Lê Cát Trọng Lý: Hành Trình Khám Phá Những Ca Khúc Việt Cổ
Có thể bạn quan tâm
- Ca sĩ Lê Cát Trọng Lý: Lựa chọn là một thái độ sống
- Lê Cát Trọng Lý: Danh vọng mong manh
1. “Những khúc ca Việt cổ” là một dự án thu thập những khúc hát xưa của các dân tộc trên khắp đất nước của Lê Cát Trọng Lý. Đó có thể là lời mẹ ru, khúc ca sầu bi, yêu thương hoặc hoan ca mùa mới, được Lý viết lại lời Kinh và phối khí lại bởi dàn nhạc thính phòng nhỏ. Xuyên suốt hành trình, Lý chia sẻ rằng chị không phải biểu diễn, mà còn được người ta hát cho mình nghe. Họ hát một cách say mê, tỏa sáng. Những bài hát không phải được viết để biểu diễn trên sân khấu mà nó đi ra từ đời sống giản dị hàng ngày.
Tôi hỏi Lê Cát Trọng Lý, điều gì thôi thúc chị dấn thân vào hành trình gian nan ấy. Lý cười, vì đam mê, vì muốn hiểu được văn hóa dân gian Việt Nam. Lý đã từng đến nhiều quốc gia ở Châu Phi, tìm hiểu về âm nhạc dân gian của họ. Nền âm nhạc đại chúng của Phương Tây ai cũng hiểu. Nhưng điều Lý luôn tò mò, đó là âm nhạc dân gian của những vùng đất xa lạ đó. Nghiên cứu, tìm hiểu nhiều về âm nhạc dân gian nước ngoài, Lê Cát Trọng Lý nhận ra, chị chưa biết gì nhiều về âm nhạc dân gian Việt Nam. Và lên đường thôi.
Hành trình của Lý bắt đầu từ ngày 11 tháng 2 năm 2022, đến bây giờ Lý đã có thành quả là 1 concert nhỏ được tổ chức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sắp tới sẽ là một album. “Công việc lần này vốn giản dị, đây không phải là một nghiên cứu văn hoá hay một đề tài nhân học. Thuần tuý dự án này chỉ liên quan đến âm nhạc, và là âm nhạc của người dân, của bà, của mẹ, của người đỡ đẻ, của thầy cúng, của trẻ con, của người lo mai táng, v.v.. Những gì thu hoạch được cũng không thể hiện góc nhìn văn hoá của người thực hiện hay thể hiện bất cứ thông điệp nào”. Lý chia sẻ.
Một cách đơn giản, nếu Lý nghe được cái gì hay và đẹp, sẽ ghi lại và rồi chia sẻ cho các bạn cũng được nghe cái hay đẹp ấy. Và cái hay này hoàn toàn mang tính cảm nhận cá nhân, không thể hiện tính phổ quát. Có rất nhiều điều bất ngờ và thú vị trên chặng đường sưu tầm những ca khúc Việt cổ của Lê Cát Trọng Lý. Điều quan trọng là, Lý nhận ra có quá nhiều điều chị chưa biết, và điều đó đã tác động mạnh đến cảm xúc của chị.
“Có một điều mà Lý chợt nhận ra, giống như khi mình nói tiếng Việt chẳng hạn, mình quên mất, mình chỉ biết người Việt mình là người Kinh thôi. Trong phút chốc, mình quên là có những người dân tộc bản địa khác", Lê Cát Trọng Lý nói.
Lúc Lý bước vào căn nhà của những người dân tộc, chị cảm tưởng rằng mình như là người lạ, "một người nước ngoài trên chính đất nước của mình". Khi đi đến vùng A Lưới (Huế), được nghe người dân tộc PaKô nói chuyện và ca hát bằng ngôn ngữ bản địa, Lý mới thấy mình hoàn toàn không biết gì về họ cả. Từ khi bắt đầu hành trình âm nhạc vào năm 2008 đến giờ, càng tìm hiểu, Lý lại thấy mình quá hời hợt, quá nông cạn. Trải dài đất nước mình, mỗi vùng lại có những cái hay, cái đẹp riêng, và Lý là người đem điều đó đến với một lượng khán giả lớn hơn, làm đẹp cho nền văn hóa đất nước.
Lê Cát Trọng Lý viết trong hành trình chuyến đi của mình rằng: “Các khúc ca cổ của người dân tộc H'mong đen, H'mong trắng, Dao đỏ, Dao tiền, Thái, Giáy, Tày, Mường, Chăm lần lượt đi xuyên qua mình. Dù đã được ghi âm và sẽ còn được phát lại, xem lại nhiều lần nhưng ấn tượng được sống trong khoảnh khắc đó, với những con người cùng sống trên một quê hương với mình, mình lại hoàn toàn chẳng có hiểu biết gì về họ - những người Việt ấy. Và như thế, mình cứ như đi nước ngoài trên chính đất nước mình. Vừa vui sướng khi được biết, vừa buồn tủi vì thiếu hiểu biết”.
2. Lê Cát Trọng Lý là một cái tên đặc biệt trong đời sống âm nhạc Việt Nam. Chị lặng lẽ đi con đường của mình. Không truyền thông, không ồn ào, Lý có một lượng khán giả riêng, lượng khán giả ấy luôn trung thành và ủng hộ các dự án của chị. Hằng năm, những concert của Lý tổ chức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh luôn chật kín khán giả. Với Lý, vậy là đủ.
Lý nói, chị may mắn biết rõ con đường mình đi, không cầu sự nổi tiếng, không bị kích động bởi những thứ bên ngoài. Chị nói: “Nghệ sĩ điều quan trọng không phải là vẻ bên ngoài, mà là cá tính và sự quyết tâm theo đuổi idea của mình, một cái mình tin nó hay để gắn với mình. Làm đến cùng ý chí đó, không sợ bị chê, bị đánh giá hay phán xét”.
Lý là một nhạc sĩ, ca sĩ có sức hút lớn. Hình ảnh Lý ôm cây đàn ghi ta và ngân nga hát những câu nhạc do mình sáng tác về đời sống đã trở nên quen thuộc. Có thể nói, Lê Cát Trọng Lý là người làm nhạc rất chịu đi. Lý đi từ Bắc đến Nam, từ miền ngược về miền xuôi, từ trong đến ngoài nước để hát và tìm kiếm chất liệu cho những dự án của mình.
Chị là người làm âm nhạc luôn có những câu chuyện để kể. Một Lý phiêu diêu, lãng tử với nỗi buồn chênh vênh thuở du ca đã được thay thế bằng một Lý khác, sâu sắc hơn, sang trọng hơn trong âm nhạc và quyết liệt hơn với những dự án cô theo đuổi, để mang đến những tiếng nói tích cực cho cộng đồng.
Trở lại với “Những ca khúc Việt cổ”, đó là tập hợp khiêm tốn những khúc hát cổ mà Lý thu thập được trên hành trình vừa qua; những lời ca, giai điệu của các dân tộc Hmong, Giáy, Dao, Thái, Bana, Chămpa, Mường, PaKô.. được viết lời Kinh và chuyển soạn phối khí cho dàn nhạc thính phòng nhỏ bởi Lý&Tú (cộng sự của Lý).
“Mong sao các khúc hát cổ với hình ảnh dung dị, đẹp, sâu sắc cũng như giai điệu ấm áp, lung linh và nhiều tình cảm phần nào xoa dịu vỗ về được cảm giác nhung nhớ “vẻ đẹp xưa cũ đã bị lãng quên hay mất đi” của bạn. Cũng như làm giàu thêm cho chúng ta về vốn văn hoá dân gian trên chính quê hương mình”, Lý chia sẻ.
Điều thú vị là dự án này của Lý có sự chung tay của cộng đồng, gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding), một hình thức không còn xa lạ với thế giới nhưng khá mới mẻ ở Việt Nam. Lý viết dự án và kêu gọi sự ủng hộ tiền từ những khán giả của mình.
“Năm 2022, Lý muốn triển khai một dự án và cần sự ủng hộ của cộng đồng. Đó là, Lý sẽ đi dọc đất nước mình, tìm khơi lại những khúc hát ru, những khúc ca cổ ở các dân tộc anh em chúng ta, thu âm lại, giữ nguyên giai điệu gốc, Lý sẽ có viết thêm một phiên bản lời Kinh. Tú sẽ chuyển soạn và phối khí các khúc ca Việt cổ lại cho dàn nhạc chơi cùng Lý để ngôn ngữ dễ dàng đến với tất cả chúng ta hơn. Lý xin được crowdfunding với một kinh phí khiêm tốn để trang trải cho hành trình và cả làm hậu kỳ trong phòng thu bao gồm mời nghệ sỹ thu âm, chi phí phòng thu và mastering. Tất cả những ai đóng góp cho dự án theo sức mình, Lý xin gửi lại album và một bút ký hành trình (Lý viết) ở dạng digital đến với các bạn ngay khi hoàn thành sản phẩm (dự kiến 24/8/2022). Mong rằng âm nhạc trong dự án này sẽ kéo chúng ta xích lại gần nhau hơn, đồng thời với tâm hồn rộng mở, tự do hơn”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, 300 triệu đã được chính những khán giả yêu nhạc của Lý đóng góp, đổi lại họ sẽ được sở hữu một album từ dự án. “Họ phải có sẵn công chúng tin tưởng họ và vai trò nghệ sĩ không phải kiêu bạc mà là ấm áp. Dự án sẽ thành kỷ niệm của nhiều người, ở đó Lý không quan trọng mình mà chỉ là cầu nối giữa khán giả đến với âm nhạc”.
Lý là kẻ mộng mơ. Chị ước sẽ có tiền để làm một đêm nhạc lớn hơn, mời hàng trăm nghệ sĩ nông dân từ các vùng miền đến hát, mời cả những người ở châu Phi, Mông Cổ, Buttan, những vùng đất chị đã đi qua và có kết nối với họ đến hát. Họ sẽ hát trong niềm hạnh phúc bình an. Và chỉ có âm nhạc, sự kết nối tâm hồn bằng âm nhạc rộng mở sẽ mang đến sự bình an.
Từ khóa » Gia Cát Trọng Lý
-
Lê Cát Trọng Lý - Thương (Album Lý Tuổi 25) (2013) (Lyrics Video)
-
Những Bài Hát Hay Nhất Của Lê Cát Trọng Lý • Âm Nhạc Xoa Dịu Tâm ...
-
[LIVE IN CHURCH] Chênh Vênh - Lê Cát Trọng Lý - YouTube
-
Những Bài Hát Hay Nhất Của Lê Cát Trọng Lý - Zing MP3
-
Nghe Tải Album Lê Cát Trọng Lý - Le Cat Trong Ly - NhacCuaTui
-
Lê Cát Trọng Lý | Facebook
-
Lê Cát Trọng Lý Lấy Chồng Năm 18 Tuổi? - Nhạc Việt - Zing
-
Lê Cát Trọng Lý Là Ai? Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Hơn 10 Năm
-
Những Bài Hát Hay Nhất Của Lê Cát Trọng Lý
-
Lê Cát Trọng Lý Và 'Chúng Ta đang Thở Kìa': Tự Vỗ Về Mình Sau ...
-
Tiểu Sử Lê Cát Trọng Lý - Người Nổi Tiếng
-
Ca Sĩ, Nhạc Sĩ Lê Cát Trọng Lý Tìm đến “lối Sống Tự Nhiên Hơn”
-
Lê Cát Trọng Lý Trên Apple Music