Lập Dàn ý Miêu Tả Một Cây ăn Quả Quen Thuộc Lớp 4
Có thể bạn quan tâm
Lập dàn ý Tả cây ăn quả lớp 4
- Bài văn Tả cây ăn quả lớp 4
- Dàn ý Tả cây ăn quả Ngắn gọn
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 1
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 2
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 3
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 4
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 5
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 6
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 7
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 8
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 9
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 10
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 11
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 12
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 13
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 14
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 15
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 16
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 17
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 18
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 19
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 20
- Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 21
Bài văn Tả cây ăn quả lớp 4
Tham khảo tại đây:
- Tả cây ăn quả Ngắn gọn
- Tả một loại cây ăn quả mà em thích Chi tiết
Dàn ý Tả cây ăn quả Ngắn gọn
a) Mở bài: Giới thiệu chung về cây ăn quả mà em muốn miêu tả (Tên gọi, Vị trí trồng, Năm tuổi)
b) Thân bài: Miêu tả các đặc điểm nổi bật của cây ăn quả đó:
- Cây cao bao nhiêu mét? Tán lá rộng như thế nào?
- Thân cây có to lớn không? Mọc thẳng hay nghiêng về một phía?
- Các cành cây có to lớn và chia thành nhiều nhánh nhỏ không? Các nhánh cây tỏa đều về các hướng hay chỉ tập trung về một phía?
- Lá cây có hình dáng và màu sắc như thế nào? Chúng có mùi thơm hay hương vị gì đặc trưng không?
- Cây ra hoa và kết quả vào thời điểm nào trong năm?
- Quả của cây mọc thành chùm hay riêng lẻ? Từ nhỏ đến khi lớn và chín có thay đổi như thế nào về hương vị và màu sắc?
- Ngoài ăn trực tiếp, quả của cây còn có thể dùng để làm các món ăn nào?
c) Kết bài:
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây ăn quả mình vừa miêu tả
- Kể những hoạt động của em thể hiện tình cảm đó dành cho cây
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu về cây ăn quả mà em muốn miêu tả:
- Cây ăn quả đó thuộc giống cây gì? Hiện nay đã cho bao nhiêu mùa quả?
- Cây ăn quả đó do ai trồng và chăm sóc?
b) Thân bài: Tả cây ăn quả theo trình tự thời gian:
- Khi mới trồng:
- Cây cao bao nhiêu mét? (hoặc cao đến bộ phận nào của em)
- Thân cây và lá cây có kích thước như thế nào? Đã có cành, nhánh cây chưa?
- Khi đã trưởng thành:
- Lúc này cây cao bao nhiêu mét? So với khi mới trồng có sự khác biệt như thế nào?
- Số lượng cành, nhánh cây lúc này ra sao? Tán cây có kích thước như thế nào?
- Lá cây có nhiều thay đổi so với lúc còn nhỏ không?
- Khi cây ra hoa:
- Cây ra hoa vào thời điểm nào trong năm?
- Hoa của cây có nhiều không? Kích thước, màu sắc của hoa như thế nào?
- Khi cây kết quả:
- Mất bao lâu thì hoa kết quả? Số lượng quả non có nhiều không?
- Tả kích thước, hình dáng, màu sắc của quả non?
- Khi quả trưởng thành thì thay đổi như thế nào về kích thước, màu sắc, hình dáng?
- Có phải tất cả quả non đều trưởng thành và chín không?
- Khi chín quả có mùi hương như thế nào? Khi ăn có mùi vị ra sao?
c) Kết bài:
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây ăn quả vừa miêu tả
- Nêu hoạt động của em đối với cây ăn quả (chăm sóc, thu hoạch, vui chơi…)
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 2
a) Mở bài: Giới thiệu về cây ăn quả mà em muốn miêu tả: Cây mít
- Cây mít đó do ai trồng? Được trồng ở đâu?
- Cây mít đó năm nay đã bao nhiêu tuổi? Cho ra được bao nhiêu mùa quả rồi?
b) Thân bài:
- Tả đặc điểm của cây ăn quả:
- Cây mít cao gần 6m, thân cây to như cột nhà, hơi nghiêng sang phía bên phải
- Lớp vỏ trên thân cây màu nâu sẫm, phần gần gốc cây sần sùi, khô nứt thành nhiều rãnh sâu
- Từ thân cây mọc ra các cành lớn, rồi tiếp tục đẻ ra các nhánh con, cành nhỏ
- Nhiều đoạn thân cây và cành lớn có rêu xanh bám đầy
- Các cành mít dù là cành con vẫn rất dẻo dai, chắc chắn, nên ít khi bị gãy
- Lá mít to bằng bàn tay em bé, tròn ở đầu lá, khá dày, hơi cong dần về hai bên mép lá
- Lá mít non hơi cuộn lại như lá chuối, khi lớn sẽ có màu xanh sẫm và tự duỗi thẳng ra, sau khi già thì chuyển sang sắc đỏ cam rồi rụng về cội
- Quả mít mọc ra trực tiếp từ các cành nhánh, thậm chí là thân cây
- Mít ra quả theo chùm, các chùm quả mọc xen lẫn với lá
- Mít non chỉ lớn như ngón tay cái, đặc ruột và có nhiều mủ
- Khi quả lớn lên, lớp vỏ dần hình thành gai nhọn, kích thước gai sẽ lớn dần theo sự phát triển của quả
- Cùng với sự lớn lên của quả mít, bên trong sẽ chia dần thành các múi, xơ, hạt
- Quả mít có thể lớn như một cái nồi cơm điện, nên thường được tỉa bớt các quả non, chỉ để lại một đến hai quả trên một chùm
- Tả hoạt động của con người với cây ăn quả:
- Hoạt động chăm sóc, bảo vệ: bón phân và tưới nước cho cây, cắt bỏ các cành khô, già khi mưa lớn…
- Hoạt động thu hoạch: hái mít chín để ăn, hái mít non làm nhút…
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây ăn quả mà mình vừa miêu tả
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 3
(Tả cây xoài)
a) Mở bài: Giới thiệu về cây ăn quả mà em muốn miêu tả: cây xoài
b) Thân bài:
- Miêu tả hình dáng cây xoài:
- Cây năm nay bao nhiêu tuổi? Cao bao nhiêu mét? Thân cây rộng bao nhiêu? Cây đã cho bao nhiêu mùa quả rồi?
- Gốc cây có to không? Phần rễ sát gốc cây có trồi lên mặt đất không? Trông nó có đặc điểm như thế nào?
- Phần thân cây có lớp vỏ màu gì? Khi chạm vào có cảm giác ra sao?
- Cây có nhiều cành không? Các cành con có gì khác so với cành chính mọc từ thân cây?
- Lá xoài khi còn nhỏ và khi đã già có màu sắc như thế nào? Nó có mùi hương gì đặc biệt không?
- Hoa xoài nở vào tháng mấy? Có màu sắc và đặc điểm như thế nào?
- Sau khi hoa kết trái, mất bao lâu để có quả xoài trưởng thành? Khi quả xoài chín thì màu sắc, hương vị có gì khác những quả xoài còn non?
- Tả lợi ích của cây xoài:
- Cây cho bóng mát nơi cây được trồng
- Cung cấp quả xoài có thể làm nhiều món ngon, như nộm, mứt, sinh tố…
- Các cành xoài bị gãy, cắt tỉa có thể làm củi đốt
- Lá xoài non có thể ăn kèm rau sống
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây ăn quả (cây xoài) mà mình vừa miêu tả
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 4
(Tả cây ổi)
a) Mở bài: Giới thiệu về cây ăn quả mà em muốn miêu tả: cây ổi
b) Thân bài: Tả cây ổi ở một thời điểm nhất định: Khi cây ổi cho trái chín
- Miêu tả đặc điểm của cây ổi:
- Cây đã được bao nhiêu năm tuổi? Cho được bao nhiêu mùa quả rồi?
- Cây cao bao nhiêu mét? Tán rộng như thế nào?
- Thân cây có kích thước ra sao? Bề mặt thân cây sần sùi hay trơn bóng?
- Cây có nhiều cành không? Kích thước và hướng mọc của các cành cây?
- Lá ổi có hình dáng và kích thước như thế nào? Mọc dày hay thưa? Màu sắc và mùi hương như thế nào?
- Các chùm ổi trên cây có nhiều trái không? Đặc điểm kích thước và mùi vị của những quả ổi đó?
- Tả sự vật, hoạt động có liên quan đến cây:
- Hoạt động chăm sóc cho cây (tưới nước, bón phân, tỉa cành…)
- Hoạt động vui chơi với cây (trèo cây hái quả, nhảy dây, đu võng dưới bóng mát của cây…)
- Hoạt động thu hoạch (hái quả chín, hái lá non làm thuốc chữa đau bụng, hái lá già để chặn miệng bình muối chua rau củ…)
c) Kết bài: Cảm nhận của em về cây ổi.
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 5
a. Mở bài: Giới thiệu cây ăn quả em muốn miêu tả
- Đó là loại cây gì?
- Cây đó được trồng ở đâu? Do ai trồng?
- Năm nay cây đó đã được bao nhiêu tuổi rồi?
b. Thân bài
- Cây cao bao nhiêu? (có thể so sánh với những cây khác trong vườn, hoặc nhà cửa, hàng rào, cột đèn…)
- Thân cây thẳng hay cong? Lớn như thế nào?
- Lớp vỏ ở thân cây có màu gì? Có đặc điểm gì? (trơn bóng, sần sùi, bong ra từng mảng…)
- Rễ cây có to không? Nằm hoàn toàn dưới mặt đất hay có bộ phận nhô lên mặt đất)
- Cây có nhiều cành không? Các cành cây có đặc điểm gì?
- Lá cây có hình gì? Kích thước ra sao? Màu sắc như thế nào? Lá cây có rụng theo thời kì không hay rụng theo mùa?
- Khi nào cây có quả? Quả có hình dáng như thế nào? Bao lâu thì chín? Khi chín quả có mùi hương như thế nào? Ăn có vị ra sao?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây
- Em nghĩ như thế nào về loại quả và cây ăn quả này?
- Em thường làm gì để chăm sóc cây ăn quả?
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 6
a) Mở bài: Giới thiệu cây ăn quả mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trên ban công nhà em là một khu vườn nhỏ xinh do một tay mẹ chăm sóc. Mấy hôm nay, giữa khu vườn nhỏ có thêm một gương mặt mới do mẹ vừa đón về. Đó chính là một chậu dâu tây đang ra trái.
b) Thân bài:
- Vị trí: cây được trồng trong chiếc chậu lớn bằng mũ bảo hiểm
- Tuổi: cây đã được trồng gần hai tháng tuổi nên đã bắt đầu cho trái
- Chiều cao: chỉ cao khoảng một gang tay, do cây không có cành mà lá, nhánh quả đều mọc trực tiếp từ gốc
- Lá: hình tròn bầu, mỏng, có răng cưa ở mép lá, màu xanh thẫm
- Cuống lá: dài khoảng gang tay, nhỏ bằng ruột bút
- Quả: hình trái tim (hoặc hình khác tùy quả), khi còn non màu xanh khi chín vỏ chuyển đỏ, có thể to như quả trứng vịt, có hạt nhỏ ở ngoài vỏ, mỗi quả mọc từ một cuống dài trực tiếp từ rễ
- Vị quả: chua chua ngọt ngọt, rất dễ ăn, có thể ăn cùng kem, sữa chua
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây dâu tây vừa miêu tả
Mẫu: Em quý chậu dâu tây lắm. Chiều chiều em ra ban công tưới nước và ngắm cây.Nhìn từng quả dâu tây to dần và chín dần mà lòng em cảm thấy vui sướng vô cùng.
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 7
a. Mở bài: Giới thiệu cây nho.
Mẫu: Sân trước nhà em có một mái che tự nhiên mát rười rượi vào những ngày hè. Đó chính là giàn nho do chính tay bố em trồng và chăm sóc.
b. Thân bài
- Tả giàn nho (cây nho):
- Gốc nho: lớn như cổ tay, cứng cáp, cắm rễ sâu xuống lòng đất
- Thân nho: cao, thẳng, cứng cáp không kém các thân gỗ
- Nhánh, cành nho: nhỏ như cây đũa, mềm và dẻo dai, mọc bám vào giàn tre được cố định sẵn
- Lá nho: to như bàn tay, khá mỏng và nhám như lá mướp
- Hoa nho: mọc thành chùm, nhỏ xíu, màu trắng
- Quả nho: kết thành chùm như hoa, lúc nhỏ lớn như hạt đỗ, màu xanh sẫm; càng lớn càng chuyển xanh trong, khi chín có màu tím sẫm, đỏ sẫm
- Mùi vị quả nho: chua ngọt nhẹ, dễ ăn, có thể làm được nhiều món như sinh tố, kem…
- Hoạt động của em với cây nho:
- Em chăm sóc cây nho như thế nào? (nhổ cỏ, tưới nước, buộc chùm nho vào giàn tránh rơi rụng…)
- Em thường làm gì với cây nho? (ngồi chơi dưới bóng mát của giàn nho, thu hoạch nho chín…)
c. Kết bài: Tình cảm của em với giàn nho
Mẫu: Em rất tự hào về giàn nho của nhà mình. Vì nó không chỉ đẹp, mà còn cho rất nhiều chùm nho ngon lành. Mỗi dịp có bạn bè ghé chơi, em đều sẽ mời các bạn chiêm ngưỡng giàn nho của nhà mình.
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 8
1. Mở bài: Giới thiệu về cây ổi mà em muốn miêu tả.
2. Thân bài:
- Miêu tả khái quát:
- Cây ổi được trồng ở đâu? Do ai trồng? Thuộc giống ổi gì?
- Cây ổi đó năm nay bao nhiêu tuổi?
- Thân cây cao chừng bao nhiêu? Gốc cây có lớn không?
- Miêu tả chi tiết:
- Lớp vỏ thân cây có màu gì? Có đặc điểm gì đặc biệt không? (bong tróc, có rêu bám…)
- Thân cây mọc thẳng đứng hay ngoằn ngoèo?
- Cành cây có nhiều không? Chúng mọc chủ yếu sang hướng nào?
- Lá ổi có màu gì? Hình dáng, kích thước ra sao? Có công dụng gì đặc biệt không?
- Quả ổi có hình dáng, mùi vị như thế nào?
- Khi ổi chín, cây ổi có gì hấp dẫn? Em và các bạn thường làm gì với cây ổi?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây ổi
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 9
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về cây mít.
- Gợi ý:
Ông em là một người rất yêu cây cối. Vậy nên trong vườn nhà em có trồng rất nhiều loài cây, từ cây ăn quả đến cây cảnh, từ giống bình thường đến giống quý hiếm. Bất kì ai khi ghé qua cũng phải xuýt xoa, trầm trồ. Trong đó, cây được ông em yêu quý nhất là cây mít trồng ở trước sân.
2. Thân bài
- Miêu tả cây mít:
- Cây mít năm nay đã gần mười tuổi rồi - vì nó được ông trồng khi biết tin mẹ đang mang thai em
- Cây rất cao, đến ngang với mái nhà
- Cây không mọc thẳng, mà hơi xiên sang bên trái, vì phía đó thông thoáng và nhiều ánh mặt trời hơn
- Thân cây khá lớn, một mình em không thể ôm hết được
- Lớp vỏ của thân cây thô ráp, sần sùi, nhiều chỗ có rêu xanh mọc đầy
- Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành lớn, từ các cành lại mọc ra nhiều cành nhỏ, nhiều nhánh nhỏ
- Tuy nhiên, các cành, nhánh của cây mít không xòe rộng như cây bàng, mà mỗi cành chỉ dài ra khoảng gần 2 mét mà thôi
- Lá mít to chừng bằng bàn tay em bé, xanh mướt, khi chuyển sang màu đỏ, vàng thì sẽ rụng về cội
- Lá mít xanh tốt quanh năm, và có lá rụng suốt cả năm, chứ không phân biệt theo mùa như cây bàng
- Ngày bé, em thường tìm những chiếc lá mít rụng còn nguyên vẹn, chưa bị héo để ông làm thành những con trâu, con cào cào dễ thương
- Miêu tả quả mít:
- Cây mít nếu được chăm sóc tốt và khí hậu thuận lợi có thể cho quả quanh năm
- Tuy nhiên, thường thì mùa xuân sẽ bắt đầu có trái nhỏ, đến mùa hè quả sẽ lớn và chín
- Quả mít có đặc điểm nhận dạng rất rõ ràng đó là có gai nhọn bao phủ toàn thân
- Lúc mít chín, mùi hương tỏa khắp vườn, không cần ra vườn cũng biết là có quả đã chín rồi
- Từng múi mít vàng ươm, giòn và ngọt, ăn rồi chỉ muốn ăn thêm miếng nữa
- Tuy nhiên, cần phải lau thật kĩ trước khi ăn vì trong quả mít có rất nhiều mủ
- Đặc biệt, quả mít có thể ăn theo nhiều cách: khi mít còn bé xíu, non thì có thể chấm muối ớt rồi ăn luôn, hoặc thái lát ăn với món cuốn; quả mít non (đã có xơ, múi nhưng chưa chín) thì có thể làm gỏi, nộm hoặc bóp đều ngon…
3. Kết bài
- Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho cây mít
- Gợi ý:
Em yêu quý cây mít lắm. Mỗi ngày, em theo ông ra vườn tưới nước cho cây. Mong sao, dù thời gian trôi qua, cây mít mãi luôn khỏe mạnh, tươi tốt. Giống như ông - mãi luôn là người làm vườn vui khỏe, yêu đời.
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 10
1. Mở bài: giới thiệu cây xoài
Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. Ông luôn chăm sóc ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thay ông chăm sóc khu vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là cây xoài.
2. Thân bài: tả cây xoài
- Tả bao quát cây xoài:
- Cây xoài cao 4m
- Cây xoài có nhiều lá và che mát cả khu vườn
- Cây xoài to và nhiều tuổi, cây xoài có từ khi ông tạo ra khu vườn.
- Tả chi tiết cây xoài:
- Thân cây xoài to, vừa một cái ôm của người lớn; thân xây xù xì và dày
- Gốc cây lồi lên mặt đất thành những đường dài giống như những con rắn
- Rễ cây đâm sâu dưới đất
- Cành cây được tỏa ra từ thân cây, có rất nhiều cành cây, mỗi cành cây lớn chia ra làm những cành cây nhỏ
- Tán lá rộng bao phủ cả một khu vực rộng lớn
- Quả xoài mọc ra xum xuê, khi sống quả xoài màu xanh, khi chín màu vàng
- Quả xoài rất chua, quả xoài giống hệt một chiếc lá
- Khi quả xoài chin thì có những con chim và dơi đến rất nhiều.
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây xoài
- Kỉ niệm của em gắn với cây xoài
- Nêu lợi ích của cây xoài
- Em sẽ chăm sóc cây xoài như thế nào?
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây xoài lớp 4
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 11
1. Mở bài: Giới thiệu cây nhãn.
- Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.
- Những cây nhãn này đã được 10 tuổi.
2. Thân bài:
Tả cây nhãn theo thời kì:
- Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.
- Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.
- Hè về, từng chùm hoa vàng ươm, li ti đậu kín vòm cây.
- Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.
- Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành kín cả cây.
- Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.
- Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.
3. Kết bài
- Quả nhãn ngọt và thơm.
- Mỗi khi đến mùa nhân, em đều nhớ về ngoại.
>> Tham khảo: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây nhãn lớp 4
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 12
1. Mở bài:
- Cây cam đường ở trước sân nhà em đang vào mùa quả ngọt.
- Đây là loài cây em thích nhất.
2. Thân bài:
- Tả bao quát rồi đến chi tiết:
- Gốc cây to bằng bắp chân người lớn. Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo nâu sần sùi, bạc phếch.
- Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành.
- Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống.
- Tán lá dày, xanh thẫm.
- Lá cam không to lắm, có mùi thơm như lá chanh, lá bưởi.
- Lá già dày, màu xanh đậm.
- Lá non mềm mại, màu xanh non.
- Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết.
- Quả cam thường kết từng chùm.
- Quả non màu xanh.
- Quả chín màu vàng và rất mọng.
- Bóc quả cam sẽ lộ ra từng múi nhỏ giống như những vầng trăng khuyết.
- Những vầng trăng khuyết ấy xếp đều trong những quả cam chín vàng ươm trông như “ông trăng vàng” be bé đang ngự trị trên cây.
- Trên cành cao thường có những chú chim sâu “lích rích”.
- Chim đưa chiếc mỏ xinh xắn để bắt những con sâu đang ẩn nấp trong thân, cành.
3. Kết bài:
- Cây cam đã làm tăng vẻ đẹp cho sân nhà em.
- Cam đem đến cho gia đình em những mùa quả ngọt.
- Em rất quý cây cam vì nó có ích và chứa đựng mồ hôi, công sức của bố em.
- Em luôn chăm sóc cho cây cam để nó mãi mãi xanh tươi.
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cam lớp 4
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 13
1. Mở bài
- Các em giới thiệu cây bưởi nhà em.
- Cây bưởi do nhà em trồng đã được 5 năm, cây rất sai quả.
2. Thân bài
- Cây bưởi là loại cây ăn quả rất ngon và dinh dưỡng.
- Cây bưởi cao chừng 3 mét.
- Thân cây chia ra nhiều nhanh và khẳng khiu.
- Lá bưởi màu xanh, hơi nhọn.
- Lá già xanh sẫm, hình bầu dục.
- Tới mùa ra hoa hoa bưởi trắng, năm cánh mịn, uốn cong xuống dưới.
- Hương hoa bưởi sớm phảng phất, thoang thoảng.
- Quả bưởi vỏ ngoài màu xanh, sờ vào nhám tay.
- Múi bưởi mọng nước, ăn vào ngọt.
- Vỏ bưởi có nhiều công dụng trị bệnh.
- Hoa bưởi còn dùng làm dầu gội đầu.
3. Kết bài
- Bưởi là cây ăn quả có nhiều lợi ích kinh tế.
- Nhiều nơi có thể dùng loại cây này để phát triển kinh tế rất tốt.
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây bưởi lớp 4
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 14
1. Mở bài: giới thiệu cây chuối (Cây chuối sứ bố em trồng từ mấy tháng trước đã trổ buồng tươi tắn, còn cả bắp chuối chưa cắt.)
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Chuối mẹ to nhất bụi chuối, mập mạp và vững chãi.
- Thân chuối mẹ xanh mướt.
- Lá già vàng khô, quắt lại rũ xuống, lá xanh to xòe rộng che mát cả gốc chuối.
- Tả chi tiết:
- Chuối mẹ đã được tám tháng tuổi, tròn mập và trổ buồng. Từ chính giữa ngọn, cuống buồng chuối trổ ra cong oằn xuống đeo một bắp chuối to mập, màu tím đỏ.
- Vài ngày sau, từng lớp bắp chuối bung ra, ló từng nải chuối nhỏ xíu bằng bàn tay với những trái chuối nhỏ tí bằng ngón tay út.
- Trong vài ngày, các lớp ngoài của bắp chuối bung ra rơi xuống đất, để lộ quầy chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay người lớn.
- Bố cắt bắp chuối làm rau ăn rất tuyệt.
- Ngày qua ngày, trái chuối to dần, tròn căng lên. Buồng chuối to dần, sà xuống.
- Sau ba tháng, nải chuối già, quả to tròn, da xanh mát tựa như phủ một lớp phân trắng mỏng tang. Cuống râu trên trái cũng rụng đi, để lại một núm màu đen trên đầu trái chuối. Lá của cây chuối mẹ già đi trông thấy. Bên cạnh chuối mẹ, cây chuối con cũng đã trưởng thành. Cả bụi chuối xanh um, tàu lá xòe rộng như một cái ô tô và đẹp, che mát một góc vườn.
- Bố cắt buồng chuối vào nhà rồi cắt từng nải theo cuống buồng.
- Sự chăm sóc của bố đối với bụi chuối:
- Bố tách cây con cho cây lớn phát triển.
- Bố làm sạch cỏ dại, ủ lá khô cho gốc chuối ẩm ướt.
- Em giúp bố làm gì? (em giúp bố tưới nước, cắt bớt lá khô, lá già.)
- Ích lợi của cây chuối:
- Sau khi cắt buồng, thân chuối dùng để chăn nuôi.
- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
- Trái chuối ăn ngon, bổ, giàu dinh dưỡng.
3. Kết bài:
Nêu cảm xúc của em khi ngắm cây chuối đã có buồng (Thích thú và biết ơn bố đã trồng, có trái chuối ăn ngon, bổ, yêu thích vườn nhà, yêu cây xanh, mở mang kiến thức về sự phát triển của cây trái)
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý miêu tả cây chuối đang có buồng lớp 4
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 15
1. Mở bài
- Giới thiệu cây đu đủ nhà em: em thích nhất là cây đu đủ bởi trông nó rất đặc biệt, khác hẳn với những cây còn lại
2. Thân bài: miêu tả cây đu đủ nhà em
- Miêu tả hình dáng: Cây đu đủ không cao lắm, chỉ chừng khoảng 2 mét, thân cây bằng bắp chân người lớn
- Miêu tả thân cây: thân cây có màu xanh đục rồi trên cùng là ngọn cây
- Miêu tả lá cây: lá đu đủ rất to, chúng xòe ra, trông không khác gì một cánh tay đang cầm chiếc ô nhỏ màu xanh
- Miêu tả hoa và quả đu đủ: hoa đu đủ màu trắng, cánh cứng trông rất thanh khiết. Quả đu đủ có hình trụ như cái ấm tích nhưng lại thon ở phần cuống và nhọn ở đít quả
3. Kết bài
- Cảm nhận của em về cây đu đủ: Em rất thích cây đu đủ cũng như thích được ăn quả của nó, chính vì vậy mà em nhận về mình nhiệm vụ chăm sóc cây đu đủ ấy.
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả cây đu đủ lớp 4
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 16
1. Mở bài:
- Giới thiệu cây muốn tả (Cây khế).
- Cầy khế do ai trồng? Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi?
- (Góc sân nhà em có trồng một cây khế, cây do ngoại trồng khi em tròn 1 tuổi).
2. Thân bài:
- Tả bao quát: Cây cao lớn che mát cả một khoảng sân.
- Tả chi tiết:
- Rễ: ăn sâu vào lòng đất.
- Thân: tròn, nhẵn bóng, cao lớn, vươn thẳng lên trời kiêu hãnh.
- Cành: chi chít, mọc tua tủa, cành khế khá mềm, thường hay mọc rủ xuống.
- Lá: nhỏ, hình bầu dục, màu xanh đậm, mọc đối xứng nhau.
- Hoa: mọc thành từng chùm, nhỏ li ti, màu tím.
- Quả: có 5 múi, khi chín có màu vàng, vị ngọt, mùi thơm nhẹ.
- Kỉ niệm với cây (trèo cây ngã, rủ bạn bè tụ tập dưới gốc cấy mùa hoa để nhặt hoa rơi xâu vòng cô dâu...)
3. Kết bài:
- Tình cảm với cây, cách chăm sóc để cầy không bị sâu bệnh.
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả cây khế lớp 4
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 17
1. Mở bài: Giới thiệu cây dừa.
- Quê nội em có rất nhiều dừa.
- Nội bảo cây dừa trước sân đã có từ lâu.
2. Thân bài: Tả cây dừa.
- Tả bao quát:
- Nhìn từ xa, cây như chiếc chổi chổng ngược.
- Cây cao quá mái nhà.
- Tả chi tiết từng bộ phận:
- Gốc to bằng vòng tay ôm của em.
- Những chùm rễ bám gốc như những con giun đất to.
- Vỏ cứng có nhiều vết sẹo xen kẽ đểu đặn trên thân cây hơi nghiêng về ao cá.
- Từng chùm quả xinh xinh như những hồ lô xanh bóng.
- Vô số tàu lá túa ra, rũ xuống hệt những chiếc lược khổng lồ.
- Cảnh vật xung quanh
- Gió khua xào xạc trên lá dừa.
- Chim chóc ríu rít trong vòm cây.
3. Kết bài
- Dừa là đặc sản của quê nội.
- Từ dừa, con người có thể thu được nhiều sản phẩm.
- Hình ảnh cây dừa khắc họa rỏ nét về quê hương.
>> Tham khảo: Lập dàn ý tả cây dừa lớp 4
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 18
1. Mở bài: giới thiệu cây thanh long đang ra quả (Cây được trồng ở đâu, do ai trồng?)
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Thanh long là cây thân leo, thân cây phải bò lên một dàn hoặc trụ.
- Thân cây xanh biếc, có góc cạnh tựa cây xương rồng.
- Tả chi tiết:
- Gốc thanh long: màu xanh đậm, sậm màu hơn thân leo, chỉ to hơn thân leo chút đỉnh.
- Thân thanh long: thân có ba khía và có gai như thân cây xương rồng, mỗi gai là một "đốt".
- Thanh long có thể leo lên các cây hàng rào hoặc leo quanh một trụ cao.
- Tại mỗi "đốt mắt", nơi nào mập mạp, cây đủ dinh dưỡng sẽ cho nụ hoa to, màu trắng xanh như búp sen nhọn.
- Hoa nở bung cánh màu vàng nhạt phớt xanh, xòe như đuôi rồng (nên có tên là thanh long), lác đác trên thân cây dăm bảy quả xanh mướt còn bé đeo cái hoa đuôi rồng như thế.
- Trên cây, dăm bảy quả trổ ra từ đợt trước già dặn hơn đã có màu xanh ẩn đo đỏ. Quả thanh long tròn trĩnh, có tua rua hoa, chung quanh có vẩy như vẩy rồng, quả có da trơn, bóng láng chuyển dần sang màu hồng đào là quả chín. Quả thanh long chín da đỏ bóng nhưng vẩy của quả vẫn xanh.
- Chăm sóc thanh long:
- Tưới nước, ủ ấm cho gốc.
- Thanh long hướng ánh sáng vì vậy người trồng (bố, mẹ, ông bà hoặc người chăm sóc) luôn giữ cho gốc và cây thanh long được phủ ánh mặt trời.
- Dùng giấy bao quả thanh long khi quả còn màu xanh hơi phớt hồng để giữ cho thanh long chín già, quả tròn mà không bị chim chóc mổ ăn, kiến đục phá.
- Quả thanh long:
- Bổ quả ra thịt thanh long màu trắng có hạt bé li ti như hạt mè, ăn ngọt và mát (còn có giống thanh long thịt đỏ, hạt đen.)
3. Kết bài:
- Nêu cảm xúc của em về hình dáng rất đẹp của quả thanh long.
- Nêu giá trị của cây thanh long trong nền kinh tế nông nghiệp (cây cho năng suất, quả đẹp. ngon, có thể xuất khẩu sang nhiều nước để đổi ngoại tệ.)
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 19
1. Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng miêu tả
- Trong tất cả các loại quả thì có lẽ sầu riêng thuộc vào loại đặc biệt nhất vì nó có thể làm cho vạn người yêu nhưng cũng khiến cho nghìn người ghét. Đối với em, sầu riêng là một trong những loại quả em thích nhất vì nó có mùi vị rất hấp dẫn.
2. Thân bài:
- Tả chi tiết
- Có dạng hình bầu dục hoặc tròn.
- Nhìn qua trông giống quả mít nhưng gai sầu riêng to và nhọn hơn.
- Lớp vỏ ngoài cứng như bộ áo giáp giúp bảo vệ phần ruột mềm ngon ngọt bên trong.
- Khi trái còn xanh, vỏ vẫn đặc màu xanh đậm nhưng khi mùa sầu nở rộ thì lớp vỏ ấy lại được nhuộm thành màu vàng ngà đẹp mắt.
- Trên núm quả là cái cuống dài màu nâu giúp sầu riêng giữ được thân hình nặng trịch của mình trên thân cây. Một bí quyết để chọn sầu riêng ngon là nên để ý đến phần cuống sầu riêng, cuống phải còn tươi, xanh cứng, không nên chọn quả cuống bị héo hay đã bị mất cuống.
- Hương sầu riêng thì quả là đặc biệt. Mùi hương nồng, đậm, ngửi thấy mùi mà tưởng như đã nếm được vị.
- Vào mùa sầu, hương thơm lan tỏa khắp nơi thách thức vị giác của những người mê sầu.
- Nằm bên trong lớp vỏ cứng cáp là ruột sầu riêng mềm mịn, vàng óng.
- Mỗi quả thường có từ ba đến năm múi. Múi nào múi đấy đầy đặn, căng bóng.
- Mùi vị của sầu riêng đặc biệt chẳng kém gì mùi hương của nó. Vị sầu béo ngậy, ngọt thơm và dẻo mịn. Thưởng thức một miếng sầu, dư vị của nó sẽ còn mãi không bao giờ quên.
- Yên vị trong cùng là hạt sầu hình bầu dục nhỏ. Hạt sầu có thể được hấp trong nồi cơm ăn rất bùi và ngậy.
- Suy nghĩ về sầu riêng
- Đó là loại trái quý mang bản sắc của vùng đất phương Nam.
- Có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giàu vitamin C, vitamin B6 giúp làn da đẹp hơn và tâm trạng con người trở nên vui tươi hơn.
- Là món ăn đường phố quen thuộc của người Nam Bộ và được chế biến thành nhiều món hấp dẫn như bánh pía sầu riêng, chè sầu,...
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về quả sầu riêng
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 20
1. Mở bài:
- Giới thiệu quả dưa hấu
- Trong rất nhiều các loại trái cây như: táo, lê, cam, dâu tây... Loại trái cây mà em thích nhất đó chính là quả dưa hấu.
2. Thân bài:
- Giới thiệu nguồn gốc:
- Không biết dưa hấu có từ bao giờ, chỉ biết theo như dân gian dưa hấu có nguồn gốc từ sự tích An Dương Vương.
- Tả chi tiết:
- Quả dưa hấu nặng từ một cân đến gần một yến, tùy theo thời gian thu hoạch và giống dưa. Quả dưa hấu hình elip thuôn thuôn dài.
- Quả có vỏ ngoài màu xanh thẫm nhẵn thín có các đường sọc kéo dài.
- Bên trong quả dưa hấu là lớp cùi màu trắng dài khoảng gần 1cm. Quả dưa ngon là khi cùi mỏng, vỗ vào kêu bồm bộp. Phía bên trong cùi trắng là phần ruột màu đỏ có lấm tấm hạt màu đen nhỏ. Phần ruột là phần to nhất trong quả. Hạt dưa hấu có thể ăn được có vị bùi bùi. Dưa hấu ăn ngọt thanh mát chứ không ngọt sắc như nhãn. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ăn một miếng dưa hấu trong mùa hè nóng bức.
- Ta có thể bổ cắt thành những miếng hình tam giác để có thể dễ dàng thưởng thức. Dưa hấu có thể làm được nhất nhiều món ngon như sinh tố dưa hấu, kem dưa hấu, đá bào dưa hấu.... Được uống cốc sinh tố do mẹ làm, ăn que kem làm từ dưa hấu ở cổng trường sẽ là những kỉ niệm khó quên.Dưa hấu cũng có thể trở thành một hình thức của nghệ sĩ cắt tỉa dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ. Dưa hấu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, chất khoáng, ....Dưa hấu có tính hàn là một món ăn giải nhiệt trong những ngày hè. Dưa hấu cũng là một vị thuốc chữa nhiều bệnh như tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, làm lành vết thương...
- Dưa hấu được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng siêu thị, chợ với mức giá cả phải chăng từ tám đến mười lăm nghìn đồng ở Việt Nam.
- Dưa hấu thường được trồng ở các nước có nền khí hậu ẩm nhiệt đới, không phù hợp với thời tiết ôn đới hay hàn đới.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ bản thân
Dàn ý Tả cây ăn quả - Mẫu 21
1. Mở bài:
- Cà chua là loại cây rau quả hằng năm.
- Cà chua có mặt trong các bữa ăn của người Việt Nam ta, từ bữa tiệc sang đến những bữa cơm đơn giản.
2. Thân bài:
- Lá: hình dáng giống lá gấc nhưng nhỏ hơn, mặt lá có nhiều khía săn sâu vào gần tới cọng lá, màu xanh đậm.
- Hoa: vàng, mọc thành chùm từ 3 đến trên 30 hoa, nở từ gốc đến ngọn, hoa sai chi chít.
- Ra hoa 50 - 70 ngày sau khi mọc. Thời gian ra hoa từ 10 đến 55 ngày.
- Quả: mọng, màu đỏ hoặc vàng. Có nhiều dạng như tròn, dẹt, có cạnh, có múi hoặc không.
- Hạt nhiều và nhỏ, dẹt, hai mặt phủ lông tơ dày, có nhớt.
- Cà chua ra quả xum xuê, chi chít.
- Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn.
- Quả ở thân, quả trên ngọn.
- Cà chua có thể ăn sống hoặc ăn chín; dùng nấu canh hoặc xào với các thực phẩm khác.
- Cà chua còn dùng làm mứt, ăn tráng miệng sau bữa ăn.
3. Kết bài:
- Cà chua ưa nóng.
- Cà chua ưa sáng.
- Cà chua ưa đất ẩm với không khí tương đối khô ráo.
- Những con sếu từ thượng nguồn sông Hồng bay dọc theo lòng sông xuôi về nam là lúc đồng cà chua chín rộ.
- Những quả cà chua bói gieo sự náo nức cho mọi người.
Từ khóa » Dàn ý Tả Cây Dưa Hấu Lớp 4
-
Lập Dàn ý Tả Cây Dưa Hấu Lớp 4 - Bài Giảng Miễn Phí 2022
-
Lập Dàn ý Tả Quả Dưa Hấu
-
Dàn ý Tả Quả Dưa Hấu, Chi Tiết, Dễ Hiểu - Thủ Thuật
-
3 Bài Văn Tả Quả Dưa Hấu Lớp 4,5 Ngắn Gọn, đặc Sắc - Thủ Thuật
-
Lập Dàn ý Tả Cây ăn Quả Lớp 4 (24 Mẫu)
-
Tả Quả Dưa Hấu Lớp 4 | Tập Làm Văn 4 Hay Nhất - Top Lời Giải
-
Tả Quả Dưa Hấu, Tả Cây Dưa Hấu ❤️️15 Bài Văn Tả Hay Nhất
-
Lập Dàn ý Tả Cây Dưa Hấu Lớp 4 Ngắn Gọn
-
Bài Văn Tả Cây Dưa Hấu Lớp 4 Hay Nhất | .vn
-
Tả Quả Dưa Hấu (Dàn ý - 5 Mẫu) - Tập Làm Văn Lớp 5
-
Tả Quả Dưa Hấu Mà Em Yêu Thích (4 Mẫu)
-
3 Bài Văn Tả Quả Dưa Hấu Lớp 4,5 Ngắn Gọn, đặc Sắc