Lập Dàn ý Tả Cây Bàng Lớp 4
Có thể bạn quan tâm
Lập dàn ý Tả cây bàng lớp 4
- Dàn ý Tả cây bàng lớp 4 Mới nhất
- Dàn ý Tả cây bàng lớp 4 Ngắn gọn
- Dàn ý Tả cây bàng lớp 4 Mẫu 1
- Dàn ý Tả cây bàng mẫu 2
- Dàn ý Tả cây bàng mẫu 3
- Dàn ý Tả cây bàng mẫu 4
- Dàn ý Tả cây bàng mẫu 5
- Dàn ý Tả cây bàng mẫu 6
- Dàn ý Tả cây bàng mẫu 7
- Dàn ý Tả cây bàng mẫu 8
- Dàn ý Tả cây bàng mẫu 9
- Dàn ý Tả cây bàng mẫu 10
- Dàn ý Tả cây bàng mẫu 11
- Bài văn tả cây bàng lớp 4
- Lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối lớp 4
Dàn ý Tả cây bàng lớp 4 Mới nhất
a) Mở bài: Giới thiệu về cây bàng mà em muốn miêu tả:
- Cây bàng đó được trồng ở đâu?
- Em có thường xuyên được nhìn thấy cây bàng đó không?
b) Thân bài: Miêu tả sự thay đổi của cây bàng đó qua các thời điểm khác nhau (bốn mùa trong năm):
- Mùa đông:
- Cây bàng cao lớn, khẳng khiu, không có một chiếc lá nào trông như bộ xương khô màu đen khổng lồ
- Chỉ còn thân cây mới thấy rõ, thân cây bàng cao lớn vô cùng
- Từ thân cây chia thành hai nhánh lớn, sau đó mọc ra các cành, nhánh con nhỏ hơn, vươn dài khắp các phía
- Lớp vỏ của thân cây màu nâu đen, khô nứt thành từng khe rãnh như mặt đất nứt nẻ ngày hạn
- Gốc cây được quét một vòng vôi trắng muốt, giúp bảo vệ khỏi các loài sâu bệnh
- Mùa xuân:
- Từ trên các cành khô, nảy lên những chồi non xanh biếc
- Chồi non trông như búp măng nhỏ, gồm nhiều chiếc lá non cuộn vào với nhau
- Theo tiết trời ấp lên, chồi non ngày càng lớn lên và nở bung ra như đóa hoa, do các chiếc lá dần lớn hơn và duỗi thẳng
- Cuống lá cũng dần phát triển, giúp đưa các chiếc lá ra xa nhau hơn, tạo thành một nhánh cây mới cho tán bàng
- Lá non nhỏ như thìa ăn chè, màu xanh nõn nà bắt mắt
- Mùa hạ:
- Lá bàng non nhanh chóng lớn lên to như bàn tay, đầu lá tròn như giọt nước
- Mỗi chiếc lá đều rất dày, mọc sát nhau, đan xen tầng tầng lớp lớp tạo thành tán bàng dày dặn
- Tán lá bàng xanh rì, khi có gió thổi qua reo lên rì rào vui tai
- Có những gia đình chim về làm tổ trên tán cây bàng, sáng sáng ca hót líu lo
- Dù nắng gắt hay mưa dông, tán bàng vẫn che chở cho các tổ chim và góc sân dưới gốc cây khô ráo, an toàn
- Mùa thu:
- Gió heo may bắt đầu thổi, một vài chiếc lá bàng bắt đầu chuyển sang màu đỏ cam
- Từ một vài chiếc lá ban đầu, màu đỏ cam lan rộng ra toàn tán lá như đám lửa cháy
- Cả tán bàng đỏ rực lên như ngọn đuốc trong đại hội Olympic
- Mỗi khi có gió thổi qua, lại có nhiều chiếc lá khô héo rụng về dưới gốc cây, tạo nên khung cảnh lãng mạn
- Đến cuối thu, đầu đông, cây bàng dần chẳng còn mấy chiếc lá còn sót lại
- Khi sang đông, cây hoàn toàn trơ trụi
c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây bàng mà mình đã miêu tả
Dàn ý Tả cây bàng lớp 4 Ngắn gọn
a) Mở bài: Giới thiệu chung về cây bàng mà em muốn miêu tả
b) Thân bài: Tả cây bàng theo trình tự thời gian:
- Cây bàng mùa hạ:
- Tán lá xanh um, những chiếc lá to căng bóng, màu xanh sẫm, lóng lánh dưới ánh nắng
- Những chú ve bám dọc thân cây xám nâu, kêu râm ran
- Các chùm quả xanh non xen lẫn trong vòm lá
- Cây bàng mùa thu:
- Lá chuyển dần sang vàng và đỏ cam
- Mỗi khi có gió lớn, lại có vài chiếc lá rơi lác đác xuống sân trường
- Chỉ còn những chú chim nhỏ nhảy nhót trên cành cây
- Cây bàng mùa đông:
- Lá đã rụng hết vào cuối thu, chỉ còn cành khô trơ trọi như bộ xương
- Những chú chim trốn đi tránh rét nên cây bàng buồn thiu
- Cây bàng mùa xuân:
- Đâm chồi nảy lộc, khoe những chiếc chồi non xinh lung linh
- Những chú chim nhỏ bắt đầu kéo nhau về làm tổ mới, không khí ngập tràn niềm vui ấm áp
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây bàng mà mình vừa miêu tả
Dàn ý Tả cây bàng lớp 4 Mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu về cây bàng mà em muốn miêu tả
Gợi ý:
- Cây bàng đó được trồng ở đâu trong trường em? (cạnh thư viện, sau dãy lớp học, giữa sân trường, trước cổng trường…)
- Cây bàng đó có lớn tuổi không? Em có biết cây đã được trồng từ khi nào không?
b) Thân bài:
- Tả hình dáng của cây bàng:
- Chiều cao: Cây cao bao nhiêu mét? So với các cây khác trong trường hoặc các dãy nhà trong trường thì như thế nào?
- Thân cây: Thân cây có to không? Mọc thẳng hay mọc nghiêng? Lớp vỏ trên thân cây có đặc điểm như thế nào?
- Cành cây: Cây có nhiều cành không? Số lượng cành của cây như thế nào? Chiều dài của các cành cây như thế nào? Chúng tạo ra vòm cây có hình dáng gì?
- Lá cây: Lá bàng có hình gì? Kích thước và màu sắc ra sao? Đặc điểm đó thay đổi như thế nào qua bốn mùa trong năm?
- Tả hoạt động của em và bạn bè với cây bàng:
- Hoạt động vui chơi: Em và các bạn làm gì dưới gốc cây vào giờ giải lao, trước và sau giờ học?
- Hoạt động tập thể: Khi chào cờ, tập thể dục giữa giờ, lao động… em và các bạn có tụ tập dưới gốc cây không?
- Hoạt động chăm sóc cây: Em và các bạn có làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây bàng không? Các em có thường nhìn ngắm vẻ đẹp của tán cây không
c) Kết bài:
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây bàng vừa miêu tả
- Nêu những mong ước tốt đẹp của em dành cho cây bàng đó
Dàn ý Tả cây bàng mẫu 2
a) Mở bài: Giới thiệu về cây bàng mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trường của em có một khoảng sân ở giữa rất rộng. Đó là nơi chúng em vui chơi và tổ chức các hoạt động tập thể như chào cờ, biểu diễn văn nghệ. Dù là vào mùa hè nóng bức, sân trường lúc nào cũng mát mẻ, và chúng em không cần phải đội mũ khi ra sân. Tất cả là nhờ những cây bàng già được trồng ở trên sân trường.
b) Thân bài:
- Miêu tả hình dáng của các cây bàng trên sân trường:
- Cây được trồng cách nhau những khoảng trống bao nhiêu mét?
- Mỗi cây cao khoảng bao nhiêu mét? Phần thân to bằng đồ vật nào em thường gặp?
- Mỗi cây có bao nhiêu cành chính? Các cành này to lớn ra sao?
- Từ cành chính, các cành phụ mọc ra theo hướng nào?
- Lá bàng có hình dáng và kích thước như thế nào? Lá bàng rụng vào thời điểm nào trong năm?
- Quả bàng có hình dáng và kích thước như thế nào? Mọc theo chùm hay từng trái?
- Miêu tả hoạt động của con người với cây bàng:
- Hoạt động chăm sóc cây bàng: tưới nước, nhổ cỏ, tỉa cành, giệt sâu bọ, quét vôi bảo vệ gốc cây…
- Hoạt động vui chơi: vui chơi, sinh hoạt tập thể dưới bóng mát của cây…
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây bàng mà mình vừa miêu tả
Dàn ý Tả cây bàng mẫu 3
a. Mở bài: Giới thiệu cây bàng mà em muốn miêu tả.
- Cây bàng đó được trồng ở đâu trên sân trường?
- Cây năm nay đã bao nhiêu tuổi? Đã gắn bó được bao lâu với ngôi trường và các thế hệ học sinh?
b. Thân bài: Miêu tả cây bàng:
- Cây bàng cao bao nhiêu mét? (có thể so sánh với các ngôi nhà, hàng rào, cột đèn điện…)
- Thân cây có kích thước như thế nào? Mọc thẳng lên trời hay nghiêng sang một hướng bất kì?
- Lớp vỏ trên thân cây có màu sắc gì? Có đặc điểm ra sao? Khi chạm vào có cảm giác gì?
- Cây gồm có bao nhiêu cành chính (mọc trực tiếp từ thân cây)? Kích thước và độ dài của cành?
- Cây có nhiều cành phụ hay không? Kích thước và độ dài của các cành con?
- Lá bàng có hình gì? Kích thước và độ dày của lá? Màu sắc của lá thay đổi như thế nào qua các mùa?
- Cây bàng vào mùa thu đông có gì khác cây bàng vào mùa xuân, mùa hạ? Sự khác biệt đó giúp cây bàng có đặc điểm gì thu hút học sinh?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây bàng
- Em thường cùng các bạn làm gì dưới bóng mát cây bàng?
- Em có hành động gì giúp bảo vệ cây?
Dàn ý Tả cây bàng mẫu 4
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về cây bàng mà em muốn tả.
- Gợi ý:
Mẫu 1: Trên sân trường em có trồng rất nhiều cây xanh như cây hoa sữa, cây phượng, có cả cây xoài, cây sấu… Nhưng em yêu mến nhất chính là những cây bàng trầm tĩnh ở trên sân.
Mẫu 2:
Cây bàng ơiToả bóng tháng năm dàiDưới vòm láTuổi thơ dễ thương bao mơ mộng đẹpRồi một sớm lớn khônNhặt chiếc lá mà lòng nghĩ suy.
Đó là những câu hát vô cùng ý nghĩa trong ca khúc Cây bàng của nhạc sĩ Trần Lập khi nói về cây bàng - người bạn đồng hành cùng bao thế hệ học sinh trên chiếc ghế nhà trường.
2. Thân bài
- Giới thiệu chung về cây bàng trên sân trường:
- Trên sân trường trồng tất cả 5 cây bàng, cây nào cũng cao lớn, vững chãi
- Những cây bàng này đều đã hơn mười năm tuổi, vì được đem về trồng trên sân từ hồi trường em mới thành lập
- Nghe bảo, những cây bàng đó do chính tay các thầy các cô cùng nhau trồng và vun xới
- Biểu cảm về cây bàng qua sự thay đổi vẻ đẹp trong 4 mùa, kết hợp với những kỉ niệm của bản thân:
+ Mùa hè:
- Lá bàng xanh mướt, xum xuê, dày đặc, tạo nên một cái ô xanh khổng lồ, che mát cho từng khoảng sân
- Dưới bóng mát ấy, là một thế giới tách biệt với cái nắng oi ả
- Em ngồi đọc sách, dò bài, chơi trò chơi… cùng các bạn dưới gốc cây
- Có khi, hái những chiếc lá to, già để làm quạt mát
- Chúng em thích thú với việc thu thập những quả bàng chín vàng, rồi đập vỡ quả, lấy phần nhân cơm trong đó
+ Mùa thu:
- Lá bàng chuyển sang màu vàng, rồi đỏ rực như lửa
- Cả cây bàng như ngọn đuốc lớn, đang cháy hết mình
- Mỗi khi gió thổi qua, lá cây lại thi nhau bay xuống như màn mưa đỏ
- Em thường cùng các bạn nhặt những chiếc lá bàng đỏ còn nguyên vẹn đem về cất giữ
- Đủ các trò chơi diễn ra dưới gốc cây mà chỉ mùa này mới có: xâu những sợi dây qua các chiếc lá bàng đỏ tạo thành món đồ trang trí hấp dẫn, nhảy nhót dưới màn mưa đỏ của lá bàng, chạy tới chạy lui làm đám lá khô dưới gốc cây bay tán loạn tạo nên âm thanh xào xạc vui tai…
+ Mùa đông:
- Lá bàng đã rụng hết, còn mỗi thân cây trơ trọi giữa nền trời
- Như những bộ xương khổng lồ cô đơn đứng giữa trời
- Dù cây không còn tán lá che mát, nhưng em và các bạn vẫn thích thú đứng chơi dưới gốc cây
- Những HS nghịch ngợm sẽ thi nhau leo lên những cành cây, rồi ùa chạy khi bị bác bảo vệ phát hiện
- Cuối đông là lúc màu thi cuối kì 1 bắt đầu, HS tất bật ôn thi khiến cho những cây bàng càng thêm cô đơn, quạnh quẽ
+ Mùa xuân:
- Trên thân cây, từng chồi non nhú lên, như những ngọn nến xanh ngọc
- Rồi những chồi non ấy nhanh chóng lớn lên thành những chiếc lá con con, rung rinh trong nắng
- Chào đón HS trở lại trường sau kì nghỉ Tết sung sướng
→ Suốt bốn mùa, cây bàng luôn đồng hành cùng những bạn HS. Cây chào đón mọi người đến trường, tạm biệt mọi người trở về nhà. Cùng họ trải qua bao vui buồn tuổi học trò.
3. Kết bài
- Những tình cảm, suy nghĩ của em dành cho cây bàng
- Những mong mỏi dành cho cây bàng trong tương lai
Dàn ý Tả cây bàng mẫu 5
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về cây bàng thông qua những câu thơ về cây bàng. Gợi ý:
Cây bàng lá nõn xanh ngờiNgày ngày chim đến tìm mồi chíp chiuĐường xa gánh nặng sớm chiềuKê cái đòn gánh bao nhiêu người ngồiĐêm qua em ngủ đi rồiThấy bàng bỗng lớn, tốt tươi lạ thường…
(trích Cây bàng - Trần Đăng Khoa)
Cứ vào mùa đôngGió về rét buốtCây bàng trụi trơLá cành rụng hếtChắc là nó rét!
Khi vào mùa nóngTán lá xoè raNhư cái ô toĐang làm bóng mát…
(trích Cây bàng - Xuân Quỳnh)
Cây bàng đỏ lá mùa ĐôngChạm vào khắc khoải tuổi hồng ngày xanhCon chim thương khẳng khiu cànhTràn đông, buông tiếng mong manh gợi buồn...
(trích Khi cây bàng đỏ lá… - Đinh Thường)
Cây bàng đứng lặngMột chút rung rinhHít thở mùi rơm ngày mùa no đủĐứng mát cho đàn trâu cạ sừng
Cây bàng vẫn đứng trôngMầm xanh vươn ánh sáng khi mùa xuân thúc dụcKhi nhẹ nhàng trút lá vàng bayGửi lời buồn xuống đất im…
(trích Cây bàng - Bùi Sỹ Hoa)
2. Thân bài
- Giới thiệu, miêu tả, giới thiệu chung về cây bàng mà em muốn biểu cảm:
- Vị trí trồng, đã được trồng bao lâu rồi?
- Chiều cao, đặc điểm tán lá của cây bàng
- Cảnh sắc cây bàng thay đổi như thế nào qua các mùa trong năm…
- Biểu cảm về cây bàng
- Những kỉ niệm, gắn bó của em với cây bàng (về những ngày tháng học sinh, những giờ ra chơi, những buổi tâm sự với bè bạn…)
- Cảm xúc của em khi phải tạm xa rời cây bàng (nghỉ hè, nghỉ tết, chuyển trường, chuyển nơi ở…)
- Tình cảm của em trong giây phút gặp lại cây bàng sau những ngày tháng xa cách
- Kể lại một kỉ niệm/ một hình ảnh ấn tượng mà em nhớ mãi về cây bàng
3. Kết bài
- Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cây bàng
- Mong muốn, lời gửi gắm yêu thương đến cây
Dàn ý Tả cây bàng mẫu 6
1. Mở bài:
- Giới thiệu cây muốn tả (Cây bàng).
- Cây bàng do ai trổng? (Do lớp các anh chị khóa trước trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này).
- Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây bàng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cầy đã qua tám mùa hoa nở).
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Dáng cây to, cao.
- Tán cầy rộng.
- Cây bàng như một cụ già lom khom.
- Tả chi tiết:
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng rất đẹp.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...
- Tả vẻ đẹp của cây bàng qua từng mùa:
+ Mùa xuân:
- Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn.
- Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn.
- Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt phủ kín cây bàng.
+ Mùa hạ:
- Cây bàng xanh um lá.
- Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi.
- Những chú chim đua nhau làm tổ.
+ Mùa thu:
- Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắt, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng
- Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu, có quả rụng lăn lóc trên mặt đất.
+ Mùa đông:
- Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi, những cái u trên thân trơ ra với gió đông lạnh lẽo.
- Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám.
- Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sót lại.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng.
Dàn ý Tả cây bàng mẫu 7
1. Mở bài
- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).
- Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).
- Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).
- Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).
2. Thân bài
- Rễ cây: sần sùi, ngoằn nghèo như những con rắn khổng lồ.
- Gốc cây: to màu nâu đậm
- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
- Tả lá: Lá to như bàn tay.
- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.
3. Kết bài
- Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.
- Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..
Dàn ý Tả cây bàng mẫu 8
1. Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài cây gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.
2. Thân bài
- Tả bao quát:
- Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.
- Tán cây rộng che chở chúng em.
- Tả chi tiết
- Cây bàng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây xù xì, thô ráp.
- Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.
- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng có nhiều bóng mát.
- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ, màu trắng.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, khi chín màu vàng, vị ngọt béo.
- Gốc bàng nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.
- Lợi ích của cây bàng
- Cây bàng cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi.
- Che nắng, che mưa.
- Lá, vỏ và hạt đều có những công dụng khác nhau.
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của em về cây bàng
- Cây bàng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, kỷ niệm tuổi thơ.
Dàn ý Tả cây bàng mẫu 9
1. Mở bài: Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả
2. Thân bài
- Tả bao quát:
- Dáng cây to, cao
- Tán cây rộng
- Cây bàng như một cụ già lom khom
- Tả chi tiết
- Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...
- Tả cây bàng qua từng mùa:
+ Mùa xuân
- Gió đông đi qua, mùa xuân về trên những cành cây bàng
- Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn
- Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn
- Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt đầy cây bàng
+ Mùa hạ
- Cây bàng xanh um lá
- Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi
- Những chú chim đua nhau làm tổ
+ Mùa thu
- Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắc, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng,…
- Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu ; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất
+ Mùa đông
- Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra với cái gió đông lạnh lẽo
- Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám
- Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sốt lại
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng
- Nó đã gắng bó như thế nào với em trong tuổi thơ
Dàn ý Tả cây bàng mẫu 10
1. Mở bài: Giới thiệu chung:
- Cây bàng được trồng ở đâu? (Sân trường hay ven đường)?
2. Thân bài: Tả cây bàng:
- Cây bàng già, rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang, tán lá gồm nhiều tầng.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân. Lá mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt mát,
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...
- Sang thu, lá bàng chuyển qua màu tía.
- Cuối đông, lá bàng rụng hết, chỉ còn lại những cành khẳng khiu.
- Mùa xuân về, cây bàng trổ hàng ngàn búp lá nõn trông rất đẹp.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em:
- Cây bàng là người bạn thân thiết của tuổi thơ.
>> Tham khảo chi tiết: Văn mẫu lớp 4: Tả cây bàng trên sân trường em
Dàn ý Tả cây bàng mẫu 11
- Giới thiệu loài cây bóng mát - cây bàng
- Trong các loài cây bóng mát như: bằng lăng, phượng vĩ, ...em thích nhất là cây bàng.
2. Thân bài:
- Tả bao quát cây bàng:
- Nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che rợp bóng cả một khoảng sân rộng.
- Cây cao khoảng mười mét, cây được trồng cách đây khoảng hơn hai mươi năm là cây nhiều tuổi nhất trường được trồng ở cổng sân trường.
- Tả chi tiết cây bàng:
- Thân cây sần sùi màu thâm đen, phải hai đến ba người ôm mới xuể.
- Rễ cây như những con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất. Cành cây tỏa ra tứ phía, cành lá xum xuê . Mỗi cành cây có những chùm lá tập trung về từng phía. Lá cây to như bàn tay màu xanh, mặt trên lá trơn bóng, mặt dưới lá sần sùi hơn. Trên mặt lá có những đường gân như những mạc máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên lá cây. Lá cây cũng là nơi trao đổi khí lấy khí cacbonic và thải khí oxi vào buổi sáng, vào ban đêm thì ngược lại.
- Vào mùa xuân, lá cây mọc lên tươi non căng tràn sức sống, hạ sang lá đậm màu hơn, thu đến lá dần chuyển sang màu vàng, đông về lá chuyển dần sang màu đỏ và rụng dần để lại những cành cây khô khốc, gầy guộc. Hoa bàng mọc lên có màu trắng li ti. Cuối hạ đầu thu, những chùm quả mọc lên xanh thẫm, theo thời gian quả dần chín và ngả sang màu vàng. Bên trong quả có nhân, đập ra có thể ăn, vị bùi bùi ngòn ngọt và hơi chát đầu lưỡi.
- Trong những giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây. Các bạn nam chơi đá bóng, tâng cầu. Còn các bạn nữ chơi nhảy dây, ô ăn quan. Cây bàng đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm. Nó trở thành một kỉ niệm không bao giờ quên với em dù sau này có xa mái trường tiểu học thân yêu. Những chú ve trên vòm cây cùng nhau tấu lên những bản nhạc chào mừng nàng hạ ghé qua mang lại không gian nhộn nhịp cho cuộc đời.
3. Kết bài :
- Cảm nghĩ của em về cây bàng
- Em rất yêu thích cây bàng vì cây không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn là niềm kí ức đẹp trong tâm hồn em.
Bài văn tả cây bàng lớp 4
>> HS tham khảo các bài văn mẫu hay nhất tại đây Tả cây bóng mát: Tả cây bàng
Lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối lớp 4
- Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc lớp 4
- Lập dàn ý miêu tả cây chuối đang có buồng lớp 4
- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây bưởi lớp 4
- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cam lớp 4
- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây khế lớp 4
- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây nhãn lớp 4
- Lập dàn ý tả cây đu đủ lớp 4
- Lập dàn ý tả cây dừa lớp 4
- Lập dàn ý tả cây hoa đào hoặc hoa mai ngày Tết
Từ khóa » Dàn ý Tả Cây Gạo Lớp 4
-
Dàn ý Tả Cây Gạo - Thủ Thuật
-
Tả Cây Hoa Gạo (dàn ý - 10 Mẫu)
-
Dàn ý Tả Cây Gạo
-
Tập Làm Văn Lớp 4: Tả Cây Hoa Gạo (Dàn ý + 8 Mẫu)
-
Tả Cây Hoa Gạo Năm 2021 - Văn Mẫu Lớp 4 - Haylamdo
-
Lập Dàn ý Bài Văn Miêu Tả Cây Cối - Văn Mẫu - Tài Liệu Text - 123doc
-
Dàn ý Tả Cây Gạo
-
4 Bài Văn Tả Cây Gạo Lớp 4, Ngắn Gọn
-
1) Đọc Bài Cây Gạo Và Cho Biết Nó Cấu Tạo Theo Cách Nào? 2) Lập ...
-
Lập Dàn ý Tả Cây Bàng Mà Em Biết - Văn Mẫu Lớp 4 - Ôn Thi HSG
-
[Sách Giải] Tập Làm Văn: Cấu Tạo Bài Văn Miêu Tả Cây Cối
-
1. Đọc Bài "Cây Gạo" Và Cho Biết Cây Gạo được Miêu Tả Theo Trình Tự ...
-
Dàn ý Tả Cây Bàng Lớp 4 Hay Nhất (6 Mẫu)