LCL Là Gì? FCL Là Gì? So Sánh Hai Loại Hàng Xuất Nhập Khẩu Trung ...

Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh nhập hàng Trung Quốc và vận chuyển hàng hóa Trung Quốc hoặc xuất khẩu hàng hóa ngày một phổ biến ở nước ta với điểm mạnh đa dạng mặt hàng cũng như giá thành phù hợp cùng với chất lượng đảm bảo của sản phẩm. Khi xuất nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, bạn sẽ có hai sự lựa chọn LCL hoặc FCL mô hình vận chuyển hàng hóa phổ biến. Vậy LCL là gì?FCL là gì? Hai loại xuất nhập khẩu hàng hóa này có gì khác nhau? Nếu bạn đang bắt đầu bước chân vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, hãy cùng Võ Minh Thiên Logistics tìm hiểu ngay LCL là gì? và FCL là gì? cũng như những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây nhé.

Hàng LCL là gì?

hang-lcl-la-gi.jpg

LCL là cụm từ được viết tắt bởi cụm từ Less than Container Load, nghĩa là hàng xếp không đủ một container, tức là hàng hóa lẻ. Chúng thường được dùng để mô tả cách thức vận chuyển hàng hóa khi chủ hàng không đủ lượng hàng để đóng nguyên một container mà cần ghép chung với một số lô từ chủ hàng khác.

Khi đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ kết hợp nhiều lô lẻ LCL shipments, sắp xếp, phân loại, đóng chung vào một container và vận chuyển từ càng lấy tới cảng đích. Và hoạt động đóng chung hàng như vậy được gọi là gom hàng (consolidation)

Hàng FCL là gì?

hang-fcl-la-gi.jpg

Ngược lại với thuật ngữ LCL, FCL được viết tắt bởi cụm từ Full Container Load, tức là vận chuyển nguyên chuyến container. Hàng hóa được xếp đủ một container mà không cần ghép lô hàng của chủ hàng khác như LCL.

Nếu một nhà xuất nhập khẩu hàng hóa có đủ hàng để chứa trong một container, người đó sẽ đặt dịch vụ FCL để chứa riêng hàng hóa của mình. Một hàng hóa vận chuyển theo FCL sẽ thuộc sở hữu người giao hàng, hàng hóa trên container không cần đảm bảo đầy đủ một container mà chỉ cần từ ½ – ¼ hàng hóa. Nhưng chúng sẽ được đặt bởi 1 người dưới dạng 1 lô hàng full container. Và lô hàng đó sẽ được gọi là lô hàng FCL.

Hình thức này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, yêu cầu hàng tồn kho, là lựa chọn lý tưởng cho các mặt hàng số lượng lớn hay sản phẩm có khối lượng lớn.

So sánh hai loại hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc

so-sanh-hai-loai-hang-xuat-nhap-khau-trung-quoc.jpg

Từ khái niệm, hẳn chúng ta cũng phần nào thấy được sự khác biệt giữa 2 thuật ngữ LCL và FCL rồi. Nhưng để phân biệt cụ thể hơn, hãy tìm hiểu thông qua một số căn cứ dưới đây.

Ý nghĩa tên gọi LCL và FCL

Cả 2 thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực hậu cần quốc tế, đều đề cập tới phương thức vận chuyển lô hàng container. Trong đó, FCL là vận chuyển nguyên container còn LCL là vận chuyển hàng lẻ container.

Một lô FCL sẽ là lô container đầy đủ, đúng với tên gọi Full Container Load. Chúng chiếm toàn bộ không gian của container mà không chia sẻ với bất kỳ lô hàng nào khác.

LCL lại chỉ một người giao hàng không đủ hàng hóa để chứa cho một container. Khi đó, đơn vị vận chuyển sẽ đặt hàng hóa với một người khác để gộp chung hàng hóa. Người hợp nhất hàng hóa sắp xếp đủ một container và điều khiển lô hàng của chủ hàng khác, sau đó chuyển từng lô hàng đến đích cuối cùng bằng cách tách hàng từng lô hàng tại thời điểm cuối cùng.

Khối lượng hàng hóa từng lô

Điểm khác biệt dễ thấy giữa FCL và LCL là khối lượng lô hàng. Khối lượng hàng hóa lô vận chuyển chiếm thường được đo bằng mét khối hoặc feet khối.

Các lô hàng LCL thường lựa chọn tốt hơn cho các lô hàng có khối lượng vận thấp từ 2 – 13 mét khối. Hàng hóa dưới 2 mét khoos có thể vận chuyển với LCL trong các trường hợp nhất định. Các lô hàng FCL sẽ có chi phí thấp hơn khi lô hàng sử dụng hơn 10 pallet tiêu chuẩn hoặc chiếm hơn 14 mét khối.

Độ an toàn của hàng hóa

Bất kỳ loại hình vận chuyển hàng hóa nào cũng có thể gặp rủi ro nhất định. Không đơn vị nào đảm bảo tất cả lô hàng nguyên vẹn. Với một số lô hàng nhạy cảm hơn sẽ có những thay đổi và chuyển động mà hàng hóa phơi bày, dễ gặp ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển. Thậm chí, với một số trường hợp đơn lẻ có thể bị thất lạc, mất hàng hóa.

Bởi vậy, thông thường lô hàng FCL sẽ được đánh giá an toàn hơn bởi chúng độc quyền toàn bộ container. Lô hàng không có tiếp xúc với những chủ hàng hóa khác như trong trường hợp vận chuyển LCL. Giảm thiểu được tình trạng hư hỏng, nhiễm bẩn, thất lạc với các hàng hóa khác.

Nhưng LCL cũng đảm bảo mức độ an toàn nhất định với những lô hàng có khối lượng thấp, đóng gói gọn gàng, di chuyển ít điểm và được vận chuyển bởi đơn vị dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp.

Chi phí vận chuyển hàng LCL và FCL

Với những lô hàng vận chuyển riêng luôn có xu hướng cao hơn vận chuyển chung, đây là điều thường thấy dễ hiểu. Nhưng có một số nguyên tắc đối với vận chuyển hàng LCL và FCL khiến chi phí vận chuyển 2 loại hàng này có sự khác nhau.

Nguyên tắc chung là đi cùng với LCL khi vận chuyển hàng dưới 13 mét khối, FCL trên 13 mét khối dù không lấp đầy. Nhưng cũng có một số trường hợp mà chỉ dẫn này không quá cứng ngắc. Bạn vẫn có thể chọn gửi FCL ngày cả khi khối lượng dưới 13 mét khối. Thông thường, giá vận chuyển FCL sẽ có nhiều biến động hơn so với LCL.

Tính cấp thiết của lô hàng LCL và FCL

Vận chuyển FCL thường được các đơn vị vận chuyển và chủ hàng giàu kinh nghiệm khuyên dùng cho những lô hàng khẩn cấp hoặc các lô hàng cần đảm bảo đến trước ngày cố định. Còn LCL phù hợp hơn với các lô hàng có ngày linh hoạt. Bên cạnh vấn đề trung chuyển, các lô hàng LCL cũng dễ bị chậm trễ do phải xử lý nhiều lần trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Lô hàng LCL cũng được bốc dỡ, tải mỗi khi quá cảng trung chuyển. Tuy nhiên, vào những thời gian cao điểm từ tháng 8 – 10, các tuần lễ vàng của Trung Quốc khiến cho thời gian vận chuyển lô hàng nhỏ lẻ LCL sẽ dễ dàng hơn so với các lô hàng FCL.

=== Xem thêm : Thủ tục cần làm khi nhập khẩu khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, Những lưu ý khi xuất khẩu tiểu ngạch

Dịch vụ xuất khẩu hàng hóa đi Trung Quốc tại Võ Minh Thiên

dich-vu-xuat-khau-hang-hoa-di-trung-quoc-tai-vo-minh-thien.jpg

Dù sử dụng loại hình nhập khẩu nào, chủ hàng cũng cần tìm đơn vị vận chuyển uy tín. Hiện nay trên thị trường vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc hay ngược lại đang rất sôi động, bạn có thể dễ dàng tìm được đơn vị nhận vận chuyển hàng theo cả 2 hình thức LCL, FCL. Nhưng lựa chọn như nào để đảm bảo hàng về nhanh, an toàn, chi phí thấp nhất không phải điều dễ.

Thấu hiểu nỗi băn khoăn chung của dân buôn hàng Trung Quốc, Võ Minh Thiên Logistics với gần 10 năm trong lĩnh vực logistics, tự hào cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng LCL và FCL uy tín, chuyên nghiệp với mức chi phí cạnh tranh nhất thị trường. Vì vậy chúng tôi luôn hiểu những khó khăn của cá nhân, doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang Trung Quốc hay vận chuyển hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam.

Võ Minh Thiên cam kết hàng hóa dù đi theo tuyến LCL hay FCL đều đảm bảo tính an toàn, vận chuyển nhanh chóng, dễ dàng, không chậm trễ. Chúng tôi cung cấp tài khoản cho khách hàng để tra cứu và theo dõi hành trình đơn hàng ngay trên website của Võ Minh Thiên, giúp khách hàng cập nhật tình hình hàng hóa tiện lợi, nhanh chóng. Ngoài dịch vụ gửi hàng đi Trung quốc thì chúng tôi có các dịch vụ được những người buôn hàng Trung Quốc tín nhiệm như đặt hàng Trung Quốc, thanh toán hộ, nạp tiền các nền tảng thanh toán trực tuyến như AlipayWechat, hỗ trợ người kinh doanh tìm kiếm nguồn hàng giá rẻ và chất lượng.

Qua bài viết trên chúng tôi mong rằng những thông tin trên sẽ giúp được cho các bạn trong việc tìm hiểu về Hàng LCL là gì? Hàng FCL là gì? và sự khác biệt hai loại hàng xuất khẩu này. Việc lựa chọn giữa LCL và FCL khá đơn giản khi số lượng hàng hóa ít hoặc nhiều. Nhưng khi phải lựa chọn giữa hai phương thức này, doanh nghiệp phải cân bằng chi phí vận chuyển, sự thuận tiện và nhanh chóng. Để chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn chuẩn xác trong việc chọn lựa khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ đến cho dịch vụ nhập hàng/ vận chuyển hàng Võ Minh Thiên:

  • Hotline: 1900.2017
  • Email: lienhe@vominhthien.com
  • Fanpage: fb.com/vominhthienlogistics
  • Địa chỉ HCM: 20 Cộng Hòa, Phường 12, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Địa chỉ HN: 93 Hoàng Văn Thái, Phường Khương Mai, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Từ khóa » Fcl Là Từ Viết Tắt Của Hàng Hóa Gì