Lật Tẩy Những Chiêu Trò Sản Xuất, Kinh Doanh Mũ Bảo Hiểm 'rởm' - ISSQ

Trên thị trường, vẫn có một số cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng với những chiêu trò tinh vi. Ảnh minh họa

Chia sẻ về vấn đề trên, ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục QLCLSPHH (Tổng cục TCĐLCL) cho biết, sản phẩm đạt chất lượng (theo QCVN 2:2008/BKHCN) là mũ có cấu tạo đủ 3 bộ phận là vỏ mũ, đệm hấp thu xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo. Ngoài ra, mũ bảo hiểm phải được Chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy CR và có nhãn hàng hóa kèm theo.

Trên thị trường hiện nay, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm có cửa hàng, cửa hiệu, có địa chỉ rõ ràng đều thực hiện nghiêm chỉnh các quy định. Trong đó, các loại mũ bảo hiểm được sản xuất, bán đều có chứng nhận hợp quy, ghi rõ chất lượng, nơi sản xuất.

“Tuy nhiên, vẫn còn tổ chức hoặc cá nhân sản xuất có những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi như giấu địa chỉ nơi sản xuất, người bán mũ bảo hiểm không có địa chỉ cố định, bán rong trên vỉa hè, tranh thủ vào những lúc trời tối, sản phẩm mũ bảo hiểm chủ yếu là mũ nhập lậu, mũ rởm không qua kiểm tra chất lượng", ông Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tuấn, thời điểm tháng 3/2019, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục TCĐLCL, Cục QLCLSPHH đã thành lập Đoàn kiểm tra về đo lường và chất lượng trong sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua kiểm tra 07 cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã phát hiện 05/07 mẫu mũ bảo hiểm vi phạm về chất lượng của 04 cơ sở: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Tuấn Nhung (mẫu mũ bảo hiểm hiệu T&N, kiểu 114 và mẫu mũ bảo hiểm hiệu T&N, kiểu 115); Công ty TNHH Một thành viên Kim Ngọc Tài (mẫu mũ bảo hiểm kiểu KT3); Công ty TNHH Sản xuất Mũ bảo hiểm Lino (mẫu mũ bảo hiểm hiệu Lino, kiểu L04); Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất An Trần (mẫu mũ bảo hiểm ATN04).

Từ khóa » Tuấn Nhung Helmet