Lật Tẩy Kinh Nghiệm Mở Tiệm Giặt ủi Thành Công - BinhDuongNgayNay
Có thể bạn quan tâm
Nội dung:
- I. Thị trường kinh doanh giặt ủi có thực sự tiềm năng?
- II. Xác định quy mô kinh doanh tiệm giặt ủi
- III. Vốn mở tiệm giặt ủi là bao nhiêu?
- 1. Chi phí đầu tư mua máy móc, thiết bị giặt ủi
- 2. Chi phí thuê mặt bằng
- 3. Chi phí thuê nhân viên
- 4. Chi phí khác
- IV. Lựa chọn mặt bằng mở tiệm giặt ủi
- V. Tiến hành quảng bá cửa tiệm giặt ủi
- VI. Cách nào để quản lý tiệm giặt ủi hiệu quả?
- VII. Làm thế nào để mở tiệm giặt ủi đắt khách?
- 1. Lựa chọn nguồn cung cấp bột giặt và nước xả chất lượng
- 2. Luôn giữ cho cửa hàng sạch sẽ
- 3. Mua máy giặt, máy sấy chất lượng có tuổi thọ cao
- 4. Tạo dựng niềm tin với khách hàng
- 5. Giao quần áo đúng hẹn
- Tóm lại
Mở tiệm giặt ủi có đáng để đầu tư trong thời điểm hiện tại? Với chi phí đầu tư thấp, khả năng sinh lời cao, các dịch vụ giặt ủi, sấy khô quần áo đang rất phát triển và mang lại cơ hội khởi nghiệp cao cho nhiều người. Tuy nhiên, việc kinh doanh giặt ủi không hề đơn giản, nó đòi bạn phải chuẩn bị nhiều công đoạn, từ phân tích đối thủ, thuê mặt bằng, đầu tư mua sắm thiết bị, tiến hành quảng bá thu hút khách hàng,... Nếu mới bắt đầu tham gia thị trường này và muốn đầu tư thành công, BinhDuongNgayNay sẽ giúp bạn với những kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi hiệu quả được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
I. Thị trường kinh doanh giặt ủi có thực sự tiềm năng?
Như chúng ta đã biết, việc mở tiệm kinh doanh giặt ủi không hề đơn giản mà phát sinh nhiều vấn đề xoay quanh chứ không đơn thuần là chỉ cần có máy giặt, máy sấy là xong.
Việc đầu tiên bạn cần phải quan tâm trước khi mở tiệm giặt ủi chính là nghiên cứu thị trường. Thông qua quá trình quan sát, phân tích, tìm hiểu thị trường sẽ xác định được nhóm khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh trên thị trường, các cơ hội và thách thức mà bạn sẽ gặp phải.
Hiện nay có khá nhiều tiệm giặt ủi mọc lên ở khắp các ngõ ngách ở khu vực thành thị. Do đó, việc mở và cạnh tranh với các cửa hàng khác luôn là vấn đề nan giải.
Mở dịch vụ giặt ủi là một lựa chọn kinh doanh đúng đắn, nó chiếm thị phần rộng lớn. Tuy nhiên, điều này còn tùy vào khu vực mở cửa tiệm. Nếu mở ở các thành phố lớn, đông dân cư, nhiều sinh viên, người lao động ở khắp nơi tụ về, thường sẽ không có đủ thời gian hoặc điều kiện để giặt sấy quần áo thì dịch vụ giặt ủi rất cần thiết.
Kinh doanh giặt ủi có lãi không? Khách hàng sử dụng dịch vụ giặt ủi thường là học sinh, sinh viên, những bạn trẻ có ít thời gian làm việc nhà,... Giá giặt trung bình thường là 5.000-6.000 đồng/kg quần áo giặt ướt và 10.000-12.000 đồng/kg quần áo giặt sấy khô. Để tăng hiệu quả kinh doanh, một số tiệm giặt ủi còn có thêm nhiều dịch vụ khác như hấp, nhuộm,... Trong đó, trung bình một máy giặt có thể hoạt động ít nhất là 6kg thì bạn đã có thể thu về khoảng doanh thu gần 30.000-72.000 đồng cho một lần giặt. Một máy giặt năng suất có thể hoạt động xuyên suốt từ sáng đến tối. Hãy tưởng tượng nếu bạn có có nhiều khách hàng thì lợi nhuận thu về chắc chắn sẽ rất lớn.
II. Xác định quy mô kinh doanh tiệm giặt ủi
Bạn nên xác định trước mô hình kinh doanh của tiệm giặt ủi ngay từ đầu. Từ đó, xác định được mức giá của tiệm và khách hàng hướng đến là ai, cũng như setup tiệm giặt ủi sao cho phù hợp.
Đối với các tiệm giặt ủi quy mô nhỏ, đây thường là mô hình giặt ủi theo gia đình, trang bị tầm 5-6 máy giặt, máy sấy và không cần thuê nhân viên.
Đối với các tiệm có quy mô lớn, theo mô hình cửa tiệm giặt công nghiệp, vốn đầu tư và các thiết bị máy giặt, máy sấy lớn hơn, số lượng nhiều hơn. Khách hàng thường là doanh nghiệp, tổ chức như các nhà hàng, khách sạn, trường học hay bệnh viện,...
Từ quy mô của cửa tiệm mà bạn xác định được việc thiết kế và lắp đặt các thiết bị sao cho phù hợp nhất.
Để xác định được bạn nên trả lời các câu hỏi sau:
Bạn sẽ đầu tư thiết bị loại nào? Kích thước ra sao và số lượng bao nhiêu cái?
Quần áo chưa giặt và đã giặt bạn sẽ lưu trữ ở đâu?
Bạn có để khoảng không nào cho khách hàng ngồi chờ không?
Từ những câu hỏi này bạn sẽ bạn sẽ xác định được nên đầu tư tiệm giặt ủi như thế nào để mang lại hiệu quả tốt.
III. Vốn mở tiệm giặt ủi là bao nhiêu?
Chi phí mở tiệm giặt ủi phần lớn thường dành cho việc mua máy móc, thiết bị giặt ủi, thuê mặt bằng kinh doanh và chi phí sửa chữa.
Tùy thuộc vào nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn đầu tư vốn khác nhau.
1. Chi phí đầu tư mua máy móc, thiết bị giặt ủi
Nếu bạn xác định chỉ kinh doanh tiệm giặt ủi phục vụ cho khách lẻ, thì cần dành khoảng 30-50 triệu đồng cho đầu tư từ 5-7 máy giặt có công suất từ 7-9kg. Bạn nên lựa chọn máy có lồng ngang vì loại này thường giặt sạch hơn so với máy lồng đứng. Số tiền còn lại bị chỉ cần đầu từ khoảng từ 1-2 máy sấy là được.
Nếu xác định việc mở cửa tiệm giặt ủi là phục vụ cho doanh nghiệp, cho tập thể trong khu công nghiệp,... bạn cần phải xây dựng kế hoạch kinh doanh với vốn đầu tư lớn.
Nếu có nhiều vốn, để đảm bảo chất lượng giặt, công suất máy, bạn nên mua mới 100%. Ngược lại, nếu muốn tiết kiệm chi phí đầu tư, bạn có thể mua lại đồ thanh lý. Với bất kỳ dòng máy nào cũng cần đảm bảo rằng máy đó hoạt động tốt, tiết kiệm điện, nước, không bị rò rỉ nước ra bên ngoài.
Tùy vào quy mô của cửa tiệm, số lượng máy giặt, máy sấy mà bạn chuẩn bị số vốn cho phù hợp. Số tiền có thể dao động cho khoản đầu tư này là từ 50-100 triệu đồng.
2. Chi phí thuê mặt bằng
Khi kinh doanh dịch vụ giặt ủi, bạn không cần phải có cửa hàng quá to, hay nằm một địa điểm đẹp. Bạn có thể chọn thuê mặt bằng ở trong hẻm cũng được hoặc có thể tận dụng nhà ở để làm tiệm giặt ủi.
Tùy vào địa điểm bạn chọn mà giá thuê sẽ dao động khác nhau từ 5-15 triệu đồng/tháng. Thông thường, bạn phải chuẩn bị thêm tiền cọc nhà và trả trước cho chủ nhà từ 3-6 tháng tiền thuê.
3. Chi phí thuê nhân viên
Nhân viên trong tiệm giặt ủi không đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ học vấn, bạn không cần trả lương quá cao cho vị trí này.
Lựa chọn tối ưu nhất là bạn thuê 2-3 nhân viên trông coi tiệm giặt theo ca hoặc tuyển các bạn sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập. Lương cơ bản có thể từ 2-3 triệu đồng/tháng/người, chưa tính phụ cấp hay thưởng.
4. Chi phí khác
Bên cạnh đó, một số chi phí khác bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng như:
Chi phí mua bột giặt, nước xã
Chi phí sinh hoạt như điện nước
Các chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị
Các chi phí dự phòng trong những tháng đầu kinh doanh.
IV. Lựa chọn mặt bằng mở tiệm giặt ủi
Khi đầu tư tiệm giặt ủi, bạn nên chọn những nơi tập trung đông đối tượng khách hàng mục tiêu. Có thể lựa chọn mở cửa tiệm trên các con đường lớn có đông người qua lại hay chọn mở trong những con hẻm cụt, hẻm nhỏ để tiết kiệm chi phí.
Khi lựa chọn mặt bằng, bạn cần lưu ý nơi này dễ tìm và phải có chỗ để xe cho khách hàng.
Phần lớn các đối tượng phục vụ chủ yếu là sinh viên hay dân văn phòng bận rộn không có máy giặt, do đó, bạn có thể lựa chọn mở tiệm ở gần trường đại học, cao đẳng, khu kiến túc xá, khu dân cư có mật độ phòng trọ cao.
Nếu bạn cung cấp dịch vụ giặt ủi các khách sạn, nên lựa chọn vị trí mở cửa tiệm ở gần những khách sạn đó.
V. Tiến hành quảng bá cửa tiệm giặt ủi
Mọi người thường nghĩ rằng, mở tiệm giặt ủi chỉ cần treo một tấm biển bắt mắt là thu hút được khách hàng, điều đó chỉ chiếm một phần nhỏ để khách tự tìm đến.
Ngoài các hình thức truyền thống như phát tờ rơi, làm banner lớn treo trước cửa tiệm,... bạn cần phải thực hiện thêm những chiến dịch quảng cáo marketing mạnh mẽ hơn mới thu hút được nhiều khách hàng khi mới bắt đầu kinh doanh.
Một số hình thức như quảng cáo trên Facebook, đăng các bài quảng bá cửa tiệm lên các hội nhóm diễn đàn sinh viên,...
Đặc biệt phải chú ý đến dịch vụ khách hàng, bạn nên tổng hợp lại tên, danh sách, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng thân thiết để giới thiệu cho khách các chương trình khuyến mãi, những mùi hương nước xả vải mới,... bằng tin nhắn để thu hút khách hàng tìm đến thường xuyên hơn.
VI. Cách nào để quản lý tiệm giặt ủi hiệu quả?
Đặc thù của ngành dịch vụ giặt ủi là thời gian hoàn thành giao dịch khá lâu, số tiền trên mỗi lần giao dịch không lớn, nhưng đòi hỏi bạn phải nhớ thông tin khách hàng để giao nhận đúng đồ. Đây cũng là một vấn đề nan giải mà bạn cần phải đối mặt khi mở tiệm giặt ủi.
Khi kinh doanh tiệm giặt ủi, giao dịch thường nhỏ nên nhiều chủ tiệm sẽ không thống kê chi tiết lại từng giao dịch. Do đó, rất khó kiểm soát được lãi lỗ chính xác nhất. Nếu cứ quản lý theo hình thức này thì lợi nhuận mang lại sẽ không cao, thậm chí còn lỗ nếu bạn không nhớ đã thu tiền khách hay chưa.
Thêm vào đó, thời gian hoàn thành một giao dịch khá lâu. Từ lúc nhận quần áo đến lúc giặt xong giao cho khách nhanh nhất cũng phải mất 12 tiếng. Do đó, nếu không kiểm soát rõ ràng chắc chắn bạn sẽ dễ nhầm lẫn cái đơn hàng với nhau hay giao thiếu đồ cho khách. Khách hàng sẽ rất khó chịu với sự cố này và sẽ không quay lại cửa tiệm của bạn lần nào nữa.
Để mọi hoạt động kinh doanh có thể nằm trong tầm kiểm soát của bạn, thì việc sử dụng thêm giải pháp công nghệ hỗ trợ là phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp tối ưu mọi hoạt động quản lý.
Với công cụ này, bạn sẽ không cần phải lo lắng về số lượng giao dịch phát sinh trong ngày. Mọi giao dịch đều được lưu lại, không sợ thiếu hay quên mất chưa thu tiền.
Không những các thông tin giao dịch được lưu lại, mà thông tin khách hàng cũng được lưu chính xác về số điện thoại, địa chỉ, tên, hàng hóa,... Việc này thuận lợi cho các bạn chăm sóc, giữ chân khách hàng, bằng các chương trình khuyến mãi. Phần mềm cũng hỗ trợ lên các chương trình khuyến mãi phù hợp và quản lý ngân sách tránh thất thoát.
Đồng thời, việc thống kế doanh thu cùng rất dễ dàng, bạn có thể thống kê bất cứ lúc nào, theo tuần, theo tháng, theo năm,... Từ đó, nắm được doanh thu và lên kế hoạch cải thiện phù hợp.
VII. Làm thế nào để mở tiệm giặt ủi đắt khách?
Dưới đây BinhDuongNgayNay sẽ bật mí một số kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi đắt khách dành cho những bạn mới.
1. Lựa chọn nguồn cung cấp bột giặt và nước xả chất lượng
Tất nhiên, khi sử dụng dịch vụ giặt ủi, người tiêu dùng luôn muốn trang phục của họ được sạch sẽ, thơm tho và không bị phai màu. Chất lượng bột giặt, nước xả ảnh hưởng rất lớn đến việc này. Nếu nguyên liệu dùng trong cửa tiệm không tốt, khi khách nhận lại đồ chắc chắn sẽ không vừa ý và nhanh chóng tìm một tiệm giặt ủi khác.
Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên lựa chọn nguồn cung cấp uy tín với giá tốt trên thị trường. Bạn nên tham khảo giá bán ở nhiều nơi, cũng như đưa ra các thỏa thuận lâu dài để nhận được giá ưu đãi tốt hơn.
2. Luôn giữ cho cửa hàng sạch sẽ
Bạn phải luôn nhớ rằng, khi một khách hàng nào đó bước chân vào tiệm, việc đầu tiên họ cảm nhận được đó chính là cửa hàng sạch sẽ, gọn gàng thì mới yên tâm sử dụng dịch vụ giặt ủi của cửa tiệm.
Do đó, bạn cần thường xuyên dọn dẹp vệ sinh trong và ngoài cửa hàng, đặc biệt đừng quên vệ sinh máy giặt, máy sấy. Thời gian tốt nhất để làm sạch là sau khi khách hàng đã rời đi, theo cách này bạn có thể vệ sinh hiệu quả hơn. Bạn cũng tránh được những rủi ro làm khách hàng bị trượt ngã vì sàn ướt.
Cửa tiệm luôn sạch sẽ, ngăn nắp, thoải mái sẽ thể hiện được mức độ chuyên nghiệp của bạn.
3. Mua máy giặt, máy sấy chất lượng có tuổi thọ cao
Đầu tư ngay từ đầu các máy giặt, máy sấy chất lượng sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí sửa chữa và thay mới về lâu dài. Bạn cần chọn lựa các loại thiết bị có tuổi thọ cao, dải công suất tối thiểu phải đạt trên 18kg.
Khi đầu tư các thiết bị chất lượng, tuổi thọ cao, công suất lớn, bạn sẽ tránh được các trường hợp không may như máy bị quá tải, hư hỏng do tuổi thọ ngắn công suất thấp, gây ảnh hưởng đến công việc, tốn kém chi phí sửa chữa hay thậm chí trong quá trình giặt có thể làm ố vàng, hư hỏng quần áo của khách.
4. Tạo dựng niềm tin với khách hàng
Nhiều người cho rằng các tiệm giặt ủi chỉ cần giặt sạch, ủi thẳng là được, là thu hút được khách hàng, nhưng điều này không hoàn toàn chính xác. Giống như bất kỳ hình thức kinh doanh dịch vụ khác, bạn cần phải thân thiện, cởi mở với khách hàng của mình nếu muốn họ quay lại lần nữa.
Hãy dành thời gian để nói chuyện, tìm hiểu nhu cầu giặt, tiếp thu những đóng góp của khách hàng để hoàn thiện hơn, giúp cải thiện chất lượng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Đối với trường hợp khách bỏ quên tư trang, quên nhận lại quần áo, hay tiền bạc có trong quần áo rơi ra,... bạn cần ghi lại thông tin và gọi điện thông báo cho khách, bảo quản và trả lại cho họ. Bằng thái độ phục vụ nhiệt tình, chân thành, chắc chắn bạn sẽ tạo được thiện cảm cho khách hàng và khiến họ ghé lại cửa tiệm bạn nhiều hơn.
5. Giao quần áo đúng hẹn
Khi nhận quần áo từ khách hàng, bạn cần cho họ một ngày lấy chính xác để giao đúng hẹn. Hoặc chính khách hàng sẽ là người giao cho bạn một cái hẹn nếu họ cần quần áo gấp.
Do đó, để xây dựng được niềm tin đối với khách hàng, bạn cần giao hàng đúng với thời điểm đã đưa ra. Không chỉ cần giao đúng hẹn mà chất lượng thành phẩm cũng phải đảm bảo sạch sẽ, thom tho.
Tóm lại
Trên đây là một vài kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi mà BinhDuongNgayNay đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích trong quá trình lên kế hoạch và thực thi hiệu quả nhất.
Ngoài kinh doanh giặt ủi, nếu bạn muốn kiếm thêm thu nhập thì bạn có thể kết hợp thêm kinh doanh thêm quần áo. Các kinh nghiệm mở shop quần áo hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Từ khóa » Mở Tiệm Giặt Là Nhỏ Cần Bao Nhiêu Tiền
-
Mở Tiệm Giặt Là Từ A đến Z, Cần Bao Nhiêu Vốn? - Sapo
-
Mở Tiệm Giặt Là Nhỏ Cần Bao Nhiêu Vốn ? Cần Làm Gì Khi Mở Tiệm Giặt ...
-
Mở Tiệm Giặt Là Cần Bao Nhiêu Tiền ? Những điều Cần Biết Khi Mở ...
-
Kinh Nghiệm Mở Tiệm Giặt Là Cho Người Mới Bắt đầu
-
Kinh Nghiệm Mở Tiệm Giặt Là Từ A-Z Mọi Người Cần Biết - PosApp
-
[Note] Mở Xưởng, Mở Tiệm Giặt Là Cần Bao Nhiêu Vốn?
-
Chi Phí Cho Mở Xưởng Giặt Là Là Bao Nhiêu, Quy Trình Mở Như Thế ...
-
Mở Tiệm Giặt Là Cần Bao Nhiêu Vốn| Chi Phí Mở Tiệm Giặt Là Công Nghiêp
-
10 điều Lưu ý Cho Bạn Khi Mở Tiệm Giặt Là Giúp Thành Công
-
Mở Tiệm Giặt Là Cần Bao Nhiêu Vốn Và Quy Trình Mở ... - Asiatechjsc
-
Kinh Nghiệm Mở Tiệm Giặt ủi Cho Người Mới
-
Mở Tiệm Giặt Là Cần Bao Nhiêu Vốn? Chi Phí Mở Tiệm Giặt Là?
-
Tư Vấn Mở Tiệm Giặt ủi Từ A-Z, Cần Khoảng Bao Nhiêu Tiền?
-
Mở Tiệm Giặt Là Cần Bao Nhiêu Tiền, Sau 1 Năm Có Lãi Không? - YouTube