Lập Dàn ý Cho Bài Văn Nghị Luận Chứng Minh Tính đúng đắn Của Câu ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giải bài tập Online
- Đấu trường tri thức
- Dịch thuật
- Flashcard - Học & Chơi
- Cộng đồng
- Trắc nghiệm tri thức
- Khảo sát ý kiến
- Hỏi đáp tổng hợp
- Đố vui
- Đuổi hình bắt chữ
- Quà tặng và trang trí
- Truyện
- Thơ văn danh ngôn
- Xem lịch
- Ca dao tục ngữ
- Xem ảnh
- Bản tin hướng nghiệp
- Chia sẻ hàng ngày
- Bảng xếp hạng
- Bảng Huy hiệu
- LIVE trực tuyến
- Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập
Bài tập / Bài đang cần trả lời
Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Trương Tuyết Ngữ văn - Lớp 702/02/2018 18:34:22Lập dàn ý cho bài văn nghị luận chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài, sắt có ngày nên kim10 Xem trả lời + Trả lời Hỏi chi tiết Hỏi AIHỏi gia sư +500k 28.106×Đăng nhập
Đăng nhập Đăng nhập với facebook Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
10 trả lờiThưởng th.11.2024
Xếp hạng
Đấu trường tri thức +500K
16339 Hiếu Phan02/02/2018 18:36:47I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.II. Thân bài1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”a. Nghĩa đen- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu- Một hình ảnh ít ai tin đượcb. Nghĩa bóng- Lòng kiên trì của con người- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách- Không có kiên trì thì không làm được gì hết2. Bàn luận vấn đề- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì3. Ý nghĩa câu tục ngữ- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được4. Chứng minh lòng kiên trì- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt- Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí sẽ thành côngIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữCâu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 4676 Lục Song02/02/2018 18:37:04I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.II. Thân bài1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”a. Nghĩa đen- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu- Một hình ảnh ít ai tin đượcb. Nghĩa bóng- Lòng kiên trì của con người- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách- Không có kiên trì thì không làm được gì hết2. Bàn luận vấn đề- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì3. Ý nghĩa câu tục ngữ- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được4. Chứng minh lòng kiên trì- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt- Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí sẽ thành côngIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữCâu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi5433 Quỳnh Anh Đỗ02/02/2018 18:51:01Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, việc lao động, học tập và nghiên cứu thường gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Trong đó trở ngại khó khăn lớn nhất, theo ý kiến của nhiều người ấy là sự thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc.
Để động viên tất cả mọi người vượt khó, vươn lên đạt thành tựu, nhân dân ta từ xưa đã khích lệ nhau bằng lời tục ngữ quen thuộc: "Có công mài sắc có ngày nên kim".
Điều này trong thực tế, với nhiều tấm gương lao động, học tập và nghiên cứu đã thành đạt cho phép chúng ta khẳng định câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.
Để dễ thuộc, dễ nhớ, dễ lưu truyền, cha ông chúng ta thường đúc kết kinh nghiệm của mình lại thành những câu văn cô đọng, hàm súc. Ở đây cũng thế, tác giả dân gian đưa ra hình ảnh cụ thể là một thỏi sắt đen sì, thô cứng. Nếu có công mài lâu ngày thì nhất định sẽ trở thành một cây kim nhỏ sáng bóng, hữu dụng. Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình.
Chân lí ấy, Bác Hồ kính yêu sau này cũng đã khẳng định thành một bài học cho thanh thiếu niên ta:
Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên
Ngay trong thực tế đời sống đã có biết bao gương sáng trên nhiều lĩnh vực là những bằng chứng sinh động, hùng hồn làm sáng tỏ thêm bài học ấy.
Trong lĩnh vực học tập, là học sinh hẳn chúng ta đều biết đến tấm gương sáng của anh Nguyễn Ngọc Kí. Tuy bị liệt cả hai tay từ nhỏ, không thể nào cầm bút được, nhưng anh vẫn đến trường, kiên trì luyện tập viết bằng chân.
Những năm tháng âm thầm bền bỉ khổ luyện đã giúp anh viết đẹp, vẽ đẹp, học lên đến đại học, tốt nghiệp trường sư phạm. Sau nhiều năm phấn đấu, anh đã trở thành thầy giáo dạy học giỏi và viết văn hay.
Trong lĩnh vực hoa học kĩ thuật, có biết bao nhiêu nhà bác học cặm cụi hết ngày này sang ngày khác trong phòng thí nghiệm, tổn hao nhiều công sức lẫn thời gian, làm đi làm lại hàng trăm nghìn lần trên một thí nghiệm để đi đến những sáng chế phát minh giúp ích cho mọi người. Chúng ta dễ gì quên tên tuổi những Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng...
Ngay trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đâu có khác. Bài học về sự kiên trì nhẫn nại cũng đã được chứng minh với trường hợp nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Để có được thành công rạng rỡ là giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế Sô-panh, anh cũng đã trải qua biết bao công phu khổ luyện miệt mài từ những ngày khó khăn trong chiến tranh phải đi sơ tán, tránh bom đạn Mĩ cho đến khi được đưa đi học ở nước bạn.
Một nhà văn phương Tây cho rằng thiên tài chỉ có một phần trăm là năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi chín phần trăm là sự kiên nhẫn lâu dài. Ở nước ta, ngày xưa, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Khuyến, Tản Đà, ngày nay, từ Nguyễn Tuân đến Xuân Diệu... Cây bút nào cũng như nhau, dùi mài cần mẫn, đêm đêm thao thức bên đèn, trước trang giấy trắng, chú tâm kiếm tìm từng chữ, từng câu, dập dập, xóa xóa bao lần viết đi viết lại mới có được những hình tượng văn học đặc sắc làm rung động lòng người.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn trước cuộc kháng chiến trường kì chín năm ròng rã mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: "Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đó nên thiên sứ vàng" (Tố Hữu). Sau đó nhân dân cả nước lại phải kiên trì bền bỉ gánh chịu vô vàn hi sinh, mất mát trong bom đạn chiến tranh, cuối cùng đã đánh được "Mĩ cút ngụy nhào" "toàn thắng đã về ta" thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Làm sao kể hết những dẫn chứng có thể tìm thấy dễ dàng trong thực tế cuộc sống và lịch sử của dân tộc ta. Cũng do tính phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống mà bài học quý đó được văn học thể hiện dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau. Có khi dưới dạng là các câu tục ngữ, ca dao diễn đạt cụ thể: "Nước chảy đá mòn", "Kiến tha lâu cùng đầy tổ" hay "Công lênh chẳng quản bao lâu. Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng".
Trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng từng nhắc đến bài học quý giá này, nêu bật tấm gương bền lòng trì chí của người anh hùng dấy nghĩa đất Lam Sơn:
Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trờiNếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối.
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Năm 1942, bị chính quyền Tương Giới Thạch giam cầm một cách bất ngờ và vô lí, Bác Hồ trải qua kinh nghiệm của mình cũng đã đúc kết:
Kiên trì và nhẫn nạiKhông chịu lùi một phânVật chất tuy gian khổKhông nao núng tinh thần.
(Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)
Gạo đem vào giã bao đau đớnGạo giã xong rồi trắng tựa bôngSống ở trên đời người cũng vậyGian nan rèn luyện mới thành công.
(Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)
Như thế, có thể nói bài học về kiên trì nhẫn nại nhất định dễ dẫn đến thành công là bài học không riêng của ai và của một thời nào. Ngay đối với bản thân em cũng thế, bài học lớn này nhắc nhở mình phải luôn luôn rèn luyện ý chí trong cuộc sống hằng ngày, không nôn nóng, chán nản khi gặp khó khăn, trở ngại trong học tập hay làm bất cứ một công việc gì. Cũng chính nhờ những tấm gương sáng vừa phân tích bên trên mà em hiểu được phải có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mong muốn trong việc làm của mình, phải biết cố gắng từ sớm thì mới có thể đạt được những thành công rực rỡ sau này.
Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi6817 Trịnh Quang Đức02/02/2018 19:29:41Dàn ÝI/MB:- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.- Tục ngữ.II/TB:1. Lí lẽ:- Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì".- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.- Không có kiên trì thì không làm được gì.2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:- Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối...- Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ...3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.4. Dẫn chứng:- Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...- Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:"Không có việc gì khóChỉ sở lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên"III/KB:- Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí.- Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn. Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi4714 Trịnh Quang Đức03/02/2018 12:13:29Dàn ÝI/MB:- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.- Tục ngữ.II/TB:1. Lí lẽ:- Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì".- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.- Không có kiên trì thì không làm được gì.2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:- Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối...- Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ...3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.4. Dẫn chứng:- Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...- Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:"Không có việc gì khóChỉ sở lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên"III/KB:- Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí.- Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn. Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi2222 Phạm Quang Huy23/02/2018 09:40:311. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
* Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
b. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
c. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được
d. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Báo cáo Bình luận: 0 Gửi538 NoName.24024416/04/2018 22:09:21ko có chứng minh Báo cáo Bình luận: 0 Gửi518 Hvhv Hvh06/03/2019 20:08:13Toàn giải thích chả chứng minh j cả Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi514 LInh15/03/2019 11:43:41. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
* Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
b. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
c. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được
d. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Báo cáo Bình luận: 0 Gửi41 Phạm Thị Thành Tâm05/03/2021 14:17:57DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN CHỨNG MINH CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM LỚP 7I/ Mở bài
- Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ.
- “ Sống ở trên đời người cũng vậy
- Gian nan rèn luyện mới thành công”
Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn.
II/ Thân bài
a. Giải thích
- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.
- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.
- Ý nghĩa : Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.
b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
- Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.
- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.
- Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.
- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “ Thất bại là mẹ thành công”…
- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.
- Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý : có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?
- Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.
- Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.
- Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.
c. Bài học
- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.
- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.
- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.
III/ Kết bài
- Nêu suy nghĩ về vấn đề.
Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “ Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?
Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi Trả lời nhanh trong 10 phút và nhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Lập dàn ý cho bài văn nghị luậnChứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữCó công mài sắt có ngày nên kimNgữ văn - Lớp 7Ngữ vănLớp 7Bạn hỏi - Lazi trả lời
Bạn muốn biết điều gì?
GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệmCâu hỏi mới nhấtRewrite these sentences (Tiếng Anh - Lớp 9)
2 trả lờiTrong một Ban chấp hành đoàn gồm 7 người, cần chọn 3 người vào thường vụ. Nếu không có sự phân biệt về chức vụ của 3 người trong ban thường vụ có bao nhiêu cách chọn? (Toán học - Lớp 10)
2 trả lờiĐiện trở của ấm điện làm bằng Nikelin có chiều dài 2m, tiết diện 0,068mm2 và điện trở suất 40,00.10-8ohm (Vật lý - Lớp 9)
2 trả lờiCho điểm M thuộc nửa đường tròn (O) đường kính AB (M ≠ A, M ≠ B, MA < MB). Tia phân giác của ∠AMB cắt AB tại C. Qua C vẽ đường vuông góc với AB cắt đường thẳng AM, BM theo thứ tự ở D, H (Toán học - Lớp 9)
2 trả lờiViết lại câu không đổi nghĩa (Tiếng Việt - Lớp 7)
2 trả lời Xem thêm Câu hỏi liên quanMột xuồng máy chạy suôi dòng từ A đến B rồi chạy ngược dòng từ B đến A với tổng thời gian là 4 giờ 48 phút. Biết vận tốc của xuồng máy so với nước là 20km/h, vận tốc nước so với bờ sông là 5km/h. Tính quãng đường từ A đến B (Vật lý - Lớp 8)
2 trả lờiMiêu tả thế giới loài vật qua văn bản Bài học đường đờ đầu tiên (Ngữ văn - Lớp 6)
5 trả lờiCho đường tròn (O) và 2 dây AB, AC bằng nhau. Qua A vẽ một cát tuyến cắt dây BC ở D và cắt đường tròn (O) ở E. Chứng minh AB^2 = AD.AE (Toán học - Lớp 9)
1 trả lờiTìm lỗi sai trong câu và sửa lại (Tiếng Anh - Lớp 9)
2 trả lờiViết lại câu sao cho nghĩa không đổi (Tiếng Anh - Lớp 9)
3 trả lờiHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |
Trang chủ | Giải đáp bài tập | Đố vui | Ca dao tục ngữ | Liên hệ | Tải ứng dụng Lazi |
Giới thiệu | Hỏi đáp tổng hợp | Đuổi hình bắt chữ | Thi trắc nghiệm | Ý tưởng phát triển Lazi | |
Chính sách bảo mật | Trắc nghiệm tri thức | Điều ước và lời chúc | Kết bạn 4 phương | Xem lịch | |
Điều khoản sử dụng | Khảo sát ý kiến | Xem ảnh | Hội nhóm | Bảng xếp hạng | |
Tuyển dụng | Flashcard | DOL IELTS Đình Lực | Mua ô tô | Bảng Huy hiệu | |
Đấu trường tri thức | Thơ văn danh ngôn | Từ điển Việt - Anh | Đề thi, kiểm tra | Xem thêm |
Từ khóa » Dàn ý Văn Nghị Luận Chứng Minh Lớp 7
-
Lập Dàn ý Khái Quát Cho Bài Văn Nghi Luận Lập Luận Chứng Minh
-
Lập Dàn ý Cho Bài Văn Chứng Minh - Kho Bài Tập
-
Cách Lập Dàn ý Cho Bài Văn Nghị Luận Lớp 7 - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Lập Dàn Ý Chung Của Bài Văn Nghị Luận Chứng Minh Soạn ...
-
Dàn Bài Của Một Bài Văn Lập Luận Chứng Minh
-
Dàn Ý Một Số Đề Văn Nghị Luận Lớp 7, Một ... - Cẩm Nang Bếp Blog
-
Top 15 Dàn ý Văn Nghị Luận Chứng Minh Lớp 7
-
Dàn Bài Về Văn Nghị Luận Chứng Minh - Nguyễn Lệ Diễm - HOC247
-
Dàn Bài Văn Nghị Luận Chứng Minh Lớp 7 - 123doc
-
Dàn ý Văn Nghị Luận Chứng Minh Lớp 7 - Học Tốt
-
Dàn ý Chứng Minh Câu Tục Ngữ Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim
-
Cách Lập Dàn ý Bài Văn Lập Luận Chứng Minh - Selfomy Hỏi Đáp
-
Nêu Dàn Bài Của Bài Văn Lập Luận Chứng Minh - Bí Quyết Xây Nhà