Lập Dàn ý 16 Câu Thơ Cuối Của Bài Trao Duyên Ai Giúp Với ạ!!!
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- bichphuong5292
- Chưa có nhóm
- Trả lời
1
- Điểm
680
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 10
- 20 điểm
- bichphuong5292 - 07:10:41 26/06/2020
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
bichphuong5292 rất mong câu trả lời từ bạn. Viết trả lờiTRẢ LỜI
- autumninaugust
- Chưa có nhóm
- Trả lời
2757
- Điểm
57504
- Cảm ơn
3532
- autumninaugust Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
- 26/06/2020
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du
+ Là đại thi hào của dân tộc
+ Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam
+ Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học đồ sộ nhưng nổi bật nhất có lẽ là kiệt tác "Truyện Kiều".
- Giới thiệu tác phẩm: đoạn trích "Trao duyên"
+ Được trích trong tập thơ "Truyện Kiều"
+ Vị trí: từ câu 723 đến 756
+ Giống như một bản lề khép lại cuộc đời ấm êm, tươi đẹp và mở ra 15 năm lưu lạc, sóng gió, đoạn trường của cô gái tài hoa bạc mệnh - Thúy Kiều.
- Giới thiệu khái quát về16 câu cuối
B. Thân bài
1. Bốn câu thơ đầu
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
-Với việc sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ và các hình ảnh "lò hương", "phím",... đã cho thấy Kiều nghĩ về cái chết để giải quyết tình cảnh éo le của mình.
2. Bốn câu thơ tiếp theo
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
- Quay về quá khữ, nghĩ đến những kỉ vật, Kiều chỉ đau đớn, tiếc nuối, nghĩ đến tương lai thì chỉ thấy bế tác với cái chết ám ảnh cận kề. Kiều với tâm trạng hoang mang, bế tắc, tuyệt vọng.
- Hình ảnh "dạ đài, thác oan" một lần nữa xuất hiện. Điều này cho thấy Kiều lại nhắc đến cái chết, nghĩ đến cái chết để giải quyết bi kịch chính là dấu vết của tư tưởng siêu thoát. Đây là một nét hạn chế trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Nhưng Nguyễn Du dùng cái chết để miêu tả, khắc sâu nỗi đau đớn của Kiều trong thời khắc trao duyên.
- Nếu như 12 câu thơ đầu, lí trí của Kiều có phần tỉnh táo để tìm lí lẽ thuyết phục Thúy Vân thì đến đoạn thơ này, Kiều càng lúc càng chìm đắm vào tâm trạng đau đớn, tiếc nuối, xót xa, quặn thắt của mình. Rõ ràng, trao duyên nhưng vật muốn giữ, duyên trao nhưng tình đậm.
3. Bốn câu thơ tiếp theo
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
- Từ ngữ "Bây giờ" chỉ khoảng thời gian ở thực tại. Quay về quá khứ hay nghĩ đến tương lai đều thấy bế tắc, tuyệt vọng. Nhưng đối mặt với hiện tại, Kiều càng đau đớn, xót xa đến ngỡ ngàng. Bên cạnh đó, hình ảnh "Trâm gãy gương tan" là một hình ảnh ước lệ chỉ tình yêu tan vỡ, sự chia li xa vời. Nhịp điệu 2/2/2 khiến câu thơ như bị ngắt quãng, giống như tiếng khóc nức nở, quặn thắt trong lòng của Kiều. Hơn thế nữa, cụm từ "Kể làm sao xiết" khiến câu thơ giống như một tiếng than đầy đau đớn và tuyệt vọng.
- Chưa dừng lại ở đó, nếu như ở đầu đoạn trích, khi mở đầu trao duyên, Kiều lạy tấm lòng hy sinh của Vân để thay tấm lòng trả nghĩa thì đến cuối, Kiều lạy Kim Trọng vì cảm thấy có lỗi. Kiều không chỉ tự thương xót phận mà còn tự ý thức duyên phận ngắn ngủi giữa mình và Kim Trọng.
4. Bốn câu thơ cuối
Phận sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
- Mở đầu, tác giả đã sử dụng thật tài tình biện pháp so sánh " bạc như vôi" kết hợp với câu hỏi tu từ và nghệ thuật ước lệ "nước chảy hoa trôi" vừa làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, gợi tả cho câu thơ vừa cho thấy được sự tự ý thức về số phận bấp bênh của Kiều. Trong thơ Hồ Xuân Hương, bà đã từng viết:
"Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi".
=> Đây chính là nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo. Trong hoàn cảnh phong kiến, người phụ nữ không có tiếng nói riêng, thường phải nhẫn nhịn, cam chịu. Hồ Xuân Hương dám cất nên tiếng nói và lên tiếng khẳng định số phận của bản thân và ý thức sâu sắc về số phận của mình. Đây chính là điều mới mẻ, tiến bộ.
- Để rồi Kiều đã cất lên:
"Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!"
+ Tận ba lần, Kiều thay đổi tâm trạng, cách xưng hô đối với Kim Trọng. Sự thay đôti lần này đã thể hiện tâm trạng rối bời của Kiều trước giờ khắc chia ly đau đớn. Từ "phụ" đã cho thấy Kiềm tự nhận mình đã phụ Kim Trọng. Biết bao nhiêu đau đớn trong giờ khắc trao duyên đã dồn vào chữ "phụ" đầy xót xa. Từ đây, cho thấy Kiều khẳng định tình yêu của mình bằng một tiếng "phụ" nhưng cả đoạn trích "Trao duyên", người đọc chỉ thấy một tình yêu tha thiết nhưng cũng đầy đau đớn, xót xa.
+ "từ đây" là một từ chỉ dấu mốc trong thời gian có giá trị giống như bản lề đóng lại quãng đời ấm êm, tươi đẹp, đóng lại tình yêu tuổi trẻ say đắm, ngọt ngào và mở ra quãng đời đầy đoạn trường, lưu lạc, sóng gió.
+ Các tính từ cảm thán "ôi, thôi, hỡi" như là một lời đau, một tiếng nức nở đầy ám ảnh về một tình yêu đầy xót xa, tan vỡ, chia ly.
=> Đoạn thơ đã đặc tả nỗi đau của Kiều, dường như đã vỡ òa trong tiếng nức nở, bi thương. Kiều đối thoại với Kim Trọng nhưng thực chất là độc thoại với chính mình. Đây chính là một thủ pháp độc đáo, sáng tạo trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Dường như Nguyễn Du đã nhập thân vào nhân vật Kiều bằng tất cả yêu thương, xót xa, trân trọng để miêu tả tài tình những dằn vặt của Kiều trong giờ khắc chia ly.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của bài thơ
- Tình cảm của em dành cho bài thơ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn 2
- bichphuong5292
- Chưa có nhóm
- Trả lời
1
- Điểm
680
- Cảm ơn
0
Hơi dài nhỉ
- nhatbao755
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
50
- Cảm ơn
0
ghép hết lại là 7đ rồi
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Dàn ý Trao Duyên 16 Câu Cuối
-
Phân Tích 16 Câu Cuối Bài Trao Duyên Hay Nhất - Toploigiai
-
Phân Tích 16 Câu Cuối Bài Trao Duyên ❤️️ 10 Bài Văn Hay
-
Lập Dàn ý 16 Câu Cuối Bài Trao Duyên
-
Phân Tích 16 Câu Cuối Bài Trao Duyên (2 Mẫu) | Ngữ Văn 10
-
Dàn ý Cảm Nhận Về 8 Câu Thơ Cuối Bài Trao Duyên (Dàn ý + 8 Mẫu ...
-
Phân Tích 16 Câu Cuối Bài Trao Duyên Của Nguyễn Du
-
Dàn ý Phân Tích 16 Câu Thơ Cuối Bài Trao Duyên - Tìm Văn Bản
-
Dàn ý 16 Câu Cuối Bài Trao Duyên - Tìm Văn Bản
-
Dàn ý Trao Duyên Chi Tiết Nhất (10 Mẫu)
-
Phân Tích Trao Duyên 16 Câu Cuối - Học Tốt
-
Lập Dàn ý Trao Duyên 16 Câu đầu - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Top 9 Bài Phân Tích 16 Câu Cuối Bài Trao Duyên Của Nguyễn Du