Lạt Ma, Bản Tôn, Dakini Và Kẻ Bảo Hộ - Amvc

LẠT MA, BẢN TÔN, DAKINI và KẺ BẢO HỘ

Kapcsolódó kép

1.LẠT MA

Từ Lạt ma Tây Tạng phù hợp với tiếng Sanscrit là guru, mang nghĩa: „sức nặng”. Tất nhiên không theo nghĩa vật lý. Hằng hà đặc tính biến một kẻ thực hành trở nên (cái gọi là) sức nặng, để các học trò có thể dựa vào và tin cậy. Người thầy tiếng Tây Tạng là Lạt ma. Từ la nghĩa của nó là”bề trên”, để con người nhìn lên. Điều này liên quan đến các đặc tính của người thầy, kẻ mà học trò có thể tin cậy. Từ ma có nghĩa là”người mẹ”. Người thầy-guru, đồng cảm với tất cả mọi sinh linh, như người mẹ với đứa con của mình.

Khả năng của lạt ma trước tiên không do số lượng kiến thức ngài dạy dỗ quyết định, mà do việc ngài biết chính xác cái gì cần cho học trò, để có thể dạy dỗ, tạo cảm hứng và hướng dẫn họ trên đường. Ngài không dạy những gì làm những người kế thừa ngài bối rối, và đánh thức nhiều hơn tư tưởng và sự hình dung trong họ. Thay vào đó ngài đưa lại cái nhìn tỉnh táo và sự tin cậy để họ có thể nhanh chóng đạt tới kết quả.

Tầm quan trọng của người thầy trong các yana (Thừa-cỗ xe) phật giáo khác nhau. Ở phái Tiểu Thừa cũng như Đại Thừa người thầy phần lớn là một người bạn tinh thần.  Theo Candrakīrti (Nguyệt Xứng - người được cho rằng chỉ đứng sau Long Thọ) người thầy cần đưa cho các học trò những gì họ cần trên con đường đi của họ.

Người thầy theo phái Đại Thừa cần có thêm những đặc thù sau:

-Người thầy hãy là người có tính tình hiền hòa, tri thức tĩnh lặng. Không thể là một kẻ thô lỗ và hung hăng.

-Người thầy cần có nhiều tri thức và phẩm chất hơn học trò.

-Nhưng không chỉ có tri thức mà người thầy cần có tình yêu thương và sự đồng cảm- sự dạy dỗ nằm trên mối kết giao đồng cảm.

-Là người không biết mệt mỏi- bởi tất cả thời gian của người thầy dành cho học trò, dẫn họ đi trên đường. Hãy là người có khả năng và biết thực hiện sự tươi tỉnh này.

-Người thầy cần thực hành bằng kinh nghiệm thiền định và hiện thực hóa riêng của mình.

-Người thầy cần có khả năng và luôn sẵn sàng để từ bỏ sự thoải mái riêng của mình vì các học trò.

Trong phái Đại thừa ta cần phân biệt người thầy dạy con đường sutra và tantra, người thầy dạy Kinh Kim Cương cần có những đặc thù tính sau:

-Ai dạy các phương pháp tantra, bản thân người đó cần thực hành phương pháp đó. Một người thầy dạy nhập định bằng phương pháp Kim Cương cần phải giỏi về các phương pháp và nghi thức của con đường ấy. Người thầy phải có khả năng giúp học trò đạt tới sự nhập định phù hợp với từng người. Các lạt ma cần nhận biết về mình trong các mandala, các mantra, mudra và nhiều thứ khác  nữa-  những điều này trong bản thân nó đã là ngành khoa học riêng.

-Người thầy cần thu thập những kinh nghiệm riêng của mình khi sử dụng các phương pháp trên Con đường Kim Cương, bởi vì chỉ như vậy trong thực tế các học trò mới nhận được các kết quả đã trải qua thực hành.

-Trở thành người thầy dạy Con Đường Kim Cương là một trách nhiệm lớn. Các phương pháp vajrayāna rất mạnh mẽ và các kết quả xuất hiện nhanh. Bởi vậy người thầy cần hết sức cẩn thận; nếu sơ suất có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

Các đặc thù và các khả năng liên quan đến người thầy ngày nay rất khó đáp ứng, bởi tất cả những điều này đều xuất xứ từ cổ xưa. Các phương pháp thực hành Con Đường Kim Cương có tác dụng sâu sắc không dễ thực hành như xưa kia. Trong thời đại chúng ta khó tìm thấy thầy và trò thích hợp. Bởi vậy chúng ta đừng đổ lỗi cho một phía, đơn giản là chúng ta đang sống trong một thời đại như vậy.

Về chuyện này các bạn có thể nói như sau: „được thôi, tốt nhất là quẳng hết đi.” Cho dù nghĩ như vậy là không đúng. Ngày hôm nay chúng ta có thể khó khăn tìm ra những đặc tính trên, nhưng nếu chúng ta vẫn thực hành, chẳng tốt hơn sao . Thực sự con đường Đại Thừa,  Kim Cương thừa quan trọng- và đầy đủ- nếu người học trò mạnh mẽ, có niềm tin và ý chí hướng về đó không lay chuyển, vì tri thức của nó không thay đổi.

Điều cơ bản ở người thầy là đừng phạm sai lầm, hãy dẫn dắt học trò một cách nhất quán và động lực của người thầy hãy là tình thương yêu và sự đồng cảm. Nếu tất cả các điều kiện trên cùng hội tụ, sự thực hành sẽ hợp lý. Nhưng điều này không có nghĩa là một ai đó đợi một niềm tin mù quáng từ người thầy: người học trò cần được biết chính xác đấy là cái gì tại sao thầy lại dạy. Cần nhận thức và hiểu các bài tập để tin vào chúng. Còn người thầy cần biết mình dạy cái gì- các bài tập  không được phép sai sót, cần hình thành từ tri thức, kinh nghiệm và sự thực hành.

Điều rất cơ bản là móc nối giữa thầy và trò không có sự xúc phạm. Đừng phá vỡ những mối dây ràng buộc giữa họ. Thực ra đây là điều quan trọng nhất. Quan trọng bởi cả lời dạy của thầy lẫn ý thức của trò lẫn Pháp đều cần trong sạch. Nhưng những điều này trong đời sống chúng ta ngày nay không đơn giản như vậy. Không đơn giản tìm được một lời nói giản dị, đúng, trong sạch, như những lời dạy dỗ cứu vớt ý thức khỏi những xúc cảm nhiễu nhương và trả lại vị trí cho nó.

 Như vậy một lần nữa chúng ta quay lại điểm ta đã nói đến: lòng tin cậy rất cần cho phía người học trò, còn phía người thầy cần sự đồng cảm, tri thức phù hợp cho con đường của học trò. Nếu đủ những điều kiện này, mối quan hệ của họ sẽ suôi sẻ và các mối ràng buộc giữa họ sẽ được duy trì.

Tôi nói một ví dụ về điều này: nếu ai muốn nấu một món ăn ngon, cần nhiều thứ để tạo ra một cái gì đó  ngon từ tổng thể. Nếu có đầy đủ các điều kiện, lúc đó không cần một chuyên môn gì lớn để có thể làm ra một món ăn nghiêm chỉnh, không chỉ ăn được mà có thể còn ngon nữa.

2.BẢN TÔN-Jidam

 Jidam tiếng Tây tạng người ta thường dịch là” thần linh”. Có các vị thần thế gian và phi thế gian. Nhìn vào nền văn hóa nào ta cũng có thể kể ra năm phạm trù thần linh mà con người chiêm ngưỡng:

1-Những người giữ chức vị cao của một đất nước ví dụ vua hoặc quốc trưởng. Mọi người kính cẩn những con người này. Ở nhiều nước vua vẫn được coi như một vị thần linh.

2-Có những truyền thống coi những người thầy như các thần linh vì các khả năng tài giỏi và cách đối xử với dân chúng của họ

3-Có những đất nước kính cẩn các nguyên tố vật chất( đất, nước, lửa, khí..) như thần linh, gọi là các thần linh thiên nhiên.

4-Có những thần linh tạo dựng một hình thức sự sống với các điều kiện nhất định. Được tái sinh như một thần linh trong một trong những ”thiên đường” của vương quốc thần linh.

5-Các „sinh linh hoàn hảo” tạo dựng nên phạm trù thứ năm. Đây là các bồ tát, các sinh linh đã giác ngộ liên quan đến các jidam, các vị bồ tát ví dụ Mandzsusri,  Quán Thế Âm….

Tôi không muốn phê phán các tôn giáo khác, nhưng thật sự  các thần linh Ấn Độ- Isvara, Visnu- hay Chúa, Allah của Thiên Chúa Giáo đều không thể coi là hoàn toàn trong sáng. Họ đều nằm trong phạm trù của các vị thần linh. Khi nói về thần linh trong mối quan hệ giữa „ Lạt ma, Bản Tôn, Dakini và Kẻ Bảo Hộ”lúc đó chúng ta coi các Bản Tôn (Jidam) là những „sinh linh hoàn toàn hoàn hảo”.

 Điều này nghĩa là gì? Là các Bản Tôn không hề có sai lầm và mọi phẩm chất đều được thực hiện. Các thần linh thế gian không có những điều này, vì bên trong họ vẫn còn nhiều vấn đề, họ vẫn tranh đấu với nhau…vv..Còn các thần linh hoàn toàn hoàn hảo đã vượt qua các vấn đề trên, bên trong họ không có bất cứ sự nhiễu nhương, lầm lỗi  nào và các phẩm chất tốt đẹp của họ đã được bộc lộ.

Tính Phật, Bản Tôn có khả năng làm người học trò đạt đến sự hoàn thiện để đạt tới giải thoát hoàn toàn. Thực chất bản thân từ Bản Tôn- Jidam đã ghi nhận quá trình này. Ji có nghĩa là ý thức, cái có liên quan đến ý thức của người học trò, kẻ có nguyện vọng đạt tới sự giải thoát. Dam là lời đã hứa về điều này. Tính Phật giúp kẻ học trò đạt tới sự hoàn thành mục đích. Như vậy giữa người học trò và Bản Tôn (jidam) xuất hiện một mối dây liên kết tạo khả năng cho sự giải thoát.

Ta lấy ví dụ Bản Tôn Dordzse Csang (Người giữ Kim Cương). Người học trò mong muốn đạt tới trạng thái của Dordzse Csang. Thái độ ý thức này của người học trò là Ji. Dam là lời được hứa vì người học trò, để đạt tới trạng thái của Dordzse Csang. Lời hứa được tập trung vào Dordzse Csang một cách phù hợp để có thể đạt tới mức độ của ngài.

Trong các lớp học tantra khác nhau- krija-, csárja-, jóga- và  các annutarajógatantra – có các Bản Tôn J khác nhau, nhưng lời giải thích trên đều đúng với tất cả các loại và đều phù hợp như nhau với việc thực hành chúng. Có các Bản Tôn – Jidam  đàn ông, đàn bà nhưng ở mức độ sự thật (dharmakája) từ „đàn ông” „đàn bà” không được hiểu theo nghĩa hay dùng thông thường. Ở đây mang nghĩa khác. Đứng về mặt tính chất mọi Bản Tôn - jidam như nhau, độc lập với giới tính đàn ông hay đàn bà.

Sự lựa chon các Bản Tôn này phụ thuộc vào người học trò. Chúng ta có thể thấy sự cuốn hút đặc biệt từ các loại Bản Tôn, ví dụ có những người thích thiền với các bồ tát nữ - Dordzse Pámón, Drölmán (Tara) hơn, một số khác lại thích thú  với các khía cạnh đàn ông ở Kalacsakrán, Mandzsusrin vagy Dordzse Csangon. Từ phương diện đặc tính của các Bản Tôn – jidam không có bất cứ sự khác biệt nào. Các học trò bao giờ cũng lựa chọn những khía cạnh nào phù hợp  với họ. Sự thực hành đều có thể phù hợp với toàn bộ các dạng Bản Tôn.

Một sự thực hành Bản Tôn- jidam rất quan trọng là ta lựa chọn các khía cạnh hợp lý cho mình. Không thể thay đổi xoành xoạch: hôm nay lựa chọn thực hành trên một Bản Tôn, mai lại khác. Vì như vậy chúng ta sẽ không đạt được kết qủa. Việc lựa chọn jidam xảy ra một cách có ý thức với sự giúp đỡ của người thầy. Có thể nhận ra một cách khác nhau ai phù hợp với khía cạnh nào từ Bản Tôn nào. Nếu điều này xảy ra phù hợp lúc đó các kết quả chắc chắn xuất hiện không thể tránh nổi.

Một điều quan trọng cần biết nữa là Bản Tôn jidam không chỉ thuần túy là một hình thức bồ tát. Trong thực tế nó chứa đựng toàn bộ sự vật, như vậy mantra và âm tiết không thể tách rời lẫn nhau. Cả mantra (thần chú) lẫn âm tiết đều có thể là Bản Tôn -jidam. Mọi Bản Tôn -jidam đều có một âm tiết và một mantra ( thần chú) riêng, những thứ này không thể tách rời nhau. Nếu chúng ta tách rời chúng ra sẽ không đạt được kết quả. Chúng ta đừng coi jidam là thứ đứng bên ngoài chúng ta, một thứ từ bên ngoài đưa cho chúng ta sự thực hành, mà cần làm thức tỉnh nó trong ý thức riêng của chúng ta.

3.DAKINI VÀ KẺ BẢO HỘ

Lạt ma giới thiệu đường đi cho chúng ta, bản thân Bản Tôn-jidam là con đường để chúng ta thực hành và thực hiện, còn các Daka, các Dakini và những  Kẻ Bảo Hộ  giúp đỡ chúng ta trên đường. Ví dụ Dordzse Csang là Bản Tôn –jidam của chúng ta, lúc đó chúng ta nhận từ ông thầy những giải thích cần thiết và chúng ta bắt đầu thiền định trên hình ảnh Dordzse Csang. Các Daka và Dakini giúp đỡ chúng ta đạt tới trạng thái của Dordzse Csang và đạt được kết quả thiền định.

Daka là năng lượng đàn ông, Dakini là năng lượng đàn bà, có thể mang tính chất thế gian nhưng có thể phi thế gian. Những năng lượng thế gian  phần lớn là lũ ma quỷ đàn ông hay đàn bà. Không phải lúc nào hình thức bên ngoài chúng cũng đáng sợ, nhưng đây là những năng lượng có hại và quấy rầy, khi chúng giận giữ và gây tác hại. Ở một điểm nhất định nào đó có thể chúng cũng giúp đỡ chúng ta , nhưng chúng không vượt quá mức độ mang tính chất thế gian. Nếu không được thỏa mãn, chúng có thể quay lại chống chúng ta.

Các Daka và Dakini phi thế gian là những kẻ giúp chúng ta đạt tới mức độ giải thoát và giác ngộ. Các Daka đầy lùi mọi trở ngại, còn tính tích cực của các Dakini là sự phát triển trạng thái giải thoát. Các Daka và Dakini này là các trọng điểm của các hoạt động tích cực,  có thể nói cả hai thanh trừ các trở ngại bên trong và bên ngoài của chúng ta.

Các Dakini phát triển sự thực hiện bên trong nghĩa là gì? Sự thực hiện ở phương cách – Con Đường Kim Cương mang ý nghĩa một quá trình biến đổi các xúc cảm lộn xộn, rối loạn nhiễu nhương. Bản chất của các xúc cảm quấy rối là sự thông tỏ chúng ta đạt được nếu chúng ta nhận thức ra tính chất của các cảm xúc quấy rối đó.

Nhận thức này mang lại một niềm vui lớn. Các Dakini bằng sự hoạt động  tăng cường cảm xúc vui sướng mà bản thân sự  nhận thức về tính chất của trạng thái thông tỏ mang lại. Dakini giúp kẻ thực hành kinh nghiệm hóa trạng thái vui sướng nhờ các đối tượng giác quan thường đi kèm với nhận thức về sự thông tỏ.

Bởi vậy trong quá trình thực hành  tantra,  các Dakini thường hiện lên như các nữ thần mang tặng vật đến. Các Dakini mang  các đồ vật mà giữa lúc thực hành chúng ta dâng hiến. Còn các Daka không bao giờ đóng vai trò này. Các đồ vật thường thông qua các giác quan như khứu giác, vị giác, thị giác, thính giác, sự tiếp xúc, các Dakini mang tới những sự thưởng thức cảm giác khác nhau. Bằng cách này giúp người thực hành đạt tới trạng thái giải thoát.

Ngoài ra còn có các vị Bảo Hộ đàn bà và đàn ông. Các vị Bảo hộ đàn ông cũng đẩy lùi các khó khăn cản trở bên ngoài, còn các vị Bảo Hộ đàn bà giúp đỡ sự thực hiện bên trong khác nhau. Các Daka, Dakini và các vị Bảo Hộ đàn ông, đàn bà đều là bạn của chúng ta trên con đường dẫn tới sự giải thoát.

Cho dù chúng ta thực hành sutra hay tantra, luôn luôn cần nhìn thấy rõ vị trí hiện tại của chúng ta và cần biết rõ chúng ta muốn đạt tới cái gì. Chúng ta cần nhìn thấy sự bất hoàn thiện của các hình thức sự sống hiện tại, cần nhận biết về các đặc điểm của trạng thái giác ngộ, sau đó chúng ta thực hành con đường dẫn tới trạng thái hoàn hảo. Những lời dạy của Phật chắc chắn dẫn dắt chúng ta đến đó.

Quan trọng là cần hiểu rằng sự sống thường nhật của chúng ta có những sai lầm. Không phải những thứ bên ngoài mà mọi cội rễ các vấn đề của chúng ta đều ẩn náu trong những cảm xúc rối loạn nhiễu nhương. Cần thay đổi chúng. Đây là nguyên nhân của tất cả các vấn đề, chúng ta cần tập trung vào đó. Không phải thái độ của người Phật tử nếu chúng ta đổ lỗi cho những người khác- các vấn đề của chúng ta đều do các xúc cảm rối loạn nhiễu nhương của chúng ta gây ra. Đây là lối tư duy nền tảng của Phật giáo.

4.CÁC CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

-Sự khác nhau giữa Bản Tôn- jidam và vị Bảo Hộ?

-Giống như vua và vệ sĩ của vua. Các vị Bảo Hộ thể hiện hành động bảo hộ của các Bản Tôn- jidam

-Ngài có thể nói một ví dụ về các Daka và Dakini thế gian?

-Đó là các bóng ma. Có thể là con người, nhưng phần lớn không phải con người. Phần lớn  gây bệnh tật và mang các vấn đề đến để hại chúng ta.

-Chúng ta lựa chọn các Bản Tôn-jidam như thế nào?

-Chúng ta hãy để ý cái nào thu hút chúng ta nhất.  Ở một vài người sự tin cậy và nỗi dâng hiến thức tỉnh khi họ nhìn thấy hoặc nghe về Quán Thế Âm (Avalokiteśvara), nhưng các Bản Tôn-jidam khác không gây tác động gì đối với họ. Rất cần là với Bản Tôn- jidam nào chúng ta có mối liên hệ mạnh nhất. Nếu chúng ta đặc biệt cảm thấy ưa thích một Bản Tôn-jidam nào đó, cảm thấy sự thôi thúc muốn được thiền định trên hình ảnh này, rất có thể đấy là dấu hiệu của một mối quan hệ đã có trước đó. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phát triển thuận lợi bằng thực hành của Bản Tôn-jidam này.

-Từ quan điểm trên guruyoga có nghĩa là gì, khi ta thiền định trên hình ảnh một Lạt ma như một Bản Tôn, ví dụ như trong thiền định Karmapa 8?

-Trên Con Đường Kim Cương có thể thiền định trên hình ảnh một Lạt ma, lúc đó không có sự khác biệt giữa Lạt ma và Bản Tôn-jidam. Điều này đúng như thế trong guruyoga. Con đường này vô cùng nhanh chóng, mang lại kết quả vô cùng mau. Nếu chúng ta thiền định trên một Lạt ma như trên một Bản Tôn-jidam, lúc đó Lạt ma không phải là một cá nhân nữa. Không phải một thực thể người biết ăn, uống, đi lại. Lúc đó đúng là ta nhìn như một jidam. Và thực ra tốt hơn cả không nên nhìn Lạt ma như một cá nhân, điều này rất quan trọng trong thực hành thiền định Karmapa 8.

(Professzor Szempa Dordzse)

Nguyễn Hồng Nhung sưu tầm và dịch từ tiếng Hungary

( Bp. 2017. május 01.)

( Bản dịch tặng một người bạn thân thiết)

Từ khóa » Dakini Là Gì