Lập Rào, Ngăn Người Dân Vái Lạy Tại Bia Hạ Mã ở Văn Miếu

Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thời sự

Tin tức

Nghị quyết Đảng vào cuộc sống

Thông tin đối ngoại

Kỷ cương hành chính

Nhân sự

Lập rào, ngăn người dân vái lạy tại bia Hạ Mã ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh 1
Hình ảnh thi sĩ và người nhà thi sĩ tập trung là lễ trước bia Hạ mã tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng 4/7

Như báo Kinhtedothi.vn đã phản ánh vào những ngày đầu tháng 7/2021, đặc biệt là dịp cuối tuần (3 và 4/7) rất đông sĩ tử và người nhà sĩ tử tập trung đặt đồ lễ ở 2 tấm bia Hạ mã nằm ở bên đường phía trước cổng vào di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Thậm chí, ngày mùng 5/7, trời đổ mưa cơn mưa lớn nhưng vẫn có nhiều sĩ tử đội mưa đứng lễ trước bia. Hình ảnh này đã khiến dư luận trên mạng xã hội bất bình.

Lập rào, ngăn người dân vái lạy tại bia Hạ Mã ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh 2
Nhằm chấn chỉnh những hoạt động chưa đúng, Trung tâm Hoạt động KHVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với công an phường Văn Miếu tổ chức thu dọn bát hương, đồ lễ tại 2 bia Hạ Mã

Ngoài việc tập trung đông người ảnh hưởng đến công tác phòng dịch, bày đặt đồ lễ mất mỹ quan, tràn xuống lòng đường gây ách tắc giao thông thì hành động vái lạy trước bia Hạ Mã là người đi lễ đã hiểu sai về giá trị của các nghi lễ và nơi hành lễ. Chính vì vậy, sáng 6/7, Trung tâm Hoạt động KHVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với công an phường Văn Miếu đã tổ chức thu dọn bát hương, kêu gọi người đi lễ tự nhận đồ lễ tại hai tấm bia trên. Lập hàng rào chắn trước bia, dán những bảng thông báo tuyên truyền để người dân hiểu về nguồn gốc của tấm bia.

Lập rào, ngăn người dân vái lạy tại bia Hạ Mã ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh 3
Từ trưa 6/7, đồ lễ, bát hương được thu dọn sạch sẽ, trả lại cảnh quan môi trường xung quanh

Cụ thể: Hạ Mã - có nghĩa là xuống ngựa. Bia do Thượng thư Bộ công, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Nguyễn Hoản cho dựng năm 1771. Bia được đặt trong nhà che bia, bên dưới là bệ, kiến trúc nhỏ nhắn và vuông vắn rất hài hòa với toàn bộ không gian xung quanh. Xưa kia, bia  Hạ Mã cùng với tứ trụ (4 cột trụ) trước cổng Văn Miếu, được xem là mốc giới hạn xác định ranh giới chiều ngang của Văn Miếu. Bia Hạ Mã được dựng lên để nhắc nhở những người đi qua đây, dù là bậc công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe, đều phải xuống ngựa đi bộ ngang qua để biểu thị lòng tôn kính với các bậc Tiên thánh, Tiên hiền.

“Bia Hạ Mã không phải là không gian thờ tự, thờ cúng, thắp hương. Các tấm bia này là một trong những hạng mục của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám cần được gìn giữ, bảo vệ” – Trung tâm Hoạt động KHVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đăng thông tin lý giải.

Lập rào, ngăn người dân vái lạy tại bia Hạ Mã ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh 4
Trái ngược hoàn toàn với hình ảnh khói hương nghi ngút dịp cuối tuần (3 và 4/7)

Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, khác với hình ảnh nhếch nhác, đồ lễ bày ra tràn lan, từ trưa ngày 6/7, tại khu vực 2 tấm bia đã được thu dọn gọn gàng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh. Trung tâm Hoạt động KHVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng bố trí lực lượng bảo vệ phối hợp với công an phường thường xuyên túc trực, nhắc nhở những người đi lễ không đặt lễ tại vị trí 2 tấm bia trên.

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Hà Nội: cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính
Chính thức triển khai sắp xếp đơn vị hành chính 10 xã huyện Gia Lâm
Phê duyệt dự án xây dựng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tại quận Hà Đông
Quốc hội xem xét công tác nhân sự, thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng
Bồi thường đất cho người dân thế nào để ngang bằng giá thị trường?
Nhiều trải nghiệm hấp dẫn tại Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội
Lễ hội văn hóa ẩm thực - Phở Hà Nội kết nối năm châu
Hành trình đạp xe quảng bá di sản Hà Nội
Thú vị hành trình đạp xe quảng bá di sản Hà Nội
Hơn 1 triệu người dân đăng ký tải khoản “Công dân Thủ đô số” iHanoi

Từ khóa » Hình ảnh Cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám