Lễ Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Làm Sao Cho đúng? - Dân Việt
Có thể bạn quan tâm
1. Ý nghĩa của lễ trừ tịch - lễ cúng Giao thừa.
Nhiều người chưa biết hết ý nghĩa của việc cúng Giao thừa.
Người xưa quan niệm rằng, sao Mộc (Mộc Tinh), có chu kỳ quay quanh mặt trời là 12 năm. Trên đường đi đó, chính là vòng cung hoàng đạo. Mỗi năm là 1 cung trên đường hoàng đạo. Khi đi vào cung Tý, thì là năm Tý. Đi vào cung Sửu, thì là năm Sửu....
Từ đó khái niệm 12 con Giáp xuất hiện. Và với quan niệm người xưa, thì 12 cung cũng tương ứng với 12 vị thần linh, gọi là quan "Hành khiển" , "Hành binh" Tức quan văn và quan võ. Họ thay mặt cho Ngọc Hoàng cai quản công việc ở hạ giới. Mỗi năm 1 vị Hành khiển, tương ứng với 12 con giáp. Đi kèm với mỗi vị Hành khiển là Phán quan.
- Hành Khiển có nhiệm vụ thi hành các mệnh lệnh của Ngọc Hoàng.
- Phán Quan thì ghi chép lại những công - tội của mỗi gia đình dưới hạ giới.
Như vậy mỗi năm sẽ là 1 vị Quan Hành Khiển. Hết 1 năm sẽ là vị mới, cho đến khi hết chu kỳ 12 năm. Và thời khắc Giao thừa, sẽ chính là lúc chuyển giao quyền lực. Lúc này, sẽ rất gấp gáp, nên các vị quan binh sẽ không kịp vào nhà, chính vì thế, các gia đình cần chuẩn bị mâm cỗ ngoài trời, để thết đãi các vị. Và cũng chính vì thời gian vội vàng, nên các vị thích ăn đồ nguội hơn. Thế nên, cỗ cũng ngoài trời sẽ là cỗ nguội để các vị quan ăn nhanh hoặc mang theo.
Như vậy, ai quan niệm cỗ ngoài trời đêm giao thừa, là cỗ cúng Giao thừa chúng sinh là sai.
2. Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời có gì?
Thường thường, các gia đình sẽ chuẩn bị:
1. Mâm ngũ quả
2. Gà trống ngậm hoa hồng: Gà trống theo người xưa là biểu tượng của ngũ đức: văn, võ, dũng, nhân, tín. Hoa hồng biểu tượng của mặt trời. Đêm 30 sẽ là đêm mặt trời ngủ sâu nhất, thời khắc giao thừa, gà trống sẽ cất cao tiếng gáy, đánh thức mặt trời.
3. Hương, hoa, đèn (nến)
4. Trầu cau
5. Muối gạo
6. Quần áo, mũ nón thần linh
7. Xôi
8. Bánh chưng
Gọi là lễ trừ tịch vì "Trừ" nghĩa là thay đổi. "Tịch" nghĩa là đêm. Trừ tịch là đêm của sự thay đổi. Còn giao thừa: là thời khắc của sự chuyển giao.
Hiểu ý nghĩa của lễ trừ tịch - lễ cúng giao thừa để hiểu thêm về phong tục của cha ông, hiểu hơn về Tết cổ truyền để có thể tự mình chuẩn bị những nghi lễ với lòng thành và hiểu biết sâu sắc nhất và cũng là gìn giữ phong tục tốt đẹp mà người xưa để lại.
Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời chuẩn nhất
Tham khảo bài :
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Kính lạy:
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
- Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
- Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
- Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển
- Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Kỷ Hợi với năm Canh Tý
Chúng con là:………................................................, sinh năm: …………..................
Hành canh: ……….............. tuổi
Cư ngụ tại số nhà:……, ấp/khu phố:……....….., xã/phường ……..................…...........
Quận/huyện/ thành phố .................................tỉnh/thành phố .........................................
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân.
Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
* Thông tin và hình ảnh do FB Đinh Vũ Quang Cường thực hiện.
3 điều cần lưu ý khi chọn người xông nhà đầu năm Nhâm Dần 2022 để cả năm tài lộc như ý 30/01/2022 17:10
Tháng Giêng năm Nhâm Dần, 3 con giáp kinh doanh phát tài, phát lộc, cuộc đời sang trang 30/01/2022 10:31
5 cây cảnh cho hoa rất đẹp nhưng kiêng bày ngày Tết vì sợ đổ vỡ, xui xẻo 30/01/2022 06:19
Từ khóa » Cách Viết Hình Nhân Thế Mạng Cúng Giao Thừa
-
Cách Viết Sớ Cúng Giao Thừa, Viết Sớ Cúng Tất Niên 2022
-
Cách Viết Sớ Cúng Giao Thừa Chuẩn Chỉ Nhất
-
Hướng Dẫn Các Nghi Thức Cúng Trong đêm Giao Thừa
-
Những Lưu ý Khi Cúng Giao Thừa Nhâm Dần 2022 để đón Tài Lộc
-
Cúng Giao Thừa Như Thế Nào? Cách Cúng Đêm Giao Thừa Như ...
-
Lễ Giao Thừa: Cách Bày Lễ Và Văn Sớ Khấn Nguyện
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Cách Viết Ảnh Cúng Giao Thừa Mới Nhất ...
-
Hình Nhân Thế Mạng Là Gì? - THỜ CÚNG DI ĐÀ
-
Văn Khấn đêm Giao Thừa 2022
-
Bài Cúng Giao Thừa Theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam - VietNamNet
-
Điều Lưu ý Khi Cúng đêm Giao Thừa - Đời Sống - Zing News
-
Những Lưu ý đặc Biệt Khi Cúng Giao Thừa Nhâm Dần để đón Tài Lộc ...
-
Top #10 Cúng Hình Nhân Thế Mạng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 7 ...