Lấy Cao Răng Có Tốt Không? Có Khó Chịu Không? Nha Khoa Thùy Anh
Có thể bạn quan tâm
- Messenger
- Zalo
- Youtube
Trang chủ » Lấy cao răng có tốt không? Có khó chịu không? Nha khoa Thùy Anh
Lấy cao răng có tốt không? Có khó chịu không? Nha khoa Thùy AnhSau khi ăn, mảng thức ăn thừa sẽ bám vào các kẽ răng hình thành lớp màng mỏng xung quanh. Nếu không vệ sinh sạch, mảng bám chắc chắn tích tụ ngày một dày lên tạo thành các vệt ố vàng gọi là cao răng (vôi răng).
Các nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn. Ban đầu, bạn có thể dễ dàng làm sạch bằng bàn chải và chỉ nha khoa. Nhưng nếu không lấy cao răng trong thời gian dài, các mảng bám sẽ càng ngày càng dày lên, cứng rất khó làm sạch. Tuy nhiên lấy cao răng có tốt không, có khó chịu hay ảnh hưởng tới men răng không?
Hỏi đáp: Lấy cao răng có tốt không?
Lấy cao răng chỉ là một thủ thuật nha khoa đơn giản. Bằng cách sử dụng độ rung sóng siêu âm bóc tách mảng bám vôi răng rơi ra. Với câu hỏi lấy cao răng có tốt không thì việc lấy cao răng đem lại cho mọi người hàm răng và lợi chắc khỏe, hơi thở thơm tho, nụ cười thẩm mỹ, tự tin hơn trong cuộc sống và giao tiếp. Bên cạnh đó, lấy cao răng còn giúp ngăn chặn viêm lợi, viêm quanh răng hiệu quả.
Hiện nay, bằng việc áp dụng các máy móc, kỹ thuật hiện đại thì việc lấy cao răng không gây ra bất kỳ cảm giác đau nào cho khách hàng. Lấy cao răng bằng máy rung siêu âm giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt và cũng tiết kiệm thời gian hơn.
Nhiều người cho rằng lấy cao răng là cạo men, làm mất lớp men răng quý giá, điều này hoàn toàn sai lầm, lấy cao răng rất có lợi cho sức khỏe răng miệng và hầu như không có tác hại gì.
Tìm hiểu về quá trình hình thành cao răng
Tất cả mọi người đều có cao răng hình thành theo thời gian. Về bản chất thì nước bọt, vi khuẩn và protein trong miệng hình thành nên một lớp mảng bám mỏng phủ lên toàn bộ bề mặt răng, nó gọi là màng phím. Khi bạn ăn, những vụn thức ăn, acid, đường bám lên màng này và bị vôi hóa tạo nên mảng bám. Vi khuẩn sẽ sinh sôi trên mảng bám gây viêm lợi và sâu răng. Chải răng, dùng chỉ tơ và vệ sinh răng miệng định kỳ bằng máy siêu âm sẽ giúp loại bỏ mảng bám cao răng và ngăn chặn các vấn đề trở nên trầm trọng.
Nếu lợi của bạn chắc khỏe, mô lợi sẽ ôm sát vòng quanh cổ răng và không cho mảng bám lắng đọng. Tuy nhiên nếu có tình trạng viêm lợi, phần lợi bám dính mất đi sẽ hình thành túi dưới lợi sâu 1 – 3mm. Những khe lợi này bị mảng bám và cao răng lấp đầy gây viêm lợi, tụt lợi và hơi thở có mùi khó chịu.
Nếu bạn có túi lợi 4mm trở lên thì có thể nha sĩ sẽ đề nghị lấy cao răng và nạo túi lợi để điều trị hết viêm lợi.
Biến chứng viêm lợi do cao răng
Bạn cần chú ý những triệu chứng bệnh viêm lợi do cao răng sau đây để phát hiện chữa trị kịp thời tránh bệnh tiến triển thành viêm quanh răng nguy hiểm:
– Soi gương thấy nhiều mảng màu nâu, đen bám vòng quanh chân lợi
– Hơi thở có mùi hôi dù đã chải răng kỹ
– Đánh răng chảy máu hoặc chỉ một va chạm nhẹ vùng miệng đã chảy máu.
– Lợi nề đỏ có thể đau khi ấn vào, thỉnh thoảng có chảy mủ và ngứa.
Lấy cao răng có khó chịu không?
Lấy cao răng sẽ khá khó chịu nếu bạn lấy lần đầu hoặc bạn có quá nhiều cao răng. Trường hợp cần thiết, nha sĩ sẽ gây tê tại chỗ để quá trình thao tác được thoải mái nhất. Nếu bạn chưa lấy cao răng, hoặc để cao răng bám quá nhiều làm răng bị tụt lợi, lộ lớp cement chân răng. Cao răng sẽ tiếp tục phủ đầy bề mặt chân răng cho đến khi gây hại rụng răng. Vì chân răng bị phủ bởi cao răng nên khi lấy đi sẽ có cảm giác ê buốt, trống trải, hở chân răng. Nhưng không lấy đi sẽ còn nguy hại hơn cho sức khỏe, vậy nên tình trạng ê buốt có thể coi là bình thường.
Lời khuyên cho bạn sau khi lấy cao răng về là dùng kem đánh răng chống ê buốt, chải răng đúng cách và tiếp tục duy trì thói quen lấy cao răng định kỳ.
Ngoài ra khi lấy cao răng có thể bị chảy máu, đây là hiện tượng rất bình thường và hay xảy ra là dấu chứng cho thấy lợi của bạn bị viêm, nhẹ hay nặng còn tùy mức độ cao răng trên và dưới lợi. Dụng cụ tác động lên phần cao răng chứ không tác động lên lợi, nhưng cao răng tích tụ thời gian dài nên khi chúng bị tách ra khỏi nướu sẽ khiến mô nướu xước gây ra hiện tượng chảy máu mà thôi, máu sẽ ngừng chảy ngay sau khi bạn súc miệng và lợi của bạn sẽ tự hồi phục lại bình thường và khỏe mạnh.
Không phải vì chưa thấy bất cứ biểu hiện nào do không lấy cao răng mà bạn chủ quan, bởi một khi lượng vi khuẩn có trong cao răng phát triển đủ lớn sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về răng miệng cùng lúc. Như vậy, bạn sẽ mất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc để điều trị.
Lấy cao răng có ảnh hưởng men răng không?
Nguyên tắc của việc lấy cao răng là sử dụng năng lượng siêu âm, rung nhẹ trên bề mặt răng để lấy đi những mảng bám có hại, hoàn toàn không phải là cạo men răng. Vì men răng rất cứng, là mô cứng nhất của cơ thể phải dùng tay khoan với tốc độ lớn thì mới mài đi được. Vậy nên, bạn có thể yên tâm là đầu siêu âm hoàn toàn không gây ảnh hưởng lên men răng.
Trên đây là một số thông tin Nha khoa Thùy Anh muốn chia sẻ với bạn để trả lời cho câu hỏi lấy cao răng có tốt không? Hy vọng qua bài chia sẻ này sẽ giúp bạn thay đổi cách chăm sóc răng miệng của mình một cách tích cực hơn. Và hãy nhớ đến nha khoa lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bảo vệ hàm răng của mình luôn chắc khỏe bạn nhé!
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Bài viết cùng chuyên mục-
Cấu tạo răng cửa như thế nào? Cách chăm sóc răng cửa
-
Răng hàm trẻ em có thay không? Các giai đoạn thay răng
-
Chụp X – quang nha khoa có an toàn không?
-
Bệnh viêm nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
-
4 phương pháp sửa răng hô không cần niềng
-
Chuyển giao công nghệ hệ thống CAD/CAM kim loại Cradle B52
Tin tức mới nhất
Niềng răng tạo cằm V – line là như thế nào?
32 – 33 tuổi có nên niềng răng hay không?
Niềng răng sau 3 tháng thay đổi như thế nào?
Sâu răng số 6 hàm dưới: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh
24 – 26 tuổi niềng răng có hiệu quả không?
Sâu răng số 7 hàm dưới: Nguyên nhân và hậu quả
Cấu tạo răng cửa như thế nào? Cách chăm sóc răng cửa
Trẻ bị hô hàm trên: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
x Yêu cầu gọi lạiYÊU CẦU GỌI LẠI
Nha khoa Thùy Anh sẽ liên hệ đến Quý khách trong thời gian sớm nhất
Dịch vụNiềng răngBọc răng sứCấy ghép implantNhổ răng khônĐiều trị cười hở lợiDán sứ VeneerTrồng răng implant toàn hàmĐiều trị bệnh lý khớp thái dương hàmDịch vụ khácChọn khung giờ gọi lại8h - 10h10h - 12h12h - 14h14h - 16h16h - 18h
CloseĐặt lịch ngay
Dịch vụNiềng răngBọc răng sứCấy ghép implantNhổ răng khônĐiều trị cười hở lợiDán sứ veneerTrồng răng implant toàn hàmĐiều trị bệnh lý khớp thái dương hàmDịch vụ khácChọn khung giờ gọi lại8h - 10h10h - 12h12h - 14h14h - 16h16h - 18h Bác sĩ sẽ liên hệ ngay tới bạn
Close- Trang chủ
- Giới thiệu
- DỊCH VỤ
- NIỀNG RĂNG MẮC CÀI
- NIỀNG RĂNG INVISALIGN
- TRỒNG RĂNG IMPLANT
- NHỔ RĂNG KHÔN
- NIỀNG RĂNG KHẤP KHỂNH
- BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ
- TRỒNG RĂNG IMPLANT ALL-ON-4
- NIỀNG RĂNG MÓM
- DÁN SỨ VENEER
- NIỀNG RĂNG HÔ
- ĐIỀU TRỊ CƯỜI HỞ LỢI
- ĐIỀU TRỊ KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
- CHỮA TỤT LỢI CHÂN RĂNG
- NIỀNG RĂNG MẶT TRONG
- ĐIỀU TRỊ TỦY
- Đội ngũ bác sĩ
- Bảng giá
- Niềng răng thẩm mỹ
- Bọc răng sứ thẩm mỹ
- Trồng răng Implant
- Điều trị cười hở lợi
- Nhổ răng khôn
- Nha khoa Tổng quát
- Kết quả thực tế
- Khách hàng đã niềng răng
- Khách hàng đã trồng răng Implant
- Khách hàng đã bọc răng sứ
- HÌNH ẢNH TRƯỚC SAU
- KIẾN THỨC
- Kiến thức Implant
- Kiến thức răng sứ
- Kiến thức niềng răng
- Kiến thức tổng hợp
- Kiến thức bác sĩ cung cấp
- Góc chuyên gia
- Liên hệ
- Sản phẩm
Từ khóa » Cao Răng Tự Rơi Ra
-
Cao Răng Tự Rơi Ra được Không? Cách Lấy Cao Răng Hiệu Quả Nhất?
-
Vôi Răng Có Tự Bong Ra được Không? - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
16 Cách Lấy Cao Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Không Cần đi Nha Sĩ
-
Vôi Răng Là Gì? 4 Thắc Mắc Thường Gặp Về Vôi Răng - Blog NKTD
-
16 Cách Lấy Cao Răng Tại Nhà Đơn Giản - Hiệu Quả Nhanh Nhất
-
5 Mẹo Cạo Vôi Răng Tại Nhà Bạn Nên Biết - Nha Khoa Westcoast
-
Ngậm Hỗn Hợp Này 5 Phút, Cao Răng Tự Bong Ra Từng Mảng, Chấm ...
-
Lấy Cao Răng Có Quan Trọng Không? Khi Nào Cần Nên Lấy Cao Răng?
-
Tác Hại Của Cao Vôi Răng đến Thẩm Mỹ Và Sức Khỏe Răng Miệng
-
Hướng Dẫn Lấy Cao Răng Tại Nhà Với 10 Cách đơn Giản
-
Tác Hại Của Cao Răng (vôi Răng) | Vinmec
-
16 Cách Lấy Cao Răng Tại Nhà Giúp Tự Làm Sạch Hiệu Quả Nhanh Nhất
-
Ngậm Hỗn Hợp Này 5 Phút, Cao Răng Tự Bong Ra Thành Từng Mảng ...