyện phiếm Rưng rưng mùa hoa gạo
Đời người cũng chuyện phiếm mà thôi.
10, Thơ lục bát
A, Đặc điểm: Là thể thơ của dân tộc đựoc hoàn thiện vào cuối thế kỉ 18 và đỉnh cao là ngôn ngữ trưyện Kiều. Số tiếng được quy định: câu trên 6 tiếng (câu lục), câu dưới 8 (câu bát). cứ như cậy nối tiếp nhau không giới hạn số câu.
B, Hiệp vần: tiếng cuối của câu 6 hiệp vần với tiêng 6 của câu 8, rồi tiếng 8 của câu 8 hiệp vần với tiếng cuối của câu 6. Thành ra lục bát có hai vần: vần lưng ở tiếng thứ sáu và vần chân ở tiếng thứ 8.
Ví dụ: Đầu lòng hai ả tố nga Qua đình ngả nón trông đình
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Mai côt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân ven mười.
C, Luật thơ lục bát:
+ Tiếng thứ 2 – 4 – 6 - 8 thường có mô hình sau: B – T – B - B
+ Các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng – trắc.
+ Khi trong câu lục có tiểu đối thì tiếng thứ 2 – 4 thường đều là thanh trắc.
11, Chơi chữ:
A, Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước..v..v làm câu văn hấp dẫn.
B, Lối chơi chữ: + Dùng từ đồng âm.
Ví dụ: Bà già đi chợ Cầu Đông. Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng ?
Chị Xuân đi chợ mùa hè. Mua cá thu về chợ hãy còn đông.
Anh Hươu đi chợ Đồng Nai. Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
+ Dùng từ đồng nghĩa
Ví dụ: Chuồng gà kê áp chuồng vịt.
+ Dùng lối nói lái
Ví dụ: Hiện đại thì hại điện. Đấu tranh rồi biết tránh đâu. Đầu tiên là tiền đâu
Công an can ông không phạm pháp. Knh tế kê tính rất chính xác
+ Dùng cách điệp âm
Ví dụ: Sầu riêng ai khéo đặt tên. Ai sầu không biết riêng em không sầu.
Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ
Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhàTừ khóa » Bài Tập Về Từ Loại Tiếng Việt Lớp 7
-
Bài Tập Chuyên đề Từ Loại – Ngữ Văn 7 Nâng Cao
-
Ôn Tập Phần Tiếng Việt - Ngữ Văn 7 - Hoc247
-
Ôn Tập Phần Tiếng Việt Lớp 7 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Các Dạng Bài Tập Tiếng Việt 7 Học Kì 1
-
63 Bài Tập Về Danh Từ, động Từ, Tính Từ - Luyện Từ Và Câu Lớp 4, 5
-
Bài Tập Về Từ Loại Tiếng Việt Có đáp án - Giáo Viên Việt Nam
-
Bài Tập Về Từ Loại Tiếng Việt Có đáp án Giúp Các Bạn Học Tốt
-
Bài Tập Xác định Từ Loại - TopLoigiai
-
Các Dạng Bài Tập Tiếng Việt Lớp 7 Học Kì 1 NĂM 2021 - 2022 - GIÁO ÁN
-
Ôn Thi Vào Lớp 10 Phần Tiếng Việt Từ Loại Tiếng Việt
-
Giáo án Bài Ôn Tập Phần Tiếng Việt | Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 Chuẩn Nhất
-
Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Trang 137 Ôn Tập Về Từ Loại | Giải Tiếng Việt ...
-
Chủ đề 3: Ôn Tập Và Thực Hành Một Số Bài Tập Về Tiếng Việt