Lập Trình C: Hàm Toán Học (Math) | V1Study

Khóa học tham khảo:

1. Lập trình C/C++ cho các bạn từ 12-17 tuổi

2. Lập trình C/C++ cho các bạn từ 18 tuổi

Các hàm toán học (Math) nằm trong các thư viện <math.h>, <stdlib.h> và thư viện <complex.h> . Dưới đây sẽ trình bày các hàm toán học hay được dùng đến:

1. sqrt():

Hàm sqrt() dùng để lấy căn bậc 2 của một số. Giá trị trả về của hàm có kiểu double.

Cú pháp:

sqrt(number)

Ví dụ:

sqrt(9); //sẽ trả về 3.000000

2. pow():

Hàm pow() dùng để tính luỹ thừa. Giá trị trả về của hàm có kiểu double.

Cú pháp:

pow(n,m)

, trong đó, n là cơ số, m là luỹ thừa.

Ví dụ:

pow(2,3); //tương ứng với lập phương của 2: 23 = 8 pow(9,2); //tương ứng với bình phương của 9: 92 = 81

3. abs():

Hàm abs() dùng để lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên (kiểu int) hoặc một số phức (complex). Nếu đối số của hàm là một số nguyên int thì hàm sẽ trả về một số nguyên nằm trong đoạn [0,32767] (lưu ý là abs(-32768) = -32768 vì trục số của máy tính là trục số vòng), còn nếu đối số của hàm có kiểu phức thì giá trị trả về của hàm có kiểu double, trường hợp này xảy ra khi bạn khai báo thư viện <complex.h> và thường dùng trong C++.

Cú pháp:

abs(number) //number có kiểu int

Ví dụ:

abs(-43); //sẽ trả về 43

4. fabs() và fabsl():

Hàm fabs() và hàm fabsl() đều dùng để lấy giá trị tuyệt đối của một số dấu chấm động (số thực), nhưng fabs() sẽ trả về giá trị có kiểu double (đối số có kiểu lớn nhất là double), còn fabsl() sẽ trả về giá trị có kiểu long double (đối số có kiểu lớn nhất là long double).

Cú pháp:

fabs(number) //number có kiểu lớn nhất là double fabsl(number) //number có kiểu long double

Ví dụ:

fabs(-43); //sẽ trả về 43.000000 fabsl(-43.5); //sẽ trả về 43.500000

5. labs():

Hàm labs() dùng để tính trị tuyệt đối của một số long int (long), giá trị trả về là một số long int.

Cú pháp:

labs(number) //number có kiểu long int

Ví dụ:

labs(-32768); //sẽ trả về 32768

6. ceil():

Hàm ceil() dùng để lấy cận trên của một số nếu số đó có phần thập phân (phần thập phân !=0), tức là lấy số nguyên nhỏ nhất nhưng lớn hơn số hiện tại. Giá trị trả về của hàm có kiểu double.

Cú pháp:

ceil(number)

Ví dụ:

ceil(43.000001); //sẽ trả về 44.000000 ceil(43); //sẽ trả về 43.000000

7. floor():

Hàm floor() dùng để lấy cận dưới của một số nếu số đó có phần thập phân (phần thập phân !=0), tức là lấy số nguyên lớn nhất nhưng nhỏ hơn số hiện tại. Giá trị trả về của hàm có kiểu double.

Cú pháp:

floor(number)

Ví dụ:

floor(43.999999); //sẽ trả về 43.000000 floor(43); //sẽ trả về 43.000000

8. atoi():

Hàm atoi() dùng để chuyển (convert) một chuỗi thành một số nguyên. Giá trị trả về của hàm có kiểu int.

Cú pháp:

atoi(number)

Ví dụ:

atoi("1234"); //sẽ chuyển chuỗi "1234" thành số 1234 atoi("1.234"); //sẽ chuyển chuỗi "1.234" thành số 1

9. atof():

Hàm atof() dùng để chuyển một chuỗi thành một số double. Giá trị trả về của hàm có kiểu double.

Cú pháp:

atof(number)

Ví dụ:

atof("1.234"); //sẽ chuyển chuỗi "1.234" thành số 1.234000 atof("1.2.3.4"); //sẽ chuyển chuỗi "1.2.3.4" thành số 1.200000

Tham khảo:

  • Hàm xử lý chuỗi (String)
  • Tìm kiếm nhị phân

Từ khóa » Cách Dùng Sqrt Trong C++