Lấy đâu Ra 85.000 Tỷ đồng Làm đường Vành đai 3 TP.HCM?
Có thể bạn quan tâm
PPP hay đầu tư công?
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết theo từ tháng 9/2011. Chiều dài toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM sau nghiên cứu khoảng 91,66 km. Kinh phí để đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch khoảng 156,8 nghìn tỷ đồng. Theo Bộ GTVT, với số vốn này rất khó khăn trong việc cân đối nguồn lực.
Dự án đi qua TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Bình Dương. Hiện, toàn dự án mới chỉ có đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn (đoạn 2) dài 16,3 km qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng.
Cuối tháng 7/2021, Bộ GTVT đã có văn bản bàn giao toàn bộ kết quả nghiên cứu và hồ sơ, các tài liệu liên quan cho các địa phương. Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ đầu tư phần đường cao tốc với quy mô 4 làn xe.
Trong giai đoạn 1, dự án cũng được phân thành 2 dự án thành phần gồm: dự án giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành hai bên bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và dự án xây dựng đường cao tốc 4 làn xe theo phương thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) hợp đồng BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao). Về giải phóng mặt bằng, sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy mô 8 làn xe.
Về phương án đầu tư, Bộ GTVT đã nghiên cứu 4 phương án. Tuy nhiên, có đến 3 phương án không thể hoàn vốn mặc dù đã có hỗ trợ nhà nước tối đa là 50% tổng mức đầu tư. Riêng đối với phương án kiến nghị là đầu tư theo hình thức PPP phần đường cao tốc có sử dụng phần vốn nhà nước hỗ trợ được đánh giá là khả thi nhất.
Với thời gian thu phí hoàn vốn lên đến 29 năm thì phương án này cũng rất khó thu hút nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng tham gia đầu tư dự án.
UBND TP.HCM cho biết, thời gian thu phí hoàn vốn quá dài sẽ rất khó thu hút nhà đầu tư tham gia dự án. Thực tế, vẫn chưa có nhà đầu tư PPP nào bày tỏ mong muốn tìm hiểu để tham gia đầu tư.
Trong khi đó, UBND tỉnh Long An cho rằng, phương án đầu tư theo hình thức PPP, địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng dù có ưu điểm là huy động được sự tham gia của nguồn lực ngoài ngân sách, giảm bớt áp lực cho ngân sách nhà nước, nhưng phương án này cũng có nhiều hạn chế như: các dự án lớn khả năng giải phóng mặt bằng phức tạp, khó khăn nên khó thu hút được nhà đầu tư; tiến độ thực hiện phụ thuộc khá nhiều vào năng lực của nhà đầu tư nên có nguy cơ kéo dài…
Còn nếu dự án được đầu tư từ ngân sách nhà nước theo Luật Đầu tư công, bên cạnh hạn chế là nhu cầu đầu tư lớn gây áp lực ngân sách nhà nước thì có nhiều ưu điểm về thủ tục đầu tư thuận lợi, pháp lý rõ ràng, không lệ thuộc năng lực nhà đầu tư nên tiến độ thi công nhanh hơn. Sau khi hoàn thành, Nhà nước có thể thu phí để tạo nguồn vốn tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng khác.
Từ đó, UBND tỉnh Long An kiến nghị Bộ KH&ĐT phối hợp Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ sử dụng nguồn vốn đầu tư công để đầu tư dự án. Phía tỉnh Đồng Nai cũng đồng tình với quan điểm của tỉnh Long An Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng thống nhất với kiến nghị của UBND tỉnh Long An.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, đối với phương án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM hiện nay đầu tư theo hình thức PPP hay đầu tư công đều chưa có tính khả thi cao. Bởi đầu tư theo hình thức PPP thì khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư, còn đầu tư công lại cần nguồn vốn rất lớn, lên đến hơn 150.000 tỷ cho giai đoạn 1.
Các địa phương chưa thể cân đối nguồn vốn ngân sách
Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Bộ GTVT cho biết, việc triển khai đầu tư khép kín đường Vành đai 3 TP.HCM đã rất chậm so với quy hoạch được duyệt và nhu cầu thực tế. Và hiện nay, khó khăn lớn nhất khiến các hình thứ đầu tư đối với dự án Vành đai 3 TP.HCM là các địa phương chưa thể cân đối nguồn vốn ngân sách do thời gian qua phải dùng kinh phí để chống dịch.
Bên cạnh đó, giai đoạn 1, dự án Vành đai 3 TP.HCM sẽ sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng cho cả giai đoạn hoàn thiện và được chia thành các dự án thành phần. Điều này khiến các địa phương gặp khó, do nguồn kinh phí hạn hẹp.
Vành đai 3 TP.HCM có tổng mức đầu tư lên tới 250.000 tỷ đồng. Dự kiến, giai đoạn 1 đầu tư khoảng 85.000 tỷ đồng và giai đoạn hoàn thiện khoảng 165.000 tỷ đồng. Trong đó dự án thành 4 đoạn tuyến với tổng chiều dài 91,66 km và 8,3 km các tuyến nối.
Cụ thể, đoạn 1 (Tân Vạn - Nhơn Trạch): Từ nút giao đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến nút giao Tân Vạn (riêng đoạn 1A dài 8,75 km đầu tư bổ sung một số hạng mục để khai thác đường cao tốc).
Chiều dài tuyến là 28,4 km và thêm 8,3 km các tuyến nối (gồm tuyến nối với nút giao Thủ Đức dài 5,88 km và tuyến nối vào khu công nghiệp Ông Kèo, Đồng Nai dài 2,42 km).
Tổng mức đầu tư cho giai đoạn hoàn thiện chưa bao gồm lãi vay là hơn 55.673 tỷ đồng; giai đoạn 1 là hơn 30.788 tỷ đồng (bao gồm giải phóng mặt bằng theo quy mô giai đoạn hoàn thiện).
Đoạn 2 (Tân Vạn - Bình Chuẩn): Từ nút giao Tân Vạn đến nút giao Bình Chuẩn, dài 15,3 km. Tổng mức đầu tư chưa bao gồm lãi vay là hơn 40.056 tỷ đồng cho giai đoạn hoàn thiện và hơn 11.863 tỷ đồng cho giai đoạn 1.
Đoạn 3 (Bình Chuẩn - QL22): Từ nút giao Bình Chuẩn đến nút giao QL22, dài 19,1 km cần hơn 25.566 tỷ đồng cho giai đoạn hoàn thiện, cùng gần 17.535 tỷ đồng cho giai đoạn 1.
Đoạn 4 (QL22 - Bến Lức): Từ nút giao QL22 đến nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành và cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dài 28,86 km dự kiến kinh phí khoảng 41.859 tỷ đồng chưa bao gồm lãi vay; giai đoạn 1 cần hơn 22.413 tỷ đồng.
Theo UBND TP.HCM, nếu đầu tư theo hình thức PPP, TP.HCM sẵn sàng đảm nhận vai trò là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trình chủ trương đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tuy nhiên, để làm được các công tác này, phải xác định được nguồn vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, qua cân đối nguồn vốn trung hạn và đã báo cáo HĐND TP.HCM thì hiện nay nguồn vốn để bố trí cho dự án Vành đai 3 TP.HCM cũng chưa thể cân đối. Tổng vốn đầu tư công trung hạn của TP.HCM trong 5 năm tới là 142.000 tỷ đồng. Số vốn này chủ yếu chỉ để thực hiện các dự án chuyển tiếp. Do đó, việc bố trí vốn ngân sách khoảng 30.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trên địa bàn đối với dự án đường Vành đai 3 TP.HCM là khó khả thi.
Tương tự, UBND tỉnh Đồng Nai và Bình Dương cũng cho biết, địa phương chưa thể cân đối được nguồn vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án. UBND tỉnh Đồng Nai còn kiến nghị đưa hợp phần giải phóng mặt bằng, xây dựng các tuyến đường song hành vào trong tổng thể dự án chung vì ngân sách địa phương khó có thể thực hiện được.
Bài liên quan Đồng Nai gặp khó trong việc bố trí vốn thực hiện dự án đường Vành đai 3 Bộ GTVT đề nghị Bình Dương phối hợp TP.HCM báo cáo dự án Vành đai 3 TP.HCM Vượt khả năng cân đối nguồn vốn, Bình Dương kiến nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù triển khai Vành đai 3 TP.HCM Thúc tiến độ dự án thành phần đường Vành đai 3 TP.HCM để kịp triển khai vào cuối nămTừ khóa » Tiến độ Vành đai 3 Hcm
-
Bắt Tay Nhau đẩy Nhanh Tiến độ Dự án Vành đai 3 TP.HCM - VOV
-
Đường Vành Đai 3 TP.HCM: Tiến Độ Khởi Công Khi Nào?
-
TPHCM Triển Khai Nhiều đầu Việc đẩy Nhanh Tiến độ Dự án Vành đai 3
-
Chủ Tịch UBND TP.HCM Chốt Tiến độ Rà Soát Quy Hoạch đường Vành ...
-
Khởi Công Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM: Mặt Bằng Là Yếu Tố ...
-
TP.HCM Quyết Khởi Công Dự án Vành đai 3 Vào Giữa Năm 2023
-
Sáu Nhóm Việc Cần Làm ở Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM
-
TP.HCM “chạy đua” Giải Phóng Mặt Bằng đường Vành đai
-
Đẩy Nhanh Tiến độ Dự án đường Vành đai 3
-
TP.HCM Giao Nhiệm Vụ để Gấp Rút Xây Dựng đường Vành đai 3 - PLO
-
Đường Vành đai 3 TPHCM (dự án 1A) Chuẩn Bị Khởi Công
-
Đẩy Nhanh Tiến độ đường Vành Đai 3 - Cát Tường Group
-
Tin Tức Dự án Vành đai 3 TP HCM Mới Nhất Trên VnExpress
-
Để Dự án Vành đai 3 TP.HCM Về đích đúng Tiến độ - VOV Giao Thông