Lập Biên Bản Vi Phạm Giao Thông Theo Quy định Của Luật

Lập biên bản vi phạm giao thông? Lập biên bản vi phạm giao thông theo quy định của luật. Biên bản vi phạm hành chính nói chung và biên bản vi phạm giao thông nói riêng đều được dùng để ghi lại hành vi trái pháp luật của người vi phạm. Theo đó, người tham gia giao thông nếu có vi phạm sẽ bị CSGT lập biên bản vi phạm giao thông để xử lý vi phạm.

Quảng cáo

Vậy khái niệm biên bản vi phạm giao thông được hiểu như thế nào? biên bản vi phạm giao thông có hủy được không? là những vấn đề được rất nhiều độc giả rất quan tâm. Vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây, công ty Luật Hùng Sơn xin cung cấp cho Quý vị những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề trên.

  1. Lập biên bản vi phạm giao thông là gì?
  2. Biên bản vi phạm giao thông có được hủy không?
  3. Một số sai sót trong việc lập biên bản vi phạm giao thông
    1. Sai sót về thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông
    2. Sai sót về nội dung biên bản vi phạm giao thông
    3. Các trường hợp vi phạm giao thông cần lập biên bản
    4. Sai sót về việc sử dụng mẫu biên bản
  4. Mẫu hủy biên bản vi phạm giao thông

Lập biên bản vi phạm giao thông là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về khái niệm biên bản vi phạm giao thông là gì. Tuy nhiên, giao thông vốn là một trong những lĩnh vực thuộc quản lý hành chính của nhà nước nên có thể coi biên bản vi phạm giao thông là một loại biên bản đặc biệt của biên bản vi phạm hành chính. 

Lập biên bản vi phạm giao thông. Vì vậy, có thể hiểu đơn giản rằng biên bản vi phạm giao thông là một văn bản ghi nhận lại diễn biến của hành vi vi phạm, thời gian vi phạm, địa điểm vi phạm, đối tượng thực hiện, trình tự, nội dung, kết quả cuối cùng …. của một hành vi vi phạm pháp luật giao thông đã được diễn ra trong thực tế. Biên bản vi phạm giao thông là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

lập biên bản vi phạm giao thông

Biên bản vi phạm giao thông có được hủy không?

Theo Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính. Đồng thời đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính nêu trên thì trong trường hợp biên bản vi phạm hành chính đã lập. Sau đó, nếu cơ quan hoặc người có thẩm quyền phát hiện ra những sai sót có trong biên bản vi phạm hành chính thì không được hủy bỏ biên bản đã lập này để lập lại biên bản vi phạm hành chính mới.

Do đó, trường hợp vi phạm giao thông đã lập biên bản về việc vi phạm nhưng sau đó, cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định phát hiện ra có những sai sót trong biên bản giao thông đã được lập thì có thể lập biên bản để xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm giao thông này mà không được phép hủy biên bản vi phạm đã được lập.

Biên bản xác minh về sự việc này cũng phải được lập theo đúng thủ tục, trình tự được quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính và phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan như: Cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm giao thông; người chứng kiến vi phạm, cá nhân bị thiệt hại hoặc đại diện của tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm giao thông gây ra (nếu có). Biên bản xác minh sẽ là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm giao thông để trình người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Đồng thời, ban bản xác minh này sẽ được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Một số sai sót trong việc lập biên bản vi phạm giao thông

Sai sót về thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông

Theo đó, thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông thuộc về những đối tượng sau:

– Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ được quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

+ Chủ tịch UBND các cấp, CAND, Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa.

+ Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền được lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn giao thông đường bộ và đất của đường bộ.

+ Công an viên có quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương mình;

+  Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ mình.

– Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt:

+ Chủ tịch UBND các cấp, CAND, Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải/ hàng không/ đường thủy nội địa.

+ Đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu thì Trưởng tàu có thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông;

+ Đối với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương mình thì Công an viên có thẩm quyền lập biên bản.

Sai sót về nội dung biên bản vi phạm giao thông

Thông thường, một biên bản vi phạm giao thông sẽ có các nội dung chính được liệt kê sau đây:

– Thời gian và địa điểm lập biên bản;

– Họ và tên, chức vụ của người lập biên bản vi phạm giao thông;

– Họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp của cá nhân hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm giao thông;

– Thời điểm (Ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm) và địa điểm xảy ra vi phạm giao thông;

– Hành vi vi phạm pháp luật giao thông;

– Tình trạng của tang vật hoặc phương tiện bị tạm giữ;

– Lời khai của người vi phạm giao thông hoặc đại diện của tổ chức vi phạm. Nếu có người chứng kiến vi phạm, người bị thiệt hại hoặc đại diện của tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ và tên, địa chỉ và lời khai của họ;

– Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm giao thông của người vi phạm;

– Cơ quan nào tiếp nhận giải trình đó.

– Các biện pháp ngăn chặn vi phạm giao thông và bảo đảm việc xử lý vi phạm.

Tuy nhiên, cần lưu ý biên bản vi phạm giao thông phải được lập thành ít nhất 02 bản. Đồng thời, biên bản phải được người lập biên bản và người vi phạm ký. Sau khi biên bản vi phạm giao thông lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông một bản.

Các trường hợp vi phạm giao thông cần lập biên bản

– Khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “Tại thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến lĩnh vực giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có hay không xuất trình được 01, một số hoặc tất cả các giấy tờ như Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Bảo hiểm dành cho phương tiện giao thông,….khi có những hành vi vi phạm giao thông được quy định tại Điều 30 Nghị định này” thì  phải lập thành biên bản;

– Khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy định trừ các trường hợp bị xử phạt với hình thức cảnh cáo hoặc hình thức phạt tiền lên đến 250.000 VNĐ đối với cá nhân, 500.000 VNĐ đối với tổ chức vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm giao thông tại chỗ thì không phải lập biên bản về việc vi phạm giao thông. Còn lại các hành vi vi phạm không thuộc những trường hợp được nêu ở trên thì phải lập thành biên bản vi phạm giao thông.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 56 của Luật này cũng quy định “Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ thì phải lập biên bản về việc vi phạm”.

Như vậy, đối với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông không bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt như phân tích ở trên và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm giao thông tại chỗ thì phải bị lập biên bản về việc vi phạm giao thông. Các trường hợp vi phạm giao thông khác bị phát hiện việc vi phạm nhờ sử dụng camera giám sát hành trình hoặc nhờ có các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ khác cũng phải lập thành biên bản theo quy định của pháp luật.

Sai sót về việc sử dụng mẫu biên bản

Mẫu biên bản vi phạm giao thông được sử dụng hiện nay để lập biên bản là mẫu biên bản số 01 được ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP. Trừ trường hợp sử dụng các mẫu biên bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh ban hành để sử dụng trong ngành, lĩnh vực, địa phương thì không phải sử dụng mẫu 01 trên. 

Tuy nhiên, trong thực tiễn còn nhiều trường hợp áp dụng không đúng mẫu biên bản theo quy định trên. Chẳng hạn như áp dụng mẫu biên bản cũ theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP hoặc mẫu biên bản cũ theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,… Mắc phải sai sót này là do người lập biên bản làm theo thói quen, không tra cứu và cập nhật thường xuyên sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực xử lý vi phạm giao thông. Ngoài ra, còn có trường hợp tự sáng tạo mẫu biên bản theo quy định hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. …

Quảng cáo

Như vậy, nếu sai sót về thẩm quyền lập biên bản, nội dung biên bản, mẫu biên bản hay sai sót về các trường hợp vi phạm giao thông cần lập biên bản thì biên bản vi phạm giao thông sẽ không có hiệu lực. Và trong trường hợp này, có thể lập biên bản để xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm giao thông này mà không được phép hủy biên bản vi phạm đã được lập.

Mẫu hủy biên bản vi phạm giao thông

Mẫu quyết định hủy biên bản vi phạm giao thông là mẫu số 36 được ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP. 

CƠ QUAN(1)          

Số:…./QĐ-HBXPVPHC

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                ——————

                    …………………… , ngày…. tháng…. năm……

                                                        

QUYẾT ĐỊNH

Hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm giao thông

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

Căn cứ Điều 6b Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số…./2017/NĐ-CP ngày…./…./2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP);

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số……../QĐ-GQXP ngày…./…./…….. (nếu có);

Xét đề nghị của ………………………………………………………………………..

Tôi:… ……………………………………………………………………………………………

Chức vụ:…………………………………………………………………………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hủy bỏ <một phần/toàn bộ> Quyết định số…./QĐ-XPVPHC ngày…./…./……..của ……………………………………………………………………. xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên>: ……………………………………… Giới tính: ……………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…….. Quốc tịch: …………………………………..

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện tại:…………………………………………………………………………………

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…………………; ngày cấp:…./…./……..;nơi cấp:…………………………………………………………………..

<1. Tên tổ chức vi phạm>:… …………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp:………………………………………………………………………

Số GCN đăng ký đầu tư/ đăng ký doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động số:……………………………………………………………………………..

Ngày cấp:…./…./ …………………….. ; nơi cấp:…………………………………

Người đại diện theo pháp luật: ………………. Giới tính: ………………….

Chức danh:……………………………………………………………………………….

2. Lý do hủy bỏ <một phần/toàn bộ> Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…./QĐ-XPVPHC ngày…./…./…….. của………………………………………………………………………………………………..

3. Nội dung bị hủy bỏ một phần tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…./QĐ-XPVPHC ngày…./…./…….. của……………………………………………………………………………………………

a) Hủy bỏ khoản… Điều… Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…/QĐ- XPVPHC …………….

b) Hủy bỏ Điều… Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…/QĐ-XPVPHC.

c) Hủy bỏ… Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…/QĐ-XPVPHC.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà) ……………………………. là cá nhân bị xử phạt/đại diện cho tổ chức bị xử phạt có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Ông (bà)/Tổ chức……………………………….. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho ……………………………………………………. để tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3;        

– Lưu: VT, ..   

    NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã đưa ra và làm rõ được những quy định của pháp luật về biên bản vi phạm giao thông có hủy được không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, Quý khách hàng đừng ngần ngại hãy liên lạc với công ty Luật Hùng Sơn của chúng tôi theo hotline 1900.6518. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn giải đáp mọi câu hỏi và thắc mắc một cách chính xác nhất. Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Tờ Biên Bản Vi Phạm Giao Thông