Lập Dàn ý Miêu Tả Hình ảnh Người Dũng Sĩ Theo Trí Tưởng Tượng Của ...

Lập dàn ý Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình lớp 6Dàn ý tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em

Lập dàn ý lớp 6: Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em gồm các dàn ý chi tiết giúp các em học sinh củng cố kỹ năng cách làm bài văn miêu tả lớp 6, chuẩn bị cho các bài viết trên lớp. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:

+ Người dũng sĩ sinh ra trong có ai đó gặp nạn

+ Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung

+ Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu

+ Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu

+ Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng.

Dàn ý Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em lớp 6

1. Mở bài

* Giới thiệu nhân vật:

- Thạch Sanh trong truyện cổ Thạch Sanh.

- Là một dũng sĩ tài ba và đức độ.

2. Thân bài:

* Tả hình ảnh của dũng sĩ Thạch Sanh:

+ Ngoại hình:

- Cao lớn, khoẻ mạnh, đầu chít khăn, quanh năm ở trần, đóng khố.

- Có sức khoẻ hơn người. Gánh củi của Thạch Sanh lớn gấp mấy lần gánh củi của người khác.

+ Tính cách:

- Chăm chỉ siêng năng.

- Thật thà, chất phác, cả tin.

- Thích làm việc nghĩa.

- Độ lượng, thương người.

+ Tài năng:

- Võ nghệ cao cường.

- Phép thuật tinh thông.

- Chiến thắng được chằn tinh và đại bàng.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em dối với nhân vật Thạch Sanh:

- Yêu mến và khâm phục chàng dũng sĩ tài đức vẹn toàn.

- Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp lí tưởng mà người xưa mơ ước.

Bài văn tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em Ngữ văn 6

Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em

Trong những truyện cổ đã học, em thích nhất nhân vật Thạch Sanh. Có thể nói dũng sĩ Thạch Sanh tài ba và đức độ đã chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ.

Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một mình trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già để lại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.

Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt rạng rõ phúc hậu và thân hình vạm vỡ, cường tráng.

Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.

Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức để đương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũng cảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nó ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay chàng vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.

Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thuỷ Tề. Thuỷ Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chia tay, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa.

Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiều đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha bổng mẹ con hắn, để chúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi hoá kiếp thành bọ hung.

Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới linh đình như thế.

Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo quân sang đánh. Thạch Sanh một mình cầm đàn ra đứng trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải hạ vũ khí xin hàng.

Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.

Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hoà bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của người dân nước Việt.

>> Tham khảo: Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Lập dàn ý Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Ngữ Văn lớp 6 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 6 mới nhất.

Từ khóa » Dàn ý Tả Hình ảnh Người Dũng Sĩ