Lập Luận Là Gì? - Phạm Law - Phamlaw
Có thể bạn quan tâm
GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN
Một nguyên lý sư phạm cho nền giáo dục tiên tiến: cấp cần câu chứ không cho cá. Cái cần câu cấp cho người học là phương pháp độc lập tư duy, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trước hết, đó là phương pháp tư duy phản biện mà cốt lõi là lý thuyết lập luận. Khi có thói quen tư duy phản biện, hiện tượng được nhìn nhận, đào sâu tới gốc rễ của nó. Hơn ai hết, giới nghị sĩ phải rèn luyện về lập luận.
Lập luận là gì? Thế nào là lập luận?
Xuất phát từ tiền đề (những sự kiện, chân lý được mọi người thừa nhận), dựa trên những lý lẽ chúng ta đi tới những kết luận – đó là lập luận. Có hai loại lập luận: lập luận để chứng minh một chân lý và lập luận để thuyết phục.
Loại lập luận thứ nhất thuộc lôgích hình thức. Đó là toán chứng minh trong hình học, đại số, vật lý, hoá học… dạy trong trường học. Lý lẽ trong loại này là những định lý, định luật, quy tắc… đã biết.
Trong đời thường còn có loại lập luận để thuyết phục, tạo niềm tin, nói sao cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai” rồi tin theo điều mình nói hoặc từ bỏ những xác tín cũ. Lý lẽ chủ yếu ở loại lập luận này là những lôgích đời thường: “ở hiền gặp lành” là lý lẽ về quan hệ nhân quả, “trời kêu ai người ấy dạ” là lý lẽ về số mạng, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là lý lẽ về dòng dõi. Đó là những lẽ thường hay lý lẽ “hiển nhiên là thế”. Loại lập luận này thuộc lôgích phi hình thức. Ở đây lý lẽ có tầm quan trọng hàng đầu. Chất vấn, trả lời, tranh luận trước Quốc hội là những lập luận để thuyết phục.
Lý lẽ trong lập luận
Những kết luận không chứng minh, không có lý lẽ là loại lập luận quyền uy chẳng thuyết phục được ai. Tiếc thay, loại này thường thấy trong diễn đàn Quốc hội.
“Chân lý thuộc về số đông” là loại lý lẽ về số lượng. Nó loại trừ lý lẽ “ta làm theo cách của ta”. Dùng lý lẽ này, GS Hoàng Tuỵ viết: “Yếu kém nhất của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là đi lạc con đường chung của thế giới đang đi. Lạc hậu còn có thể khắc phục được nhưng lạc đường thì mãi mãi khó đuổi kịp các nước” (Sài Gòn Tiếp Thị, 14.10.2011).
Ý thức được tầm quan trọng của lý lẽ “chân lý thuộc về số đông”, nhiều đại biểu Quốc hội đánh tráo thành nhân danh số đông. Ông Hoàng Hữu Phước nói mà không đưa ra được chứng cứ thống kê “đa số công dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình” thì chỉ là nhân danh số đông – nhân danh nhân dân. Mấy ai tin cái “đa số công dân” của ông Hoàng Hữu Phước.
Thú vị là lý lẽ dựa vào uy thế cũng hay được dùng trong Quốc hội để tăng thêm trọng lượng cho lập luận. Khi bàn cần có luật biểu tình, cả hai đại biểu Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa đều viện tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nguỵ biện và sai lầm trong lập luận
Luật đặt ra để điều chỉnh các hành vi xã hội. Xảy ra một vài cuộc biểu tình hỗn loạn, tại sao không nghĩ rằng hãy xây dựng luật biểu tình để hạn chế biểu tình hỗn loạn mà lại nghĩ cần cấm biểu tình?
Đánh tráo khái niệm là một cách nguỵ biện hay thấy trong lập luận nghị trường. Từ demonstration (biểu tình) xuất hiện trong tiếng Anh từ thế kỷ 14, là hình thức đấu tranh của một tập hợp người, công khai đòi quyền lợi, chống bất công, phản đối một điều gì đó đối với giới chủ hay nhà cầm quyền được đại biểu Phước đánh tráo thành biểu tình với động cơ chính trị “chống chính phủ”, thậm chí có đại biểu khác còn đẩy lên thành “chống chế độ”. Đây là kiểu lập luận chụp mũ hù doạ. Người nói quên mất bên cạnh những cuộc biểu tình “chống” còn có những cuộc biểu tình ủng hộ – chống lại cuộc biểu tình “chống”. Câu chuyện phe “áo đỏ”, “áo vàng” bên Thái còn chưa xa.
Nếu xuất phát từ những tiền đề vu vơ, những lý lẽ tào lao thì lập luận chẳng thuyết phục nổi ai. Xem xét quyền biểu tình theo trình độ dân trí và nền kinh tế là một lối tư duy hết sức tuỳ tiện, gợi nhớ đến lập luận của một đại biểu Quốc hội khoá trước: “Các nước có chỉ số IQ cao thì người ta làm đường cao tốc”.
Về phương diện lập luận, chân lý không phải luôn luôn thuộc về số đông. Chỉ mình ông Dương Trung Quốc phát biểu ủng hộ cần luật biểu tình, nhưng hầu như không ai có tranh luận bác bỏ. Vậy, ông Dương Trung Quốc đúng.
Nguồn: Chungta.com
3.9/5 - (11 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
- Khiếu kiện quyết định, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong việc thu hồi GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất (Phúc thẩm)
- Tư vấn thay đổi người đại diện công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Xác định diện tích đất ở với đất có vườn được cấp sổ trước 01/7/2014
- Trách nhiệm Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
- Các dạng nhà, công trình cho thuê phổ biến hiện nay
- Luật sư tư vấn hợp đồng
- Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp
- Thủ tục thế chấp nhà chung cư hình thành trong tương lai
- Thủ tục đăng ký Website thương mại điện tử
- Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Tiền Giang Dịch Vụ Chất Lượng
Bài viết cùng chủ đề
- TỘI GIẾT NGƯỜI – BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 của TÁC GIẢ ĐINH VĂN QUẾ
- Bàn về khó khăn, vướng mắc của Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC
- CHUYỂN NỢ XẤU THÀNH VỐN GÓP TẠI VIỆT NAM – HIỆN TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
- Căn cứ ra quyết định thi hành án và những bất cập
- Bản án gốc-Bản án chính, những vấn đề trong lý luận và thực tiễn
- Tham khảo: Bản luận cứ của luật sư trong vụ án tranh chấp tài sản và quyền sử dụng đất
- Những vướng mắc pháp lý điển hình về tổ chức quản lý công ty cổ phần trong pháp luật Việt Nam hiện hành
- CẦN QUY ĐỊNH RÕ CHẾ ĐỘ ỦY QUYỀN THAM DỰ CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TRONG DOANH NGHIỆP
Từ khóa » định Nghĩa Luận Giải Là Gì
-
Từ Điển - Từ Luận Giải Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Từ điển Tiếng Việt "luận Giải" - Là Gì?
-
Từ Luận Giải Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
'luận Giải' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Luận Giải Là Gì? định Nghĩa
-
Tiên đề – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tam đoạn Luận – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sao Tử Vi Là Gì? Luận Giải ý Nghĩa Sao Tử Vi Tại Các Cung Mệnh - Mogi
-
Hướng Dẫn Xem Tử Vi Và Luận Giải CHÍNH XÁC Không Nên Bỏ Lỡ
-
Luận Giải Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
[PDF] MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN ...
-
Phép Lập Luận Giải Thích Là Gì?
-
Nguyên Lý Luận Giải Lá Số - Tử Vi Cổ Học
-
Quy định Về Giải Thích Từ Ngữ Của Nghị định Số 34/2016/NĐ-CP Quy ...