Lễ Cúng Cô Hồn - Cần Chuẩn Bị Và Cần Tránh Những Cái Gì? - Beemart

Lễ cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì? Điều gì cần tránh trong ngày lễ này? Cùng Beemart tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó nhé!!

  • Xem thêm Món ăn chay ngon, dễ làm cho ngày Rằm tháng 7
  • Xem thêmMâm cỗ cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Hướng dẫn chuẩn bị đúng cách
Lễ cúng cô hồn - Cần chuẩn bị và cần tránh những cái gì?

Lễ cúng cô hồn được coi là nghi thức cúng quan trọng hàng năm của người dân Việt Nam và mâm cúng cô hồn gồm những gì? Điều gì cần tránh trong ngày lễ này? Chắc hẳn còn rất nhiều người vẫn băn khoăn. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, hôm nay hãy cùng Beemart tìm hiểu về lễ cúng cô hồn nhé!

Hiểu thêm về ý nghĩa của lễ cúng cô hồn tháng 7

Theo quan niệm của người Việt, con người có cả phần hồn và xác. Khi con người chết đi, phần hồn vẫn tồn tại. Tùy theo nghiệp mà họ đã tạo ra khi còn sống, phần hồn đó sẽ theo 3 cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) sáu đường (Trời, Atula, Người, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa Ngục) luân hồi.

lễ cúng cô hồn

Phần hồn sinh thành Ngạ quỷ sẽ vật vờ quấy nhiễu dương gian, còn xuống Địa phủ sẽ được cai quản bởi Diêm Vương. Và theo truyền thuyết dân gian, từ mùng 2-14/7 Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 cánh cửa lại được đóng lại, các ma quỷ phải quay về địa ngục.

Chính vì vậy, vào đêm 14/7, người dân Việt thường cúng cô hồn. Trong lễ cúng có đồ cúng, bài cúng cô hồn và cả phần lễ hóa vàng để cúng cho những hồn ma quỷ, xua đuổi vận hạn và cầu được bình an.

Vì là cúng Thí thực (bố thí thức ăn) nên mâm cúng không có cúng xôi, gà, đồ ăn mặn.

Cháo loãng là món không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn

Phần quan trọng nhất của mâm cúng chúng sinh là món cháo loãng. Quan niệm dân gian cho rằng, món này dành cho những quỷ đói bị đày đọa có thực quản nhỏ và hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Bởi vậy, để chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn đúng cách thì nhất định phải có món cháo loãng.

cháo loãng là món không thể thiếu cho cúng lễ cô hồn

Cháo được nấu loãng ra, sau đó được đổ vào những chiếc lá đa hoặc lá mít – đã được cuốn lại cẩn thận như những chiếc phễu nhỏ, gọi là cuốn “bồ kề”. Cũng có khi cháo được đổ ngay trên mặt lá đa lật ngửa. Thứ đồ cúng ít ỏi ấy, không thể gọi là bát cháo mà chỉ là hớp cháo, được đặt lên những mảnh chiếu, những chiếc nong, chiếc nia, hay đơn giản là cài vào một cái que cắm ở đầu đường.

Những vật phẩm cần chuẩn bị cho lễ cúng cô hồn

Bên cạnh những văn khấn và cháo loãng là những thứ quan trọng thì gia đình gia chủ cũng cần chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn đầy đủ bao gồm những thứ dưới đây:

- Muối trắng gạo tẻ (1 đĩa).

- Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ), hay là cơm nguội: chuẩn bị đủ 3 bát.

- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Chuẩn bị thêm vàng mã thì càng tốt.

- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

- 12 cục đường thô.

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá, thường là tiền mệnh giá nhỏ).

- Nước: 3 ly nhỏ.

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- 3 cây nhang.

- 2 ngọn nến nhỏ.

- Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc).

Ngoài những vật phẩm kể trên thì nhiều gia đình còn lựa chọn tự làm bánh nướng, bánh dẻo chay cho mâm cỗ cúng cô hồn của gia đình. Với cách làm dễ, không tốn quá nhiều thời gian lại thể hiện được lòng thành tâm của người cúng, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm món này cho mâm cỗ cúng của gia đình mình.

Để làm bánh dẻo chay, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Bột nếp làm bánh dẻo: 250gr

- Nước đường bánh dẻo: 500ml

- Hương hoa bưởi: 10ml

- Dầu ăn: 15gr

- Bột áo (bạn có thể tận dụng bột bánh dẻo còn dư ra để làm áo bánh nhé)

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị từng nguyên liệu thì có thể tham khảo Combo vỏ bánh dẻo vô cùng tiện lợi tại Beemart.

Cách làm:

Bước 1: Trộn đều nước đường bánh dẻo, nước hoa bưởi và thêm 15gr dầu ăn. Cho từ từ bột nếp làm bánh dẻo vào và trộn đều. Trộn đến khi bột đặc thành khối thì đổ bột ra tấm nướng silicon, deo găng tay nilon và nhào đến khi bột dẻo mịn. Thao tác nhào kiểu đẩy bột ra xa rồi gấp lại, làm thế 4 - 5 lần.

Bước 2: Sau khi nhào bột xong thì chia bột thành các khối nhỏ bằng nhau. Nếu bạn muốn có nhân bánh khác nhau nhưđậu xanh, mè đen, hồng trà,... thì nên chia bột theo tỷ lệ 2 vỏ: 1 nhân (Ví dụ bạn làm bánh 150gr thì sẽ là 100gr vỏ và 50gr nhân nhé).

>> Xem thêm các nhân sên sẵn tiện lợi khác TẠI ĐÂY

Bước 3: Cho nhân bánh vào giữa vỏ bánh và vo tròn lại, nên vo tròn để kín hết nhân bánh nhé

Bước 4: Trước khi cho bột vào đóng bánh, bạn nên rải ít bột áo vào bánh để bánh không bị dính khi đóng nhé. Sau đó lấy bánh ra để một ngày rồi sử dụng vì lúc đó bánh sẽ ngon hơn nhiều đấy.

Chỉ với 4 bước làm đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian, mâm cúng rằm tháng 7 của bạn đã thêm phần ý nghĩa và thành tâm rồi đó.

Rằm tháng 7 cũng khá gần với rằm trung thu, nếu bạn muốn mua nguyên liệu làm bánh trung thu thì đừng quên ghé qua Beemart nhé!

Bạn nên bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Lưu ý, khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng tương ứng với 3-5-7 cây hương.

Một số điều cấm kỵ đối với lễ cúng cô hồn

một số điều cấm kỵ trong ngày lễ cô hồn

  1. Bạn không tùy tiện đốt giấy hay vàng mã vì như vậy sẽ khiến cho âm binh hay ma khí đến, sẽ không tốt cho gia đình. Chỉ nên đốt vàng mã khi lễ cúng đã hoàn tất.
  2. Không được ăn vụng đồ cúng, giữ cho động vật như mèo hay chó tránh xa các mâm đồ cúng lễ cô hồn trong thời gian làm lễ, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
  3. Khi dùng bữa cơm trong thời gian cúng lễ cô hồn thì không được cắm đũa đứng giữa bát cơm. Trong mâm cúng cũng như vậy, vì đó là hình thức cúng tế, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung. (Đũa cắm thẳng đứng giống như hình thức thắp hương)
  4. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng cô hồn mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt. Nếu bạn làm lễ cúng lớn thì nên thông báo và quy định rõ ràng trên bảng thông báo để những người hành khất biết được, tránh những tranh chấp, vẫn xui không đáng có.

Những điều nên làm và các vật phẩm cúng lễ cô hồn đều là những tín ngưỡng dân gian mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng đúng sai. Nhưng với quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên người mọi người hàng năm tới dịp vẫn làm theo. Hy vọng với bài viết chia sẻ của Beemart bạn sẽ có một lễ cúng cô hồn tốt đẹp.

Từ khóa » Hình Cúng Cô Hồn