Lập Kế Hoạch Sản Xuất Bằng Hệ Thống ERP - TRG Blog

Với hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai ERP, TRG đã được nghe và chứng kiến gần như toàn bộ những nguyên nhân thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào giải pháp này, nhưng tựu trung thì yếu tố cốt lõi đều xoay quanh việc sử dụng hệ thống để lập kế hoạch cho khu vực sản xuất.

automobile-manufacturing-industrial

Đây là một mục tiêu tối ưu không phải vì lập kế hoạch cho khu vực sản xuất với ERP nghe có vẻ hay ho, mà bởi vì để làm được điều đó, bạn cần phải giỏi. Vì để có thể đưa ra quyết định có giá trị đỏi hỏi bạn phải cung cấp dữ liệu hợp lệ để phần mềm và thuật toán có thể chạy hiệu quả.

Và dữ liệu hợp lệ đó phải đến từ mọi phòng ban trong doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc mọi nhân viên đều cần phải sẵn sàng chia sẻ thông tin.

Lập kế hoạch trong ERP yêu cầu những gì?

Chức năng lập kế hoạch khu vực sản xuất của ERP giúp bạn lên lịch cho các lệnh sản xuất. Lệnh sản xuất cho bạn biết phải làm gì và làm như thế nào vì vậy yêu cầu phải có hóa đơn nguyên vật liệu (bill of materials, BOM) và định tuyến hợp lệ và chúng phản ánh đúng cách bạn tạo ra sản phẩm.

Có thể bạn cho rằng “kế hoạch hiển nhiên sẽ luôn bao gồm quy cách chế tạo sản phẩm,” nhưng trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn với việc lập kế hoạch bởi vì lệnh sản xuất không phản ánh chính xác cách sản phẩm của họ được tạo ra.

Đọc thêm: Dự báo nhu cầu sản xuất: Làm thế nào cho tốt?

Tải Case Study | Câu chuyện triển khai ERP thành công của Oliver Packaging

Hóa đơn nguyên vật liệu bắt buộc phải hợp lệ — nếu chúng ta mua một linh kiện nhất định, thời gian giao hàng phải chính xác. Định tuyến cũng phải hợp lệ — nếu sản phẩm này sẽ được sản xuất nội bộ, chúng ta cần xác định chính xác máy móc, số ca làm việc, v.v. Nếu chúng ta thuê bên ngoài sản xuất các linh kiện này sau đó nhập chúng về lại quy trình nội bộ để lắp ráp thì quy trình cũng phải hợp lệ.

Việc lệnh sản xuất bị thiếu bước hoặc thiếu vật liệu rất thường hay xảy ra. Các giải pháp đường vòng được tạo ra để dự trù cho những trường hợp sai dữ liệu sản xuất; và như bạn có thể đoán, một khi dữ liệu đã sai sót thì chắc chắn thông tin phần mềm thể hiện cũng sẽ không chính xác.

Trước khi bạn lo lắng về núi những công việc cần làm để giữ cho các đơn sản xuất luôn chính xác, hãy nhớ điều này: Thời gian bỏ ra để lập lệnh, dù sai hay đúng, đều tương tự như nhau.

Đọc thêm: Lợi ích của APS trong giải pháp ERP cho ngành sản xuất

Nhưng thời gian không phải là nguyên nhân khiến đơn sản xuất bị sai mà là do thiếu đào tạo và/ hoặc hiểu biết về cách thức hoạt động của phần mềm.

Ngoài ra, bảng lương trong báo cáo lao động của doanh nghiệp cũng cần phải chính xác, càmg gần với hoàn hảo càng tốt. Báo cáo lao động là yếu tố thúc đẩy tiến độ, thể hiện những thông tin như những gì đã được hoàn thành, khi nào hoàn thành, những việc còn lại phải làm và liệu bạn có đúng lịch trình để đáp ứng ngày giao hang đã hứa hay không.

Báo cáo lao động cũng thể hiện chi phí lao động, giúp bạn hiểu được lợi nhuận trên mỗi đơn sản xuất.

Lập kế hoạch chính xác là dấu hiệu của doanh nghiệp đang hoạt động tốt

Kế hoạch sản xuất là tiêu chuẩn vàng để đánh gia hiệu quả triển khai ERP. Khi doanh nghiệp dùng hệ thống ERP để lên lịch cho khu vực sản xuất, điều đó chứng tỏ quy trình kinh doanh của họ đã đi đúng hướng!

Ngay cả khi doanh nghiệp chưa tận dụng hết các chức năng của ERP, họ vẫn đang thúc đẩy cải tiến vì mục tiêu của việc sử dụng ERP để lập kế hoạch yêu cầu phải có dữ liệu và quy trình vững chắc. Chính những dữ liệu đó giúp chỉ ra cả xu hướng tốt và xấu. Nếu tốt, công ty đã tìm ra phương thức để có thể gặt hái nhiều thành công hơn. Nếu xấu thì nên giải quyết như thế nào? Sau một thời gian, chính dữ liệu sẽ cho chúng ta biết liệu vấn đề đã được giải quyết hay chưa.

Dữ liệu chuẩn sẽ mở cánh cửa dẫn đến những cải tiến vượt trội. Vì vậy, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào chúng.

Như vậy, một giải pháp ERP cho ngành sản xuất hiện đại nên được tích hợp APS. Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thểyêu cầu một buổi Demongay hôm nay!

Tải Demo Giải pháp ERP cho ngành sản xuất

Từ khóa » Dữ Liệu Erp