Lắp đặt Hệ Thống Thông Gió Tầng Hầm - Pccc Tacotek
Có thể bạn quan tâm
Lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm
Không gian tầng hầm là nơi có mục đích chủ yếu là làm bãi để xe, thu gom rác,… nên sinh ra một lượng lớn khí độc hại như: NO, CO2, SO2… Điều đó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của cư dân và các nhân viên làm việc tại các khu vực trong tầng hầm.
Giải pháp thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm nhà cao tầng là giải pháp tối ưu nhằm giảm tải chất độc hại và không khí ô nhiễm ra ngoài và đưa khí sạch vào trong tầng hầm đảm bảo đủ oxy cho người.
Vai trò tác dụng của hệ thống thông gió tầng hầm
1. Vì sao phải lắp đặt hệ thống thông gió cho tầng hầm?
Tầng hầm được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau như để làm bãi đỗ xe; thu gom rác hoặc làm các trung tâm thương mại dưới lòng đất,….ở dưới mặt đất.
Ở phía dưới tầng hầm này sinh ra một lượng lớn khí độc hại như NO, CO2, SO2,…Điều này khá ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của các cư dân và các nhân viên làm việc tại các khu vực của tầng hầm đôi khi còn dễ sảy ra hỏa hoạn do tích tụ khí CO2 quá nhiều
2. Làm thế nào để không khí trong tầng hầm luôn được thông thoáng???
Giải pháp: lắp đặt hệ thống thông gió cho tầng hầm từ khi bắt đầu hoàn thiện phần thô của công trình tầng hầm
3. Tác dụng khi lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm
– Loại bỏ đi các khí độc hại như CO2, SO2 và các khí bẩn khác đồng thời đưa khí tươi từ bên ngoài vào để làm cho không khí sạch hơn và thoáng mát hơn máy làm giá đỗ đa năng.
– Tạo bầu không khí trong lành trong môi trường làm việc, tăng cường sức khỏe cho người lao động.
– Đặc biệt hơn nữa đó là phòng chống hỏa hoạn hoặc kiểm soát khi có cháy; giúp hút khói và mùi khi hỏa hoạn sảy ra một cách nhanh chóng; để giúp con người di tản ra nơi an toàn.
– Sử dụng quạt hút gió còn tiết kiệm được chi phí khi sử dụng hệ thống điều hòa hoặc quạt làm mát, tiếng ồn nhỏ, tiện dụng, phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng cũng như điều kiện khí hậu và kinh tế của Việt Nam.
4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió làm mát cho tầng hầm
Quạt hút gió sẽ hút bụi bẩn và các khí độc hại tồn đọng trong tầng hầm; và thải ra bên ngoài theo đường ống dẫn. Khi quạt hút hút khí thì do trong hầm kín nên đã có sự chênh lệch áp suất. Chính vì thế không khí bên ngoài sẽ bị hút vào bên trong để cân bằng lượng khí. Theo nguyên lý hoạt động này thì không khí trong tầng hầm luôn được thay đổi.
Lưu ý những điều sau:
– Kích thước chiều cao của quạt so với tầng hầm
– Tính chuẩn xác lưu lượng gió hút ra ở tầng hầm
– Tính toán năng lượng nguồn điện cung cấp cho hệ thống quạt hoạt động vì quá trình vận hành của hệ thống thông gió cần rất nhiều nguồn điện:
Tính toán lưu lượng cần cho hệ thống thông gió tầng hầm?
– Chọn bội số tuần hoàn (Số lần trao đổi không khí trong 1 giờ). Thông thường đối với tầng hầm bội số từ 6-7 lần .
Ví dụ hầm có diện tích 5000 m2 chiều cao 3 mét thì lưu lượng quạt hút cần thiết = 5000 x 3 x 6 = 90,000 m3/h .
– Tổn thất áp suất trên đường ống gió thẳng là 1 Pa/mét. Sau đó tra bảng tổn thất áp suất theo tiêu chuẩn Smacna hoặc BS; sẽ tìm ra tổn thất áp suất co, cút , lượn, miệng gió. Cộng hết vào rồi nhân cho hệ số an toàn 1.2 lần
– Khi chọn quạt cho tầng hầm cần chú ý. Chọn 1 hay 2 tốc độ có yêu cầu chống cháy hay không; vì nó còn liên quan đến nghiệm thu và kết nối với hệ thống PCCC.
– Hệ thống phòng cháy chữa cháy an toàn
– Xem xét về độ bền, bảo trì bảo hành và tính toán chi phí đầu tư khi lắp đặt hệ thống
Chọn quạt hệ thống thông gió tầng hầm
Để chọn quạt hợp lý cần phối hợp giữa người thiết kế và nhà cung cấp.
Người thiết kế cần:
– Tính được lưu lượng và cột áp mỗi quạt .
– Chọn ví trí bố trí quạt hợp lý .
– Nắm được kích thước phòng quạt và chiều cao thông thoáng tầng hầm cho phép.
– Xác định quạt sẽ được treo hay đặt sàn .
– Nắm được độ ồn tối đa khu vực tầng hầm cho phép.
– Có yêu cầu chống cháy cho quạt không.
– Ngân quỹ dành cho hạng mục tầng hầm.
– Đặc điểm nguồn điện cấp
– Xác định rõ các thiết bị hoặc hệ thống sẽ được kết nối với quạt như biến tần, hệ thống BMS, hệ thống dò CO,…
Người tư vấn hoặc cung cấp thiết bị cần:
– Tra kĩ các thông tin ở trên với người thiết kế.
– Đề xuất dùng loại quạt phù hợp: như kích thước đáp ứng , độ ồn đáp ứng, hiệu suất tốt nhất,…
– Nếu thấy các thông số thiết kế không thực tế thì có thể đề nghị người thiết kế tính toán bồ trí lại. Ví dụ có thể tính toán lưu lượng 1 quạt quá lớn; gây nên kích thước quạt lớn; vì thế không đủ không gian lắp đặt.
– Tính toán giá thành có phù hợp với ngân quỹ cho phép ko. Nếu không có thể thay đổi chủng loại quạt.
Các phương án thiết kế thông gió tầng hầm hiện nay
– Thông gió đi đường ống gió thiết kế phù hợp với tầng hầm; có độ cao lớn và có không gian để đi đường ống
– Thông gió không đi đường ống gió thiết kế với những tầm hầm có lưu lượng không khí lớn; nhưng không có không gian đi đường ống
Cách tốt nhất đó là bạn nên tham khảo ý kiến của các kĩ sư hay chuyên gia hoặc nhà sản xuất; để xây dựng được hệ thống hút phù hợp nhất với khu tầng hầm.
Từ khóa » Hệ Thống Thông Gió Tầng Hầm
-
Hệ Thống Thông Gió Tầng Hầm - Quạt Công Nghiệp HAIKI
-
Toàn Tập Từ A-Z Về Thông Gió Tầng Hầm - Duy HVAC Blog's
-
Hệ Thống Thông Gió Tầng Hầm Chất Lượng, ổn định, Tiết Kiệm
-
Hệ Thống Hút Khói Tầng Hầm Và Thông Gió Cho Nhà Cao Tầng - GTECO
-
Hệ Thống Hút Khói Tầng Hầm Và Thông Gió Cho Nhà Cao Tầng - IFan
-
Thông Gió Tầng Hầm - Chi Tiết Thiết Kế, Nguyên Lý Hoạt động - GTECO
-
Phương án Thiết Kế Hệ Thống Thông Gió Cho Tầng Hầm
-
Những điểm Lưu ý Khi Thiết Kế Thông Gió Tầng Hầm Xe
-
Tổng Hợp 2 Hệ Thống Thông Gió Tầng Hầm Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Nguyên Lý Hệ Thống Thông Gió Tầng Hầm Cho Các Tòa Nhà
-
Thông Gió Tầng Hầm Với Quạt Jetfan - Phương Linh
-
Vai Trò Tác Dụng Của Hệ Thống Thông Gió Tầng Hầm
-
HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI TẦNG HẦM