Lập Trình Nhúng Là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Ngành Lập ... - JobsGO
Có thể bạn quan tâm
Trong thế giới công nghệ hiện đại, lập trình nhúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các hệ thống thông minh, từ thiết bị điện tử gia dụng đến xe tự hành. Đây là lĩnh vực kết hợp giữa phần mềm và phần cứng, giúp các thiết bị hoạt động chính xác, hiệu quả. Vậy lập trình nhúng là gì? Tại sao nó trở thành nền tảng không thể thiếu trong thời đại công nghệ số? Cùng khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Lập Trình Nhúng Là Gì?
- 2. Những Thành Phần Cơ Bản Cần Có Trong Hệ Thống Nhúng
- 2.1. RAM (Random Access Memory)
- 2.2. ROM (Read-Only Memory)
- 2.3. MCU (Microcontroller Unit)
- 3. Ứng Dụng Của Hệ Thống Nhúng Trong Đời Sống
- 3.1. Trong Thiết Bị Điện Tử Tiêu Dùng
- 3.2. Trong Ô Tô Và Giao Thông Vận Tải
- 3.3. Trong Y Tế Và Chăm Sóc Sức Khỏe
- 3.4. Trong Công Nghiệp Và Tự Động Hóa
- 3.5. Trong Công Nghệ IoT (Internet of Things)
- 3.6. Trong Hàng Không Và Vũ Trụ
- 3.7. Trong Quốc Phòng Và An Ninh
- 4. Một Số Công Cụ Cho Lập Trình Nhúng
- 4.1. Cross Toolchains (Linux)
- 4.2. Keil uVision (Windows)
- 4.3. PuTTY.exe (Windows)
- 5. Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Ngành Lập Trình Nhúng
- 5.1. Embedded Software
- 5.2. Embedded Hardware
- 6. Kiến Thức, Kỹ Năng Cần Có Để Học Lập Trình Nhúng
- 6.1. Kiến Thức
- 6.2. Kỹ Năng
- 6.2.1. Kỹ Năng Lập Trình Cơ Bản
- 6.2.2. Kỹ Năng Quản Lý Dự Án
- 6.2.3. Kỹ Năng Tư Duy Logic
- 6.2.4. Khả Năng Sử Dụng Công Cụ Hỗ Trợ
- 6.2.5. Khả Năng Học Hỏi Liên Tục
- 7. Học Lập Trình Nhúng Ở Trường Nào Tốt?
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Phần Mềm Nhúng Là Gì?
- 2. Lập Trình Nhúng Có Khó Không?
- 3. Tìm Việc Làm Lập Trình Nhúng Ở Đâu?
1. Lập Trình Nhúng Là Gì?
Lập trình nhúng là thuật ngữ chỉ hệ thống có khả năng tự trị và chúng được nhúng trong 1 hệ thống mẹ hoặc 1 môi trường nào đó. Hệ thống này bao gồm cả phần cứng, mềm để giải quyết các bài toán tự động hóa, truyền tin,… trong nhiều lĩnh vực với chức năng được thiết kế riêng biệt.
Tùy thuộc vào yêu cầu, tính chất mà có một số hệ thống đòi hỏi sự ràng buộc nhằm đảm bảo tính ứng dụng và độ an toàn. Còn những hệ thống cho phép không yêu cầu chặt chẽ thì có thể đơn giản hóa hệ thống.
Hệ thống nhúng có tính chất chuyên biệt và thường được sản xuất với số lượng lớn nên phải tối ưu hóa để giảm thiểu kích thước cũng như chi phí sản xuất.
2. Những Thành Phần Cơ Bản Cần Có Trong Hệ Thống Nhúng
Ba thành phần cơ bản mà một hệ thống nhúng cần có bao gồm RAM, ROM và MCU. Dưới đây là phân tích chi tiết về mỗi thành phần:
2.1. RAM (Random Access Memory)
RAM trong hệ thống nhúng là bộ nhớ tạm thời, nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình đang được thực thi. Trong một hệ thống nhúng, RAM giúp xử lý các tác vụ trong thời gian thực, như việc lưu trữ giá trị của các biến, bộ đệm dữ liệu trong quá trình xử lý, các phép toán cần tính toán nhanh chóng.
Với tính năng truy xuất dữ liệu nhanh, RAM cho phép hệ thống thực hiện các tác vụ mà không làm gián đoạn hoạt động. Tuy nhiên, RAM là bộ nhớ không ổn định, nghĩa là khi nguồn điện bị tắt, tất cả dữ liệu lưu trong RAM sẽ bị mất đi, điều này yêu cầu hệ thống phải có các phương thức lưu trữ dữ liệu khác (như ROM) để đảm bảo hoạt động bền vững.
2.2. ROM (Read-Only Memory)
ROM là bộ nhớ chỉ đọc, lưu trữ các chương trình cố định và dữ liệu quan trọng mà hệ thống nhúng cần để khởi động, hoạt động bình thường. Mặc dù ROM không thể thay đổi trong suốt quá trình vận hành của hệ thống (ngoại trừ một số loại ROM như EEPROM có thể ghi lại) nhưng đây lại là nơi lưu trữ các mã khởi động (bootloader), phần mềm cơ bản, các cấu hình hệ thống cần thiết. Đặc điểm nổi bật của ROM là dữ liệu trong đó được bảo vệ khỏi sự mất mát khi hệ thống tắt nguồn, đảm bảo rằng hệ thống sẽ khởi động, hoạt động theo cách được lập trình sẵn. Điều này rất quan trọng trong các hệ thống nhúng yêu cầu sự ổn định, độ tin cậy cao trong suốt vòng đời của thiết bị.
2.3. MCU (Microcontroller Unit)
MCU là vi điều khiển trung tâm trong hệ thống nhúng, thực hiện các phép toán, điều khiển các hoạt động của hệ thống từ đầu vào đến đầu ra. MCU là bộ não của hệ thống nhúng, có thể nhận tín hiệu từ các cảm biến, xử lý các dữ liệu thu được, điều khiển các thiết bị khác như động cơ, màn hình hiển thị, đèn LED…
MCU thường được tích hợp rất nhiều chức năng trong một con chip duy nhất, bao gồm bộ xử lý (CPU), bộ nhớ RAM, ROM, các cổng giao tiếp (GPIO, SPI, I2C, UART), giúp tiết kiệm không gian, giảm chi phí sản xuất.
Xem thêm: Lập trình Game là gì?
3. Ứng Dụng Của Hệ Thống Nhúng Trong Đời Sống
Hiện nay, hệ thống nhúng có mặt trong rất nhiều các sản phẩm, lĩnh vực gần gũi với đời sống của con người như:
3.1. Trong Thiết Bị Điện Tử Tiêu Dùng
Hệ thống nhúng được tích hợp trong hầu hết các thiết bị gia dụng và công nghệ:
- Điện thoại thông minh: Quản lý hiệu suất CPU, camera, cảm biến vân tay, các tính năng bảo mật.
- Tivi thông minh: Xử lý tín hiệu, hiển thị hình ảnh chất lượng cao và cung cấp các dịch vụ trực tuyến như Netflix hoặc YouTube.
- Lò vi sóng và máy giặt: Điều khiển các chu trình hoạt động tự động, tối ưu thời gian, mức tiêu thụ điện năng.
Nhờ hệ thống nhúng, các thiết bị này không chỉ thông minh hơn mà còn tiết kiệm năng lượng, dễ sử dụng hơn.
3.2. Trong Ô Tô Và Giao Thông Vận Tải
Hệ thống nhúng đã cách mạng hóa ngành công nghiệp ô tô với các ứng dụng như:
- Hệ thống phanh ABS: Điều khiển, ngăn chặn bánh xe bị khóa khi phanh gấp, tăng độ an toàn.
- Hỗ trợ đỗ xe tự động: Sử dụng cảm biến, camera để hỗ trợ người lái trong việc định vị, đỗ xe chính xác.
- Hệ thống GPS, giải trí trên xe: Định vị chính xác, hướng dẫn lộ trình và cung cấp thông tin giao thông.
Những ứng dụng này không chỉ nâng cao trải nghiệm lái xe mà còn đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn.
3.3. Trong Y Tế Và Chăm Sóc Sức Khỏe
Hệ thống nhúng trong y tế đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của các thiết bị:
- Máy theo dõi nhịp tim: Cung cấp dữ liệu thời gian thực cho bác sĩ để theo dõi sức khỏe bệnh nhân.
- Máy MRI và siêu âm: Xử lý hình ảnh y khoa chi tiết, hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
- Thiết bị đeo tay y tế: Theo dõi các chỉ số sức khỏe như nhịp tim, bước đi, giấc ngủ và cảnh báo sớm các nguy cơ bệnh tật.
Nhờ hệ thống nhúng, ngành y tế có thể cá nhân hóa chăm sóc sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí.
3.4. Trong Công Nghiệp Và Tự Động Hóa
Hệ thống nhúng là trung tâm của các dây chuyền sản xuất hiện đại:
- Robot công nghiệp: Điều khiển chính xác các hoạt động lắp ráp, hàn và xử lý vật liệu.
- Cảm biến đo lường và giám sát: Thu thập dữ liệu về nhiệt độ, áp suất, độ ẩm trong môi trường sản xuất.
- Hệ thống kiểm tra lỗi tự động (AI-powered inspection): Xác định, loại bỏ sản phẩm lỗi trên dây chuyền sản xuất.
Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lao động, giảm thiểu lỗi sản xuất và tăng tính cạnh tranh.
3.5. Trong Công Nghệ IoT (Internet of Things)
Hệ thống nhúng là nền tảng cho các thiết bị IoT thông minh:
- Nhà thông minh: Điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, an ninh và các thiết bị khác từ xa thông qua điện thoại di động.
- Thiết bị đeo tay: Thu thập dữ liệu hoạt động của cơ thể, cung cấp thông tin sức khỏe hàng ngày.
- Cảm biến môi trường: Đo đạc, phân tích dữ liệu thời tiết, độ ẩm, chất lượng không khí để phục vụ nghiên cứu, bảo vệ môi trường.
IoT dựa trên hệ thống nhúng đang tạo nên một mạng lưới kết nối các thiết bị, giúp cuộc sống tiện nghi, hiệu quả hơn.
3.6. Trong Hàng Không Và Vũ Trụ
Hệ thống nhúng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hàng không và không gian:
- Hệ thống kiểm soát chuyến bay: Điều chỉnh các thông số như độ cao, tốc độ, hướng bay.
- Hệ thống dẫn đường: Cung cấp dữ liệu vị trí chính xác để hỗ trợ các chuyến bay dài hạn.
- Hệ thống liên lạc: Giúp phi hành đoàn duy trì kết nối trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Những ứng dụng trong hàng không và vũ trụ giúp đảm bảo tính an toàn, độ chính xác cao trong các hoạt động hàng không, vũ trụ.
3.7. Trong Quốc Phòng Và An Ninh
Hệ thống nhúng được tích hợp trong các thiết bị hiện đại phục vụ quốc phòng:
- Radar và thiết bị giám sát: Theo dõi, phát hiện các mối đe dọa từ xa.
- Hệ thống tên lửa dẫn đường: Điều hướng chính xác đến mục tiêu.
- Cảm biến bảo mật: Tăng cường an ninh tại các khu vực nhạy cảm.
Nhờ có hệ thống nhúng, các thiết bị quốc phòng ngày càng hiện đại, giúp bảo vệ an ninh quốc gia một cách hiệu quả.
Xem thêm: IT helpdesk là gì?
4. Một Số Công Cụ Cho Lập Trình Nhúng
Lập trình nhúng đòi hỏi sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng, do đó việc sử dụng các công cụ phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa quy trình phát triển. Dưới đây là một số công cụ lập trình nhúng mà bạn có thể tham khảo:
4.1. Cross Toolchains (Linux)
Cross Toolchains là một bộ công cụ biên dịch dành cho các kiến trúc phần cứng khác nhau (ARM, MIPS, PowerPC…) mà không cần phải sử dụng các công cụ phát triển trên phần cứng thực tế. Cross Toolchains cho phép lập trình viên biên dịch mã nguồn trên máy tính chạy hệ điều hành Linux để chạy trên các hệ thống nhúng với các phần cứng khác nhau.
Ưu điểm của Cross Toolchains:
- Tiết kiệm thời gian và công sức khi phát triển phần mềm cho hệ thống nhúng.
- Cung cấp sự tương thích tốt với nhiều loại phần cứng khác nhau.
- Được sử dụng rộng rãi cho các hệ thống nhúng sử dụng Linux.
4.2. Keil uVision (Windows)
Keil uVision là một IDE (Môi trường phát triển tích hợp) mạnh mẽ được thiết kế đặc biệt cho phát triển phần mềm nhúng, hỗ trợ nhiều vi điều khiển, đặc biệt là các dòng ARM như ARM7, ARM9, Cortex-M series. Keil uVision cung cấp bộ biên dịch C/C++ và các công cụ gỡ lỗi tích hợp cho các vi điều khiển, giúp lập trình viên phát triển, tối ưu hóa mã nguồn cho các hệ thống nhúng.
Ưu điểm của Keil uVision (Windows)
- Dễ sử dụng với giao diện người dùng thân thiện.
- Tích hợp công cụ gỡ lỗi mạnh mẽ và hỗ trợ mô phỏng vi điều khiển.
- Thư viện phần mềm mạnh mẽ và hỗ trợ rất tốt cho các vi điều khiển ARM.
4.3. PuTTY.exe (Windows)
PuTTY là một công cụ phần mềm miễn phí, mã nguồn mở dùng để kết nối, giao tiếp với các thiết bị từ xa thông qua các giao thức SSH, Telnet, rlogin và Serial. Đây là công cụ thiết yếu trong quá trình phát triển phần mềm cho các hệ thống nhúng. Công cụ này giúp lập trình viên kết nối, kiểm tra, truyền tải dữ liệu đến hệ thống nhúng.
Ưu điểm của PuTTY.exe (Windows):
- Hỗ trợ nhiều giao thức kết nối.
- Đơn giản và dễ sử dụng cho việc kết nối, gỡ lỗi thiết bị nhúng.
- Hỗ trợ kết nối qua cổng serial, giúp lập trình viên dễ dàng gửi, nhận dữ liệu với các hệ thống nhúng không có giao diện người dùng.
5. Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Ngành Lập Trình Nhúng
Cơ hội nghề nghiệp của ngành lập trình nói chung và ngành lập trình nhúng nói riêng rất đa dạng, phong phú. Nhưng chủ yếu, nó được chia thành 2 dạng chính là:
5.1. Embedded Software
Lựa chọn lĩnh vực Embedded Software, bạn sẽ trở thành lập trình viên phát triển phần mềm cho những sản phẩm nhúng như driver, phần mềm ứng dụng, hệ điều hành, firmware,…
Công việc của bạn sẽ là test code, viết code, viết document, requirement cho các sản phẩm.
Ưu điểm khi theo Embedded System Software:
- Đây là lĩnh vực phát triển khá nhanh, mở ra nhiều giá trị và cơ hội. Bởi số lượng các thiết bị đòi hỏi Embedded Software ngày càng gia tăng.
- Embedded software biến mọi thứ thành hiện thực trong thế giới thật với thời gian thật.
- Nhu cầu nguồn nhân lực về Embedded Software của Việt Nam rất cao.
Cơ hội cho software developer cũng ngày càng đa dạng:
- Kỹ sư phần mềm nhúng (Embedded Software Engineer): Lập trình hệ điều hành nhúng, driver thiết bị, các ứng dụng nhúng trong thiết bị IoT, xe tự hành hoặc điện tử tiêu dùng.
- Kỹ sư phát triển firmware: Tập trung vào các chương trình điều khiển thiết bị phần cứng, tối ưu hóa hiệu suất và tài nguyên.
- Chuyên gia bảo mật nhúng: Bảo mật hệ thống nhúng, thiết kế giải pháp ngăn chặn tấn công từ bên ngoài.
- Nhà phát triển IoT (Internet of Things): Lập trình phần mềm cho các thiết bị IoT như cảm biến, gateway, thiết bị thông minh.
Những chuyên gia trong lĩnh vực này không chỉ được yêu cầu về kỹ năng lập trình mà còn cần hiểu biết sâu rộng về phần cứng và các hệ thống nhúng, giúp họ có thể tạo ra các sản phẩm sáng tạo và hiệu quả.
>>>Tìm hiểu thêm: Software Developer là gì?
5.2. Embedded Hardware
Làm việc trong mảng Embedded Hardware, bạn sẽ trở thành nhà chuyên thiết kế board mạch hay còn được gọi là test board mạch, thiết kế PCB. Tuy nhiên, đối với công việc này, bạn cần phải giỏi về điện tử cũng như các phần cứng.
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Embedded Hardware cũng khá đa dạng như:
- Hardware Design Engineer: Thiết kế phần cứng cho các thiết bị điện tử.
- PCB Layout Designer: Tạo layout mạch in đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
- FPGA Developer: Lập trình và cấu hình FPGA cho các ứng dụng tốc độ cao.
- System Integration Engineer: Tích hợp và kiểm tra hệ thống nhúng hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, tuổi nghề lập trình viên cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét, vì nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển sự nghiệp và học hỏi trong lĩnh vực công nghệ thay đổi nhanh chóng này.
Xem thêm: Nghề Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?
6. Kiến Thức, Kỹ Năng Cần Có Để Học Lập Trình Nhúng
Để có thể theo học lập trình nhúng, những kiến thức, kỹ năng sau đây là rất cần thiết:
6.1. Kiến Thức
- Ngôn ngữ lập trình: Thành thạo ngôn ngữ C và C++ là yêu cầu cơ bản, vì chúng được sử dụng phổ biến trong lập trình nhúng. Python cũng được khuyến khích để xử lý nhanh và tích hợp với các thiết bị nhúng.
- Kiến thức về điện tử cơ bản: Hiểu cách các linh kiện điện tử (điện trở, tụ điện, vi điều khiển, cảm biến) hoạt động.
- Hệ điều hành thời gian thực (RTOS): Nắm vững các khái niệm liên quan đến RTOS, như quản lý luồng và ưu tiên nhiệm vụ.
- Kiến trúc vi xử lý: Biết cách hoạt động của vi xử lý/vi điều khiển (ví dụ: ARM Cortex, AVR, hoặc PIC).
- Giao thức truyền thông: Am hiểu các giao thức như UART, I2C, SPI, CAN, Ethernet để giao tiếp giữa các thiết bị.
- Kiến thức về vi xử lý, điều khiển, logic, Timer, ADC,…. cùng các loại giao tiếp JTAG, RS232, SPI, I2C, UART,…
- Embedded software: lập trình web, lập trình Java, C++, device driver, Android,….
- Embedded hardware: Test board, thiết kế PCB, design schematic,…
6.2. Kỹ Năng
Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết mà bất cứ nhân viên lập trình nhúng nào cũng cần có:
6.2.1. Kỹ Năng Lập Trình Cơ Bản
Thành thạo các ngôn ngữ lập trình như C và C++ là yếu tố quan trọng trong lập trình nhúng. Ngôn ngữ C cung cấp sự kiểm soát chặt chẽ đối với phần cứng, giúp lập trình viên tối ưu tài nguyên như bộ nhớ, tốc độ. Ngoài ra, C++ hỗ trợ lập trình hướng đối tượng, giúp tổ chức mã nguồn gọn gàng, dễ bảo trì hơn. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn viết mã hiệu quả mà còn giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến tối ưu hóa hiệu suất và sửa lỗi nhanh chóng khi xảy ra sự cố.
6.2.2. Kỹ Năng Quản Lý Dự Án
Các dự án nhúng thường được thực hiện theo nhóm, vì vậy kỹ năng quản lý và làm việc nhóm là rất quan trọng. Biết sử dụng các công cụ như Git để quản lý phiên bản mã nguồn giúp bạn làm việc đồng bộ với các thành viên khác, giảm thiểu rủi ro lỗi hệ thống. Đồng thời, khả năng lập kế hoạch, ưu tiên công việc giúp dự án được triển khai đúng thời hạn.
6.2.3. Kỹ Năng Tư Duy Logic
Tư duy logic đóng vai trò cốt lõi trong việc phân tích, giải quyết các vấn đề phức tạp trong lập trình nhúng. Bạn cần khả năng nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống, tìm ra giải pháp tối ưu trong môi trường tài nguyên hạn chế. Ví dụ, việc thiết kế một bộ điều khiển tốc độ động cơ yêu cầu bạn phải tư duy logic để phân tích đầu vào từ cảm biến, xử lý tín hiệu phù hợp.
6.2.4. Khả Năng Sử Dụng Công Cụ Hỗ Trợ
Các công cụ như Keil uVision hoặc STM32CubeIDE không chỉ giúp lập trình mà còn hỗ trợ gỡ lỗi, mô phỏng hoạt động của phần cứng. Những công cụ này tiết kiệm thời gian thử nghiệm thực tế,giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình phát triển. Việc sử dụng thành thạo các phần mềm mô phỏng như Proteus cũng giúp bạn kiểm tra thiết kế trước khi sản xuất mạch thật.
6.2.5. Khả Năng Học Hỏi Liên Tục
Lập trình nhúng là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng với nhiều công nghệ mới như IoT, trí tuệ nhân tạo nhúng. Vì vậy, khả năng tự học là rất cần thiết để cập nhật các kiến thức, công cụ hiện đại. Tham gia các khóa học online, đọc tài liệu chuyên môn, thử nghiệm thực hành thường xuyên giúp bạn duy trì lợi thế cạnh tranh và cải thiện kỹ năng.
Xem thêm: Học CNTT ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên CNTT
7. Học Lập Trình Nhúng Ở Trường Nào Tốt?
Dưới đây là một số trường đào tạo lập trình nhúng tốt nhất tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:
Trường | Khối thi | Điểm chuẩn 2024 |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội/TP.HCM) | A00, A01 | 26.5 – 27.25 |
Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội | A00, A01 | 26 – 28 |
Đại học Bách khoa Hà Nội | A00, A01 | 28 – 29 |
Đại học Bách khoa TP.HCM | A00, A01 | 27 – 28 |
Học viện Kỹ thuật Mật mã | A00, A01 | 25.3 – 26.6 |
Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM | A00, A01 | 27.5 |
Chắc hẳn đến đây của bài viết, JobsGO đã giúp các bạn phần nào hiểu được “lập trình nhúng là gì?” rồi phải không nào? Kỹ sư lập trình nhúng đòi hỏi các ứng viên ngành IT cần có kỹ năng nhất định thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì thế, khi đề cập tới những kỹ năng này trong CV xin việc thì tỷ lệ trúng tuyển rất cao.
Câu hỏi thường gặp
1. Phần Mềm Nhúng Là Gì?
Phần mềm nhúng là chương trình hoặc mã nguồn được thiết kế để chạy trên các thiết bị phần cứng cụ thể, thường không phải là máy tính thông thường. Phần mềm này được tối ưu hóa để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong một hệ thống nhúng.
2. Lập Trình Nhúng Có Khó Không?
Lập trình nhúng có thể khó đối với người mới bắt đầu, vì nó kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Tuy nhiên, nếu nắm vững các kiến thức cơ bản, luyện tập thường xuyên, bạn có thể làm chủ lĩnh vực này.
3. Tìm Việc Làm Lập Trình Nhúng Ở Đâu?
Bạn có thể tìm việc làm lập trình nhúng trên các website công ty và mạng xã hội chuyên ngành. Bên cạnh đó, trang tuyển dụng như JobsGO cũng là nơi hữu ích để tìm kiếm cơ hội việc làm từ các công ty công nghệ trong và ngoài nước.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
- X (Twitter)
Bài viết liên quan:
- Open Source Là Gì? 4 Ứng Dụng Của Open Source
- Figma Dùng Để Làm Gì? 6 Tính Năng Của Figma
- Thung Lũng Silicon Là Gì? 6 Đặc Điểm Của Thung Lũng Silicon
- CGI Là Gì? Khám Phá 05 Tính Năng Tuyệt Vời Của CGI
- CSS Là Gì? Hướng Dẫn 3 Cách Nhúng CSS Vào Website
- Ngôn Ngữ Lập Trình Scratch Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết…
Từ khóa » Bo Mạch Nhúng Là Gì
-
Hệ Thống Nhúng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thống Nhúng Là Gì? - How Kteam
-
Hệ Thống Nhúng Là Gì?
-
Lập Trình Nhúng Là Gì? Lộ Trình Trở Thành Kỹ Sư Lập Trình Nhúng - ITNavi
-
Hệ Thống Nhúng Là Gì? | Vi Mạch
-
HỆ THỐNG NHÚNG (Embedded System) - EPCB
-
Lập Trình Nhúng Và Yêu Cầu Cần Có Của Một Kỹ Sư Lập Trình - Viblo
-
Máy Tính Nhúng Là Gì? - Mạch ứng Dụng
-
Lập Trình Nhúng Là Gì? Tại Sao Lại Cần đến Nó?
-
Lập Trình Nhúng Là Gì? Học Lập Trình Nhúng Có Dễ Xin Việc Không?
-
Lập Trình Nhúng Là Gì? Tại Sao Ngành Lập Trình Nhúng Lại Hot đến Như ...
-
Thiết Kế Và Lập Trình Hệ Thống Nhúng - SaigonTech
-
Máy Tính Nhúng AI Là Gì ? - Raspberry Pi
-
Hệ Thống Nhúng Thời Gian Thực | Khoa Kỹ Thuật Máy Tính Và Điện Tử
-
Lập Trình Nhúng Là Gì? Lập Trình Nhúng Cần Học Những Gì?
-
Lập Trình Nhúng Là Gì?
-
Hệ Thống Nhúng Là Gì? Khái Niệm, đặc điểm Và ứng Dụng - Bkaii