Lc Tuần Hoàn (revolving Lc) Lc điều Khoản đỏ (red Clause Lc)

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Lc tuần hoàn (revolving lc) lc điều khoản đỏ (red clause lc)
  • docx
  • 15 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ Lớp ĐH23c1    TIỂU LUẬN MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỀ TÀI L/C TUẦN HOÀN (REVOLVING L/C) L/C ĐIỀU KHOẢN ĐỎ (RED CLAUSE L/C) Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Hải Minh Nhóm 1 TP.HỒ CHÍ MINH, 10/2010 1 A. L/C tuần hoàn (Revolving L/C) 1. Khái niệm và trường hợp sử dụng 1.1. Khái niệm Là loại L/C không huỷ ngang, trong đó có điều khoản quy định, sau khi đã sử dụng hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực, lại bắt đầu có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng như vậy trong một thời hạn nhất định. Ví dụ: Một nhà nhập khẩu mua đều đặn một khối lượng thép nhất định từ một nhà xuất khẩu, tổng giá trị hợp đồng là 1.600.000 USD, thực hiện trong 12 tháng. Hàng quý sẽ thực hiện mức kim ngạch là 400.000 USD. Nhà nhập khẩu có thể mở một L/C tuần hoàn trị giá 400.000 USD với thời hạn hiệu lực 3 tháng và được tuần hoàn 4 lần trong 12 tháng. Cuối quý, giá trị L/C thực hiện hết để thanh toán số hàng đã giao trong quý, kim ngạch L/C lại được mở lại như cũ. Cứ như vậy cho đến hết 12 tháng (sau 4 lần) để thanh toán toàn bộ khối lượng hàng hoá đã giao theo hợp đồng. 1.2. Trường hợp sử dụng L/C tuần hoàn thường được sử dụng đối với các trường hợp hàng hóa được mua bán như sau: - Hàng hóa được mua bán thường xuyên. - Hàng hóa được mua bán định kỳ. - Hàng hóa được mua bán với số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian nhất định. - Các bên mua bán quen thuộc và tin cậy lẫn nhau ... 2. Đặc điểm Có 3 hình thức tuần hoàn  Tuần hoàn tự động (Automatic): Nghĩa là khi L/C trước đã hết giá trị hay thời hạn hiệu lực thì L/C sau tự động (đương nhiên) có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo của ngân hàng mở L/C.  Tuần hoàn bán tự động (Part automatic): Nghĩa là nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết giá trị mà NHPH không có ý kiến gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.  Tuần hoàn không tự động (Restrictive): Nghĩa là L/C tuần hoàn sau muốn có giá trị phải có sự thông báo của ngân hàng mở L/C. 3. Phân loại 2 Có 2 loại L/C tuần hoàn  L/C tuần hoàn có tích luỹ (Cumulative Revolving L/C): Là loại L/C cho phép chuyển kim ngạch L/C trước vào L/C sau và cứ như vậy cho đến L/C cuối cùng. Điều đó có nghĩa là trong thời hạn hiệu lực của L/C, người xuất khẩu vì lý do nào đó mà không thực hiện được đủ số lượng, giá trị trên L/C thì qua L/C kế tiếp người xuất khẩu có thể tiếp tục giao hàng kể cả phần số lượng trên L/C trước chưa thực hiện chuyển qua. Ví dụ: Một hợp đồng ngoại thương có giá trị 60.000 USD được thực hiện trong 6 tháng. Hàng tháng sẽ thực hiện mức kim ngạch 10.000 USD. Như vậy, một L/C tuần hoàn sẽ có giá trị 10.000 USD một tháng và được tuần hoàn trong 6 tháng. Giả sử tháng thứ nhất nhà xuất khẩu thực hiện mức kim ngạch là 10.000 USD, tháng thứ hai vì lý do nào đó nhà xuất khẩu chỉ thực hiện được 5000 USD, đến tháng thứ ba nhà xuất khẩu có thể chuyển mức kim ngạch của tháng trước chưa thực hiện hết sang tháng này và có thể giao hàng với giá trị là 15.000 USD.  L/C tuần hoàn không tích luỹ (Non-Cumulative Revilving L/C: Là loại L/C tuần hoàn không cho phép chuyển số dư của L/C trước vào L/C sau. Trong ví dụ trên, dù nhà xuất khẩu chỉ thực hiện được 5000 USD trong tháng thứ hai, nhưng đến tháng thư ba nhà xuất khẩu cũng chỉ được phép giao hàng với giá trị tối đa là 10.000 USD. 4. Nội dung của một L/C tuần hoàn L/C tuần hoàn cũng bao gồm các điều khoản tương tự như một L/C thông thường như: Số hiệu L/C (Credit Number) Địa điểm phát hành L/C Ngày phát hành L/C (Date of Issuance) 3 Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C Số tiền, loại tiền, khối lượng, đơn giá (Credit Currency and Amount) Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C Thời hạn trả tiền của L/C (Date of Payment) Ngày giao hàng (Shipment Date) Những nội dung liên quan đến hàng hoá Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình Ngoài ra, trên L/C tuần hoàn phải thể hiện rõ nó là một L/C tuần hoàn, ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn. Đồng thời phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước được cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không. Ví dụ: Một L/C tuần hoàn có các điều khoản sau: 31D: Date and place of expiry TWELVE (12) MONTHS AND 15 DAYS FROM DATE OF ISSUE 45A: Description of Goods and / or Services WHITE SAND IN QUANTITY OF 10,000. MT(+/-5 PCT) TERMS OF DELIVERY: CIF DA NANG PORT, VIETNAM 32B: Currency Code Amount USD 100,000.00 47A: Additional Conditions THIS CREDIT WILL AUTOMATICALLY REVOLVE TWELVE (12) TIMES, NON-CUMULATIVE. Hoặc: 31D: Date and place of expiry TWELVE (12) MONTHS AND 15 DAYS FROM DATE OF ISSUE 45A: Description of Goods and / or Services WHITE SAND IN QUANTITY OF 10,000. MT(+/-5 PCT) EACH MONTH FOR 12 MONTHS UNTIL THE TOTAL QUANTITY OF 120,000 MT IS DELIVERED. TERMS OF DELIVERY: CIF DA NANG PORT, VIETNAM 4 32B: Currency Code Amount USD 1,200,000 47A: Additional Conditions THIS CREDIT WILL AUTOMATICALLY REVOLVE TWELVE (12) TIMES FOR THE QUANTITY OF 10,000MT(+/-5%) VALUED AT USD100,000 (+/-5%) UNTIL THE QUANTITY OF 120,000 MT(+/-5%) VALUED AT USD1,200,000 (+/-5%) HAS BEEN FULFILLED. Đềtrình nghiệp vụ của một L/C tuần hoàn 5. Quy ng hị phNhà G át NK hi hà n nh ợ L/ và C g ho ửi ặc B tu C ch T ỉn (8 h NHPH ) L/ C (1) Giao hàng (4) Giao tiếp hàng (10)...... G hi c ó ( 9 Kiểm tra BCT ) và thanh toán Kiểm (7) tra và gửi PhátBCT hành(6) hoặc tu chỉnh L/C (2) Nhà X XK uấ t trì nh B C T (5 ) NHTB Th ông báo L/C hoặ c tu chỉ nh L/C (3) Sau khi đã ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau, trong đó có điều khoản quy định phương thức thanh toán sử dụng L/C tuần hoàn thì trình tự các bước tiếp theo như sau: 5 Bước 1: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà NK làm đơn gửi đến NHPH yêu cầu phát hành một L/C cho người thụ hưởng (hoặc đề nghị tu chỉnh L/C). Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập một L/C tuần hoàn và gửi cho NHTB để thông báo về việc phát hành L/C (hoặc tu chỉnh L/C) và chuyển L/C (hoặc tu chỉnh L/C) đến nhà XK. Bước 3: Khi nhận được thông báo L/C (hoặc tu chỉnh L/C), NHTB sẽ thông báo L/C cho nhà XK. Bước 4: Nhà XK nếu chấp nhận L/C (hoặc tu chỉnh L/C) thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị nhà NK thông qua NHPH sửa đổi bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Bước 5: Sau khi giao hàng , nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho NHPH thông qua NHTB. Bước 6: NHTB kiểm tra và gửi bộ chứng từ cho NHPH. Bước 7: NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà XK. Bước 8: NHPH ghi nợ nhà NK và gửi BCT cho nhà NK. Bước 9: Đồng thời NHTB ghi có cho nhà NK. Bước 10: Nhà XK không phải đợi một L/C mới mà sử dụng ngay L/C cũ để lập bộ chứng từ thanh toán và tiến hành giao hàng, trình tự cứ thế được tiếp tục cho đến khi thực hiện hết tổng giá trị hợp đồng. Lưu ý: Khi tiến hành tu chỉnh L/C tuần hoàn cần phải tuyên bố rõ ràng nội dung tu chỉnh có giá trị tuần hoàn hay không , hay chỉ có giá trị cho một lần tu chỉnh. 6. Lợi thế và rủi ro khi sử dụng L/C tuần hoàn:  Lợi thế 6 Sử dụng L/C tuần hoàn trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đem lại lợi ích cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Đối với nhà nhập khẩu: - Nhà nhập khẩu tránh được việc ứ đọng vốn không cần thiết khi phải ký quỹ tại ngân hàng phát hành L/C. Nếu như phải ký quỹ trên tổng giá trị hợp đồng thì số tiền phải ký quỹ sẽ lớn hơn nhiều so với việc phải ký quỹ trên giá trị của L/C, bởi vì giá trị của L/C tuần hoàn nhỏ hơn tổng giá trị của hợp đồng đã được ký kết. - Nhà nhập khẩu tiết kiệm được thời gian và chi phí do không phải mở L/C nhiều lần. - Nhà nhập khẩu tiết kiệm được chi phí lưu kho, bảo quản … khi nhận lượng hàng hóa lớn trong cùng một lúc, gây khó khăn cho vấn đề quay vòng vốn. - Nhà nhập khẩu có nguồn hàng ổn định, đặc biệt khi thị trường đang có lợi thế cho mình. Đối với nhà xuất khẩu: - Nhà xuất khẩu không phải chờ đợi L/C mới cũng như có thuận lợi là khi giao hàng nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C.  Rủi ro Với khoảng thời gian dài như vậy thì tình hình tài chính của nhà nhập khẩu có thể xấu đi, hoặc có những biến động trên thị trường tiêu thụ, hàng hoá bị ứ đọng mà nhà nhập khẩu vẫn phải tiếp tục nhập hàng về, không huỷ bỏ được L/C. Điều đó có thể dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng phát hành. Để giảm bớt rủi ro cho mình, ngân hàng phát hành nên chỉ định L/C tuần hoàn hạn chế hoặc không tự động hơn là L/C tuần hoàn tự động. B. L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) 1. Khái niệm và trường hợp sử dụng 1.1. Khái niệm 7 Là loại L/C mà NHPH ủy nhiệm cho NHTB thanh toán một số tiền nhất định, trong phạm vi giá trị của L/C cho người thụ hưởng, ngay cả khi người này chưa thực hiện nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá cho người thụ hưởng. Ví dụ: Một nhà nhập khẩu mua một lô hàng điện máy trị giá 100.000USD. Nhà nhập khẩu mở một L/C trị giá 100.000USD với tỷ lệ ứng trước là 30% giá trị hợp đồng. Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu có thể được ứng trước 30.000USD. Sau khi giao hàng nhà xuất khẩu chỉ được thanh toán giá trị còn lại của hợp đồng. Trước đây L/C này thường được phát hành bằng thư và điều khoản ứng trước này được viết hoă ăc đánh máy bằng mực đỏ nhằm lưu ý NHTB và người hưởng lợi về điều khoản đặc biệt này của L/C, do vâ ăy, nó được gọi là L/C điều khoản đỏ. Ngày nay, từ “Red Clause” được dùng bởi nhiều thuật ngữ khác nhau như: “Advance Clause” (điều khoản ứng trước), hoặc “Special Clause” (điều khoản đặc biệt). 1.2. Trường hợp sử dụng Hiện nay, L/C điều khoản đỏ được sử dụng nhiều trong thanh toán xuất nhập khẩu, nhất là đối với hàng hoá nông, lâm sản, thổ sản có thời vụ như cà phê, lúa, gạo, ngô, hạt điều, lông cừu và một số hàng hoá khác. 2. Đặc điểm Mục đích của điều khoản này trong L/C là cho phép người thụ hưởng được nhận một khoản tiền ứng trước từ nhà nhập khẩu trước khi giao hàng. Khoản tiền này nhà xuất khẩu có thể dùng để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thanh toán cho các nhà cung cấp hoặc mua quota … Tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người yêu cầu mở L/C, nghĩa là đây là tín dụng thương mại chứ không phải là tín dụng của bất kỳ một ngân hàng nào. Ngân hàng chỉ thực hiện các thủ tục theo các điều khoản trong L/C mà không cam kết hay chịu trách nhiệm về số tiền ứng trước này. Việc ứng tiền được NHPH uỷ quyền cho ngân hàng thông báo thực hiện. Sau đó (hoặc trước đó) NHPH sẽ (hoặc đã) trích tài khoản của người mở chuyển trả cho NHTB. Khoản tiền được ứng trước này thường được quy định rõ ràng trong L/C và thường được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị L/C. Người yêu cầu mở L/C quyết định xem đến một chừng mực nào và theo điều kiện nào để người thụ hưởng có thể 8 nhận được tiền ứng trước, thường là yêu cầu về chứng từ và điều này được quy định rõ ràng trong L/C. Nếu nhà xuất khẩu không xuất trình đầy đủ và hợp lệ bộ chứng từ trong thời hạn quy định thì nhà xuất khẩu phải bồi hoàn lại số tiền ứng trước này. Rất nhiều trường hợp người yêu cầu mở L/C chỉ ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu dưới sự bảo lãnh của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Như vậy nhà xuất khẩu sẽ thương lượng với ngân hàng mình để phát hành bảo lãnh trước khi nhận tiền. 3. Phân loại 3.1. Điều khoản đỏ trơn hay không có đảm bảo (unsecured or clean red clause) Theo điều khoản này, NHTB được NHPH ủy quyền ứng trước cho người hưởng lợi mô tă phần giá trị L/C khi nhâ ăn được cam kết rằng số tiền ứng trước sẽ được sử dụng để trả tiền mua hàng hóa. 3.2. Điều khoản đỏ kèm chứng từ hay có đảm bảo (secured or documentary red clause) Theo điều khoản này, NHTB được NHPH ủy quyền ứng trước mô ăt phần giá trị L/C khi người thụ hưởng xuất trình biên lai gửi kho (warehouse receipt) hoă ăc các chứng từ tương tự cùng với cam kết sẽ xuất trình chứng từ giao hàng theo yêu cầu của L/C khi thực hiê ăn giao hàng. Trường hợp người thụ hưởng sau đó vi phạm cam kết, bao gồm viê ăc không xuất trình chứng từ phù hợp với điều kiê ăn và điều khoản L/C, NHTB có quyền yêu cầu NHPH hoàn trả tiền ứng trước cùng với tiền lãi và các chi phí khác. 4. Nội dung L/C điều khoản đỏ cũng có các nội dung tương tự như một L/C bình thường, ngoài ra trên L/C điều khoản đỏ có nội dung như: 47A: The Advising bank is authorized to make advances to the beneficiary upto 70% of L/C value against the beneficiary’s receipt stating that the advances are to be used to purchase and ship the merchandise for which this credit is opened and the beneficiary’s undertaking to deliver to the Advising bank the documents stipulated in this credit within the validity. The advances plus interest accrued are to be deducted from the proceeds of their initial drawings.  Ngân hàng thông báo được ủy quyền thực hiê nă ứng trước cho người hưởng lợi số 9 tiền lên đến 70% giá trị L/C khi nhâ nă được biên nhâ ăn của người hưởng lợi nêu rõ rằng số tiền ứng trước sẽ được sử dụng để mua và giao hàng hóa theo L/C này cùng với cam kết của người hưởng lợi sẽ xuất trình cho ngân hàng thông báo các chứng từ quy định trong thời hạn hiê ău lực của L/C. Số tiền ứng trước cô ăng lãi phát sinh sẽ được khấu trừ từ tiền hàng trong lần thanh toán đầu tiên. 5. Quy trình thực hiện ngiệp vụ Đề ngh ị Nhà NK phá t Ghi nợ hàn và h L/C gửi BCT hoặ (10) c tu chỉ nh L/CNHPH (1) Ký kết HĐ ngoại thương Nhà XK Giao hàng (6) Gh i có (11 ) Xu ất trìn h BC T (7) G hi có (5 ) Yê u cầu đượ c ứng tiền (4) Thôn g báo L/C hoặc tu chỉnh L/C (3) Kiểm tra và gửi BCT (8) Kiểm tra BCT và thanh toán (9) NHTB Phát hành hoặc tu chỉnh L/C (2) Sau khi đã ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau, trong đó có điều khoản quy định phương thức thanh toán sử dụng L/C điều khoản đỏ thì trình tự các bước tiếp như sau: Bước 1: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà NK làm đơn gửi đến NHPH yêu cầu phát hành một L/C điều khoản đỏ cho người thụ hưởng (hoặc đề nghị tu chỉnh L/C). Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập một L/C điều khoản đỏ và gửi cho NHTB và ủy quyền cho NHTB ứng trước tiền hàng cho người hưởng lợi khi nhâ ăn được biên nhâ ăn hoặc cam kết của người hưởng 10 lợi sẽ xuất trình chứng từ giao hàng theo quy định trong thời hạn hiê ău lực của LC. Bước 3: Khi nhận được thông báo L/C (hoặc tu chỉnh L/C), NHTB sẽ thông báo L/C cho nhà XK, lưu ý cho người hưởng lợi về điều khoản đỏ. Bước 4: Nếu nhà XK chấp nhận L/C (hoặc tu chỉnh L/C), thì nhà XK làm đơn yêu cầu được ứng trước tiền gửi kèm với các chứng từ L/C quy định (điều kiệm để được ứng trước tiền) đến cho NHTB. Bước 5: NHTB nhâ nă cam kết và thực hiê nă ứng trước mô ăt phần tiền hàng theo quy định của L/C cho người hưởng lợi. Bước 6: Nhà XK tiến hành giao hàng. Bước 7: Sau khi giao hàng nhà XK xuất trình chứng từ giao hàng cho NHTB. Bước 8: NHTB kiểm tra và gửi bộ chứng từ cho NHPH. Bước 9: NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu đồng ý thì tiến hành thanh toán cho nhà XK trên cơ sở khấu trừ số tiền ứng trước. Bước 10: NHPH đòi tiền nhà NK hoặc ghi nợ vào tài khoản của nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà NK sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Bước 11: NHTB ghi có cho nhà XK. 6.Lợi thế và rủi ro khi sử dụng L/C điều khoản đỏ: 6.1. Lợi thế Đối với bên mua, họ có được nguồn hàng nhập khẩu ổn định, giá cả thấp hơn và đặc biệt là trong tình hình giá cả và tỷ giá biến động bất lợi. Đối với bên bán, có một khoản tiền ứng trước giúp cho họ giảm khó khăn về tài chính, chuẩn bị tốt cho hàng xuất khẩu và có thị trường xuất khẩu hàng ổn định. 6.2. Rủi ro L/C theo điều khoản đỏ thường buộc người mua phải mở L/C tương đối sớm trước khi giao hàng, do đó họ phải chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước tiền. Người hưởng lợi sử dụng số tiền được ứng trước không đúng mục đích, dẫn đến không có khả năng hoă ăc không thể thực hiê nă giao hàng và xuất trình chứng từ quy định đúng hạn theo quy định LC. 11 Người hưởng lợi nhâ ăn được tiền ứng trước nhưng sau đó giao hàng cho người mua khác. Khả năng này có thể xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng cao đô ăt biến, người hưởng lợi hám lợi có thể không giao hàng để bán lại cho nhà nhâ ăp khẩu khác với giá cao hơn. Người hưởng lợi biến mất ngay sau khi nhâ nă được tiền ứng trước (lừa đảo). Phụ lục 12 WORDING OF THE FULLY FUNDED REVOLVING DOCUMENTARY LETTER OF CREDIT. (RDLC) -Local Swift Acks…………………………………………..Insurance type and Transmission……………………………… Notification (Transmission) of Original Sent to SWIFT (ACK) Network Delivery Status :Network ACK Priority / Delivery :Normal Message Input Reference : ……………………………………………………Message Header……………………………………………. Swift : Issue of a Fully Funded Letter of Credit Sender APPLICANTS BANKER'S DETAILS Receiver : ……………………………………….Message Text………………………………………………… 27: Sequence of total 1/1 40A: Form of Automatically Revolving Letter of Credit FULLY FUNDED, IRREVOCABLE, TRANSFERABLE, DIVISIBLE AND CONFIRMED, 20: Letter of Credit Number ………………………………………………………………. 31C: Date of Issue ……………….. 31D: Date and place of expiry TWELVE (24) MONTHS AND FIFTEEN (15) DAYS FROM DATE OF ISSUE …………………………… 52D: Issuing Bank of Original D/C Name & Address …………………….. 50: APPLICANT ………………………………. 59: Beneficiary …………………………… …………………………… 32B: Currency Code Amount Currency: USD (US DOLLAR) Amount: $…………………………… (FULL CONTRACT VALUE HERE) 39A: Percentage Credit Amount Tolerance * 13 XX/XX 41A: Available with / by -Swift Address …………………………… IF CONFIRMED THEN NEGOTIATION RESTRICT TO CONFIRMING BANK 42P: Payment Details 100 PCT AT SIGHT 45A: Description of Goods and / or Services ALL DETAILS ARE AS PER CONTRACT NO. …………………………………….. DATED……………………………….2006 47A: ADDITIONAL CONDITIONS THE APPLICANT ISSUES IN FAVOR OF THE BENEFICIARY …………………………. THIS OPERATIVE REVOLVING LETTER OF CREDIT FOR THE QUANTITY OF …………………….. MT (+/-5) VALUED AT USD $………………………… (+/-5). THIS LETTER OF CREDIT WILL AUTOMATICALLY REVOLVE ………… TIMES FOR THE QUANTITY OF………………………… MT (+/-5) FOR THE VALUE OF USD $ ………………………… (+/-5) UNTIL THE QUANTITY OF ………………………… MT (+/-5) VALUED AT USD $………………………… (+.-5) HAS BEEN FULFILLED. THIS LETTER OF CREDIT REVOLVES FOR USD $………………………… (+/-5) AND WITH FULL ASSURANCE OF USD $………………………… (+/-5) (THE TOTAL AMOUNT OF THE CONTRACT) 71B: Charges ALL BANKING CHARGES AND COMMISSIONS OTHER THAN THE ISSUING BANK'S CHARGES ARE ON THE BENEFICIARY'S ACCOUNT 49: Confirmation Instruction CONFIRM 57A: Advice Through Bank ………………………………………………………… 72: Sender to Receiver Information // KINDLY CONFIRM HAVING NOTIFIED AND CONFIRMED L/C TO BENEFICIARIES BY RETURN SWIFT QUOTING YOUR REFERENCE *** MUST BE ISSUED VIA SWIFT *** Tài liệu tham khảo: 14 - Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương , PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Học viện Ngân hàng, 2009 - Giáo trình thanh toán quốc tế, GS. NGƯT. Đinh Xuân Trình, Trường đại học ngoại thương, năm 2006 15 Tải về bản full

Từ khóa » Các Loại Lc Tuần Hoàn