Lấy Tiền Của Công Ty Dùng Vào Việc Cá Nhân Thì Phạm Tội Gì?

Trả lời:

Trường hợp này để xác định được A có phạm tội hay không cần xét đến nội dung hợp đồng lao động giữa A ký với công ty. Với vai trò là thủ quỹ thì A có nhiệm vụ phải thu tiền và hạch toán hằng ngày với công ty hay không. Đồng thời, có điều khoản ràng buộc trách nhiệm của A khi không thực hiện việc trên hay không.

Trường hợp trong hợp đồng lao động được ký kết giữa A và công ty có quy định về nghĩa vụ này của A, thì việc A xin nghỉ về quê, có cầm theo 300 triệu đồng và sử dụng vào mục đích cá nhân thì A đã vi phạm quy định về trách nhiệm của mình với công ty, cụ thể là không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Theo thông tin có nói A khai đã sử dụng và hứa sẽ trả lại, hành vi vi phạm này của A có thể được giải quyết theo phương pháp thương lượng, thỏa thuận giữa hai bên.

Trong trường hợp A không hoàn trả lại công ty số tiền 300 triệu đồng như đã hứa, công ty có thể khởi kiện A tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Hành vi của anh A là việc sử dụng 300 triệu đồng thuộc quyền sở hữu của công ty vào mục đích cá nhân (không phục vụ lợi ích của công ty) nên là hành vi vi phạm nghĩa vụ trong công việc dựa vào sự tín nhiệm, tin tưởng của công ty.

Khi đó, với số tiền chiếm đoạt lên đến 300 triệu đồng, A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định khoản 3, Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Mức hình phạt mà A có thể phải chịu là từ 05 năm đến 12 năm tù, đồng thời, A còn có thể phải chịu thêm mức hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Từ khóa » Thủ Quỹ đi Tù